Quả này bổ gấp 12 lần trứng, đạm cao ngang thịt lợn, được ví là “quả trường thọ”, mỗi ngày ăn 1 nắm cực kỳ tốt
Mặc dù có vẻ ngoài xấu xí nhưng hạt của quả này ăn rất giòn ngon, béo bùi, đặc biệt giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Thay vì lựa chọn các món ăn vặt không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan ngoài vỉa hè thì nhiều người bắt đầu chuyển sang ăn các loại hạt. Chúng không những giòn ngon, an toàn cho sức khỏe mà còn đặc biệt giàu các chất có lợi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn hạt là cách bổ sung các vitamin, protein, khoáng chất, đường… giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Có rất nhiều loại hạt khác nhau như: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt macca… trong đó loại hạt có giá thành hợp lý và giàu dinh dưỡng hơn cả là óc chó. Ăn hạt này thường xuyên sẽ giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, làm trắng và trẻ hóa da.
Không chỉ vậy, hạt của quả óc chó cũng được ví như “quả trường sinh”, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn nó cho con ăn với hy vọng giúp bé thông minh hơn.
Theo một vài nghiên cứu của các chuyên gia, trong hạt của quả óc chó có chứa tới 15.6% protein, chỉ số này gần tương đương với thịt lợn. Chất béo là khoảng 63%, nhưng chủ yếu là axit béo không no. Bên cạnh đó, nó còn rất giàu canxi, phốt pho, sắt, vitamin E, vitamin B tổng hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định, giá trị dinh dưỡng mà hạt của quả này cung cấp cho con người cao gấp 12 lần trứng.
Tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn cách chế biến hạt óc chó sao cho phù hợp. Một số người chọn rang hạt này lên và ăn trực tiếp. Cũng có người đem nấu sữa hạt. Tuy nhiên, ít ai biết, hạt của quả óc chó làm theo 3 công thức dưới đây sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn gấp nhiều lần.
Vậy đó là 3 món ăn ngon nào? Cùng với Bếp Eva tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Hạt óc chó xào rau củ
Nguyên liệu
- Quả óc chó
- Cần tây
- Mộc nhĩ
- Cà rốt
- Muối
- Dầu ăn
- Hạt nêm
Cách làm
1. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở rồi rửa sạch, bỏ chân và thái miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hình thoi. Cần tây bỏ lá và cọng già, rửa sạch, thái vát.
2. Quả óc chó bạn tách bỏ phần vỏ, giữ lấy hạt rồi đem đi rang chín. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể cho hạt óc chó vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu rồi chọn nhiệt độ 150 độ C, để khoảng 15 phút là chín.
3. Đun nóng dầu ăn, cho mộc nhĩ vào xào, vặn lửa lớn trong suốt quá trình này.
4. Lần lượt cho cần tây, cà rốt và tiếp tục xào khoảng 1 phút thì nêm muối, hạt nêm và đổ vào đây 1 chút nước bột ngô. Đun cho tới khi sốt sánh sệt, rau củ đã chín bạn thêm hạt óc chó đã rang trước đó vào. Đảo nhanh tay khoảng 30 giây thì tắt bếp rồi cho đồ ăn ra đĩa.
5. Thưởng thức món quả óc chó xào rau củ ngay khi còn nóng. Rau củ và mộc nhĩ giòn ngon kết hợp với vị béo bùi của hạt óc chó tạo nên hương vị khó quên.
Nguyên liệu
- Hạt óc chó
- Bột mì
- Trứng
- Dầu ăn
- Đường
- Bột nở
Video đang HOT
- Baking soda
- Vừng đen
Cách làm
1. Hạt óc chó đem rang chín. Hoặc bạn có thể cho vào nồi chiên không dầu để nhiệt độ 150 độ C trong 10 phút là giòn ngon. Lấy hạt óc chó đã rang ra, giã nhỏ.
2. Đập trứng gà vào bát, lần lượt thêm vào đây 50g đường, dầu ăn rồi dùng đũa đánh đều lên.
3. Cho 2g baking soda, 3g bột nở, 200g bột mì trộn đều lên rồi từ từ cho vào bát trứng gà đã đánh. Lưu ý, để phần bánh mịn, thơm bạn nhớ rây bột trước nhé.
Cuối cùng, bạn cho phần hạt óc chó đã giã dập trước đó vào, trộn thật đều hỗn hợp trứng – bột mì – hạt óc chó lên.
4. Sau khi trộn đều bột, bạn chia bột thành từng viên nhỏ, vo tròn rồi dùng lòng bàn tay ấn dẹt bánh. Lưu ý, không nhào bột như các loại bánh thông thường.
Đặt bánh vào khay nướng là hoàn thành.
4. Đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà rồi quết lên bề mặt bánh đã nặn. Rắc thêm chút mè đen lên trên sau đó đặt khay bánh vào lò nướng/nồi chiên không dầu. Cài đặt nhiệt độ 150 độ C, nướng khoảng 25 phút là bánh chín.
5. Khi bánh đã vàng đều bạn lấy ra thưởng thức. Hương vị bánh thơm ngon, béo ngậy ăn cực kỳ ngon.
Nguyên liệu
- Quả óc chó
- Đường
- Mật ong
- Nước
- Vừng rang
Cách làm
1. Dùng kẹp tách nhẹ quả óc chó rồi khéo léo lấy phần hạt ra. Cho hạt óc chó vào lò nướng/nồi chiên không dầu, đặt mức nhiệt 150 độ C trong 10 phút là hạt óc chó chín.
2. Cho vào nồi 1 cốc nước sau đó thêm đường, mật ong vào đun trên ngọn lửa lớn. Dùng đũa khuấy đều cho tới khi đường tan hết và chuyển sang màu hổ phách là được.
3. Dùng đũa lấy 1 chút đường đã đun cho vào bát nước lạnh. Nếu thấy sợi đường cứng lại và giòn thì bạn cho hạt óc chó đã rang chín vào.
5. Đảo thật đều tay sao cho đường bám quanh hạt óc chó. Cuối cùng, bạn rắc vừng đã rang chín lên trên, trộn đều 1 lần nữa sau đó tắt bếp. Cho hạt óc chó đã ngào đường ra đĩa và thưởng thức.
6. Hạt óc chó giòn ngon, ngọt thơm của đường và béo bùi đặc trưng ăn cực kỳ thích.
Cách làm bánh trung thu tại nhà với bánh nướng, bánh dẻo
Cách làm bánh trung thu tại nhà đã không còn là chuyện khó khăn với những bà nội trợ hiện đại. Xu hướng làm bánh handmade đang "lên ngôi" trong những năm gần đây.
Bởi vì, những chiếc bánh tự tay làm luôn đem lại sự thú vị cho người làm. Và đặc biệt là, phong trào làm bánh trung thu tại nhà cũng thơm ngon không kém bánh tại các cửa hàng đâu nhé. Chỉ với chút sự tỉ mỉ và kiên trì, bạn đã có thể tự tay làm những chiếc bánh thơm ngon. Tại sao bạn không thử?
Cách làm bánh trung thu tại nhà có thể áp dụng được cho cả bánh nướng và bánh dẻo. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thực hiện đúng các bước làm, bạn sẽ nhanh chóng có ngay những mẻ bánh thật thơm ngon, hấp dẫn và đảm bảo chất lượng cho cả nhà một mùa Tết Trung thu thật tuyệt vời.
1. Cách làm bánh nướng trung thu tại nhà đơn giản nhất
1.1. Nguyên liệu cần thiết
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
240 gr bột mì
160 gr nước đường bánh nướng
30 gr dầu đậu phộng hoặc dầu ăn thông thường
1 lòng đỏ trứng gà
10 gr (khoảng 2 thìa cà phê đầy) bơ đậu phộng
1/4 thìa cà phê ngũ vị hương
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để tự làm bánh trung thu nướng tại nhà. Ảnh Internet
Nguyên liệu nấu 160gr nước đường:
1kg đường trắng
1 lít nước lọc
1 quả chanh bỏ hạt
1/4 quả thơm
60gr mạch nha
1.2. Cách nấu nước đường làm bánh nướng trung thu tại nhà
Khâu nấu nước đường làm bánh trung thu nướng rất quan trọng. Bạn có thể thực hiện với các bước dơn giản như sau:
Vắt chanh và xay thơm để lấy phần nước cốt.Cho nước lọc, nước chanh, nước thơm và đường vào nồi, khuấy đều cho hòa tan hết rồi mới đun sôi hỗn hợp.Khi hỗn hợp sôi, cho mạch nha vào nấu cùng đến khi nước đường sánh lại. Vậy là bạn đã xong phần nước đường làm nguyên liệu thực hiện công đoạn chế biến vỏ bánh trung thu nướng.
1.3. Các bước làm bánh trung thu nướng tại nhà
1.3.1. Làm vỏ bánh
Cách làm bột vỏ bánh trung thu gồm các bước:
Rây bột vào âu.Dùng thìa vét bột, tạo một lỗ trống ở giữa âu. Cho lần lượt các nguyên liệu còn lại vào phần trống này.Dùng thìa khuấy đều nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc - từ phần lỏng ở giữa ra ngoài - để hòa quyện tất cả các nguyên liệu.Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Sau đó, dùng tay nhẹ nhào bột tạo thành một khối mịn dẻo. Bột mới trộn xong mềm và hơi ướt, nhưng khi ủ thì bột sẽ ráo hơn.Dùng nilong bọc thực phẩm bọc kín bột lại. Cho bột nghỉ 30-45 phút.
Công đoạn bọc bột làm vỏ bánh trung thu bằng nilon. Ảnh Internet
1.3.2. Chuẩn bị nhân và dụng cụ đóng bánh
Dùng cân chia nhân bánh trung thu thành các phần nhỏ, vo tròn. Bạn có thể chia nhân theo tỉ lệ nhân và vỏ là 2:1 - tỉ lệ thường dùng cho các công thức cách làm bánh trung thu tại nhà. Ví dụ: bạn chia nhân là 50gr thì phần vỏ là 25gr. Khi đã chia theo đúng tỉ lệ, thì bạn vo nhân và vỏ thành viên tròn. Các dụng cụ đóng bánh:
Khuôn bánh trung thu tùy sở thích và mục đích làm bánh
Mặt phẳng sạch để đóng bánh và cán bột
Cây cán bột
Một bát nhỏ bột mì (khoảng 15 gram).
Một bát nhỏ đựng dầu ăn để chống dính khuôn, chổi quét dầu ăn.Khay nướng - nên chọn khay có màu sáng để giảm hấp thụ nhiệt làm ảnh hưởng đến bánh.
1.3.3. Bọc nhân và đóng bánh
Khi bột đã ủ xong sẽ ráo, dẻo và mịn thuận lợi cho việc đóng bánh. Trong trường hợp bạn thấy bột quá khô, thì cho thêm chút dầu ăn hoặc nước đường. Ngược lại, nếu bột quá mềm thì bạn cho thêm bột mì, để đảm bảo bột khi cán bánh mềm dẻo không quá mềm cũng không cứng.
Bọc nhân bánh: Rửa sách tay và lau khô. Để không bị dính tay, bạn xoa đều hai tay và bột mì đã chuẩn bị rồi phủi bớt bột. Dùng cây cán bột nhẹ nhàng cán dẹt viên bột làm vỏ bánh thành hình tròn, phần mép bột hơi day hơn so với phần giữa. Bạn nên cán vừa tay, không quá mỏng hay quá dày. Cũng không nên cán quá rộng, chỉ cán đủ diện tích để bao 2/3 khối nhân lại là được.
Gói nhân bánh miết vỏ bánh để vỏ ba trọn hân. Ảnh Internet
Bọc nhân và đóng bánh: Đặt viên nhân vào giữa, nhẹ nhàng áp vỏ bột với nhân, bắt đầu từ phần dưới đáy của viên nhân lên trên. Dùng tay miết và kéo cho bột bao trọn viên nhân. Miết cho kín và mờ các vết dính mép bột. Làm tương tự cho đến hết phần nhân và vỏ còn lại.
Đóng khuôn: Dùng chổi thấm dầu ăn vào khuôn để chống dính (dùng với lượng rất ít thôi nhé). Cho viên bánh vào khuôn, ép nhẹ cho viên bánh dàn đều khuôn. Nếu dùng khuôn xo thì bạn nhớ giữ khuôn ngay ngắn trên mặt bàn. Tay trái giữ chặt khuôn, tay phải ép mạnh xuống, rồi nhẹ nhàng nhấc khuôn ra khỏi bánh. Làm cách này sẽ giúp cho khuôn không bị dịch chuyển, bánh đóng được sắc nét.
1.3.4. Nướng bánh
Cũng như hướng dẫn cách làm bánh trung thu tại nhà khác, bạn cần bật trước lò nướng 180-190 độ C khoảng 10-15 phút. Mục đích là để khi đưa bánh vào nướng, thì lò đạt nhiệt độ cần thiết.
Nướng bánh ở nhiệt độ ban đầu là 180-190 độ C. Nếu bánh có trọng lượng 50 - 75 gram thì nướng trong khoảng 5 -7 phút. Còn nếu làm bánh nướng trung thu 100 - 125gr thì để trong lò từ 8-10 phút. Sau đó, lấy bánh ra xịt nước đều lên khắp mặt bánh. Để khoảng 5 đến 10 phút cho bánh nguội bớt.
Nướng bánh trung thu bằng lò. Ảnh Internet
Trong khi đợi bánh nguội, thì bạn chuẩn bị hỗn hợp để quét bánh gồm:
1 lòng đỏ trứng gà
1/2 lòng trắng trứng
1-2 thìa cà phê sữa tươi không đường
1/2 -1 thìa cà phê dầu vừng
1-2 giọt mau thực phẩm màu đỏ hoặc 1/2 thìa cà phê mật ong hoặc nước đường.
Bạn trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau lọc qua rây. Sau khi bánh đã nguội, thì dùng cọ mềm quét hỗn hợp trứng lên mặt bánh. Quét một lớp vừa phải thôi nhé, nếu không, bánh sẽ bị mất hoa văn. Cho bánh vào lò nướng lần 2 ở nhiệt độ 190 - 200 độ C trong khoảng 57 phút. Sau đó, lấy bánh ra lặp lại thao tác xịt nước, đợi khô và quét trứng.
Bánh sau khi nướng xong thì để cho nguội. Bạn để bánh qua một ngày để lên màu vàng nâu bóng hấp dẫn hơn, các hoa văn cũng xuất hiện rõ nét. Cuối cùng, cho bánh vào túi ni long chống ẩm để bảo quản dùng lâu, và không ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
2. Công thức làm bánh trung thu tại nhà với bánh dẻo
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
50 gr đường trắng
150 ml nước sôi
15-25 gr dầu ăn
Nước hoa bưởi
100gr bột bánh dẻo
Bạn nên chọn bột bánh dẻo có chất lượng tốt để thực hiện cách làm bánh trung thu tại nhà thuận lợi hơn. Không nên tự rang bột nếp để làm bột bánh dẻo nhé. Bởi vì, loại bột nếp sẽ chuyển màu vàng, có mùi làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
2.2. Cách làm bánh trung thu dẻo tại nhà
Cho đường vào bát. Cho nước sôi vào hòa tan đường. Khi nước đường đã nguội hoàn toàn, thì cho vào âu hoặc bát to để trộn bột. Cho dầu và nước hoa bưởi vào khuấy đều.
Trộn bột bánh dẻo thành khối mịn. Ảnh Internet
Chia bột làm 3 phần. Cho phần bột đầu tiên vào âu đựng nước đường, dùng phới lồng trộn đều.
Cho tiếp phần thứ hai vào và trộn đều.Bạn cho số bột còn lại theo từng thìa nhỏ thôi nhé. Mỗi lần cho bột vào, bạn nhớ trộn đều cho bột thành khối mịn. Nếu cho nhiều bột vào cùng lúc sẽ dễ dẫn đến tình trạng bột vị vón cục, không mềm và mịn.
Bọc kín âu đựng bột và ủ trong 10 đến 15 phút, rồi lấy bột thành từng phần nhỏ, bọc nhân và đóng khuôn
.Chia tỉ lệ nhân và vỏ bánh: Đối với các cách làm bánh trung thu tại nhà thì phần vỏ thường gấp đôi phần nhân.Các thao tác bọc nhân và đóng bánh thực hiện tương tự như cách làm bánh nướng.
Bánh trung thu dẻo thành phẩm thơm ngon. Ảnh Internet
Trong quá trình làm bánh trung thu dẻo tại nhà, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Nên dùng loại nhân mềm - như là: nhân đậu xanh, nhân khoai môn, ...Bột bánh dẻo rất dính, nên khi nặn bột, bạn cần đeo găng tay nilon hoặc bột áo.Trước khi đóng khuôn, các bạn cần phủ một lớp bột áo đều khắp bên trong khuôn. Lăn bột làm bánh qua một lớp bột áo, rồi nhanh chóng phủi đi để tránh tình trạng bánh dính vào khuôn.2.3. Bảo quản bánh trung thu dẻo
Bánh sau khi chế biến, để qua một ngày ở ngoài sẽ dẻo và ngon hơn. Nhưng lưu ý không nên để bánh quá lâu, chỉ khoảng 5 ngày trở lại thôi nhé. Nếu không, bánh sẽ cứng và bở. Sau đó, cho bánh dẻo vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản ăn được lâu.
Sẽ thật thú vị nếu bạn tự tay làm từng chiếc bánh trung thu với tất cả tình cảm dành cho cả nhà, phải không nào! Có lẽ vậy mà trào lưu làm bánh handmade mới sôi nổi như vậy. Một chút kiên nhẫn, một chút tỉ mỉ là đức tính không thể thiếu cho cách làm bánh trung thu tại nhà thêm tuyệt vời. Chúc các bạn có một mùa trung thu ấm áp bên gia đình, và thành công với công thức nấu ăn mà bài viết trên đây đã chia sẻ nhé.
Mùa thu nhớ cốm xào Hà Nội Cứ mỗi độ thu sang, khi đi công tác vào TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, tôi thường mang bánh nướng, bánh dẻo, bánh chả... cổ truyền của Hà Nội làm quà cho bạn bè, đồng nghiệp đang sống ở trong đó. Ảnh tác giả minh họa Tôi cũng không quên mang theo những gói cốm mới của miền Bắc để những...