Quả mọc dại không chăm bón cũng sai lúc lỉu, đến mùa dân bắc thang hái đem bán 250.000đ/kg, nấu lên ăn ngon xỉu
Loại quả này ăn trực tiếp hay đem nấu canh chua, kho cá đều rất ngon, lớn bé trong nhà ai cũng mê tít.
Bứa là cây mọc dại có nhiều ở miền núi nước ta. Quả bứa chín có màu vàng ươm, mùi thơm dễ chịu. Khi bóc vỏ bứa ra bạn sẽ thấy những múi căng mọng rất bắt mắt, nhìn không khác gì quả măng cụt. Khi ăn bứa chín bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu, hậu vị có chút chát đọng lại trên đầu lưỡi tuy nhiên nó lại chính là điểm làm nên sự khác biệt của bứa với các loại quả rừng khác.
Bên cạnh quả chín, quả bứa xanh cũng có thể sử dụng được. Người ta thường dùng chúng để nấu canh chua, kho cá… Vị chua đặc trưng của loại quả này giúp món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Không chỉ quả mà lá của cây bứa cũng có thể sử dụng được. Giống như quả bứa xanh, lá bứa thường được dùng để nấu canh chua.
Ngoài công dụng trong nhà bếp, bứa còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo Netmeds, trong vỏ của quả này rất giàu axit hydroxycitric, polyphenol, luteolin cùng chất béo, protein, chất xơ, sắt, canxi và các axit oxalic.
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, quả bứa mang lại rất nhiều công dụng với cơ thể con người. Nó có khả năng ngăn ngừa quá trình sản sinh các axit béo và tác động trực tiếp đến mỡ máu. Ngoài ra, bứa còn chứa các HCA – chất có khả năng ức chế quá trình sản sinh chất béo, hỗ trợ cơ thể đốt cháy mỡ thừa chuyển hóa thành năng lượng tích cực.
Mùa bứa thường kéo dài từ tháng 8 âm lịch tới tháng 11, để có bứa ăn quanh năm, người ta thường vặt bứa chín về sơ chế rồi đem phơi khô. Một số vùng người dân còn băm dứa với tỏi ớt, thêm đường và nước mắm rồi bảo quản trong tủ lạnh, khi cần chỉ lấy ra là ăn được.
Ở nước ta, quả bứa có nhiều ở vùng trung du, miền núi. Cứ vào mùa bứa, người dân lại bắc thang lên hái rồi mang quả đi bán. Giá của bứa tươi dao động từ 170.000đ – 250.000đ/kg tùy vào từng vùng miền, địa phương.
CANH CÁ CHÉP NẤU BỨA CHUA
Nguyên liệu
- Bứa xanh: 2 – 3 quả
- Cá chép: 1 con
- Muối, mì chính
Video đang HOT
- Lá bứa
1. Cá chép mua về bạn cạo vẩy, bỏ mang, nội tạng, bóc màng đen trong bụng rồi rửa thật sạch. Để khử bớt mùi tanh và nhớt trên bề mặt cá, bạn dùng muối hạt chà xát từ trong ra ngoài con cá sau đó rửa lại với nước sạch là hoàn thành.
2. Quả bứa xanh rửa sạch, thái thành từng miếng có độ dày vừa phải. Bứa thái miếng sẽ dễ chín, nước canh cũng ngon hơn. Lá bứa rửa sạch rồi thái nhỏ.
3. Đun nóng dầu ăn, cho cá chép vào rán vàng đều 2 mặt. Bước này giúp cho thịt cá thơm, ngậy và giảm mùi tanh hiệu quả. Nếu không thích canh có vị ngậy bạn có thể bỏ qua bước này mà cho cá tươi vào nấu canh luôn.
4. Lần lượt cho cá chép đã rán vào trong nồi. Thêm nước sôi xâm xấp mặt cá sau đó đậy vung lại và đun sôi.
5. Kiểm tra thấy canh sôi, bạn cho phần quả bứa thái miếng vào đun. Khi canh sôi lại lần 2 sẽ thêm muối, mì chính cho vừa miệng.
6. Nồi canh sôi lần 3, cá và bứa đã chín, bạn cho lá bứa đã thái nhỏ vào đun thêm chừng 5 phút nữa là có thể tắt bếp.
Múc canh cá chép nấu bứa chua ra bát rồi thưởng thức khi còn nóng. Canh cá chép nấu bứa có hương vị vô cùng thơm ngon. Phần thịt cá chép chắc, ngọt, nước canh đậm vị, bứa chua góp phần trung hòa hương vị của món canh này.
Bạn có thể chuẩn bị thêm 1 chén nước mắm ớt để ăn kèm. Bát canh chua cá không cầu kỳ trong cách nấu nhưng tuyệt ngon, đảm bảo cả nhà gắp không ngừng đũa.
Mẹ đảm gợi ý món canh trai nấu chua theo kiểu này vừa đơn giản lại trôi cơm
Canh trai nấu chua là một món ăn dân dã vô cùng ngon miệng, đặc biệt phù hợp trong những ngày mưa lạnh.
Hãy tìm hiểu và thực hiện món canh trai nấu chua để có một bữa cơm thật ngon miệng bên gia đình nhé!
Món canh trai nấu chua
Nguyên liệu của món canh trai nấu chua:
1,5kg trai sông
3 quả cà chua
Rau răm, hành lá, gừng, ớt, hành tím, dứa
Giấm
Dầu ăn
Gia vị: Hạt nêm, tiêu đen, nước mắm
Cách làm canh trai nấu chua:
Bước 1: Sơ chế trai
Ngâm trai trong nước sạch khoảng nửa ngày để loại bỏ chất bẩn.
Cắt ớt và gừng thành miếng nhỏ cho vào trong nước ngâm cùng trai. Thay nước đều để đảm bảo trai sạch hơn.
Sau khi ngâm đủ thời gian, đặt trai vào nồi, đổ nước sao cho nước phủ đều trên bề mặt trai. Đặt một vài nhánh gừng vào nồi.
Đun trai cho đến khi chúng mở miệng hoàn toàn, sau đó tắt bếp. Đổ trai ra rổ, để nguội một chút rồi bắt đầu tách thịt. Lưu lại nước luộc trai cho việc nấu canh.
Bước 2: Tẩm ướp và xào chín trai
Dùng kéo cắt trai thành những miếng nhỏ và tẩm ướp với nước mắm, tiêu đen, muối, hạt nêm trong khoảng 20 phút.
Đặt chảo lên bếp, đổ một ít dầu ăn và đun nóng. Phi thơm hành tím, cho trai vào xào qua để tránh bị dai.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Rửa sạch cà chua và thái thành miếng nhỏ hình múi cau.
Lột vỏ hành tím, rửa sạch và thái lát mỏng.
Nhặt bỏ lá úa của hành lá và rau răm, sau đó thái nhỏ.
Bước 4: Chế biến canh trai nấu chua
Phi thơm hành tím, cho cà chua vào nồi và xào cho đến khi mềm.
Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi và đun sôi. Thêm thịt trai và dứa vào, sau đó đun trong khoảng 10 phút.
Khi các nguyên liệu đã chín đều và gia vị, thêm hành lá và rau răm vào đảo đều rồi tắt bếp.
Cho canh trai nấu chua ra bát và thưởng thức cùng gia đình.
Món canh trai nấu chua ngon nhất khi được thưởng thức cùng với cơm trắng nóng hổi. Vị chua dịu từ nước canh và vị ngọt từ trai sông tạo nên một hương vị đặc biệt mà ai cũng phải khen ngợi.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Loại rau dại giá 100.000 đồng/kg xưa không ai ăn, bỗng chốc được dân thành phố săn lùng vì ngon và sạch Trước đây loại rau này mọc bạt ngàn, người dân hái về băm cho lợn ăn. Tuy nhiên do có hương vị tuyệt vời nên giờ nó trở nên phổ biến trong các món lẩu Nam Bộ, được săn lùng kể cả giá có đắt đỏ đến đâu. Miền Tây sông nước có vô vàn các loại thực vật khác nhau mà tạo...