‘Qua mặt’ Hoàng hậu để được sủng ái, mỹ nhân chuốc lấy cuộc đời ê chề đến phút cuối đời
Mỹ nhân Phùng Tiểu Liên nghĩ rằng đạt được sủng ái sẽ có tất cả, nhưng cuộc đời cô lại rẽ theo những nỗi ê chề, tủi nhục.
Trong lịch sử Trung Hoa, có nhiều mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành nhưng lại gây ra tai họa cho đất nước. Một trong số đó phải kể đến mỹ nhân tên là Phùng Tiểu Liên.
Cô gái này sở hữu nhan sắc chỉ đứng sau tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Không chỉ có vậy, Phùng Tiểu Liên còn giỏi đàn hát, ca múa. Tuy nhiên, người xưa vẫn lưu truyền câu nói: “Hồng nhan họa thủy”, cuộc đời của Phùng Tiểu Liên cũng gặp lắm tủi nhục, ê chề khiến hậu thế phải xót xa.
Tì nữ có nhan sắc khuynh quốc khuynh thành
Phùng Tiểu Liên chính là sủng phi của Hoàng đế Cao Vĩ, ở triều đại Bắc Tề. Sử sách không ghi chép nhiều về tuổi thơ hay gia đình của Phùng Tiểu Liên, chỉ biết nàng vốn là tì nữ trong cung của Mục Hoa Hoàng Hậu- chính thất thứ ba của hoàng đế Cao Vĩ.
Tuy chỉ là một tì nữ nhưng Phùng Tiểu Liên lại sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp với làn da trắng nõn nà, mềm mại. Ngoài ra, tì nữ này thông minh và lắm chiêu trò.
Ban đầu, Tiểu Liên nịnh bợ để trở thành người hầu thân cận của Hoàng hậu, giúp bày kế giữ chồng giữa trốn thâm cùng đầy đố kỵ. Hoàng hậu không ngờ rằng chính bản thân đang nuôi ong tay áo, chỉ một chút sơ hở, bà đã mất người chồng hết mực thương yêu vào tay Phùng Tiểu Liên. Phùng Tiểu Liên đã gợi ý để Hoàng hậu đưa mình cho Hoàng đế. Lúc này, nàng nữ tì sẽ làm tai mắt cho Hoàng hậu. Nếu Tiểu Liên được sủng ái thì Hoàng hậu cũng có công đôi phần.
Cuối cùng, Phùng Tiểu Liên được Hoàng đế sủng ái ngoài sức tưởng tượng. Cao Vĩ suốt ngày quấn quít ôm ấp Tiểu Liên. Ông cho rằng trên thế gian này, quả thật không ai có thể có được một làn da ngọc ngà thanh khiết như nàng.
Video đang HOT
Ông sủng ái Tiểu Liên đến mức cho phép nàng ngồi chung một ghế, đi chung kiệu và thề chết chung với nàng. Hoàng đế sẵn sàng bỏ một số tiền khổng lồ từ ngân khố để xây cho nàng một cung điện ngang với Hoàng hậu và phong cho nàng làm Thục Phi. Chỉ cần Phùng Tiểu Liên yêu cầu, Hoàng đế sẽ đáp ứng.
Hồng nhan bạc phận, chết trong nhục nhã, ê chề
Vì quá mê đắm Phùng Tiểu Liên nên Cao Vĩ cho rằng sắc đẹp tuyệt trần của nàng là duy nhất. Nếu thiên hạ không được chiêm ngưỡng thì thành ra uổng phí. Ông bèn cho gọi Phùng Tiểu Liên thiết triều cùng và ra lệnh ép nàng phải cởi bỏ xiêm y ngay trên chiếc bàn giữa triều để hàng trăm bá quan văn võ chiêm ngưỡng. Sau đó, ông ta ép các bá quan phải khen ngợi thân thể ngọc ngà của sủng phi.
Một thời gian ngắn sau, triều Bắc Tề do Cao Vĩ làm Hoàng đế bắt đầu suy vong do bản tính ăn chơi vô độ lại đam mê tửu sắc của vị vua này. Năm 577, Bắc Chu Vũ Đế mang quân đánh Bắc Tề. Vì quá hoảng sợ, Cao Vĩ nhường ngôi lại cho con trai 8 tuổi của mình rồi nhanh chân mang theo Phùng Tiểu Liên bỏ trốn. Không may, ông cùng Tiểu Liên bị bắt giam tại Trường An.
Mùa đông năm đó, Cao Vĩ bị ép uống thuốc độc qua đời, riêng Phùng Tiểu Liên vì có nhan sắc xinh đẹp, bị coi là chiến lợi phẩm được ban cho hết người này đến người khác.
Tuy nhiên, nhan sắc lộng lẫy của Phùng Tiểu Liên lại chính là nguyên nhân khiến mỹ nhân này tiếp tục gặp họa. Khi ban cho bất cứ ai, Phùng Tiểu Liên cũng được độc sủng, khiến chính thất nhà đó điêu đứng.
Sau cùng, do bị ghen ghét, Phùng Tiểu Liên bị ép mặc chiếc áo đính đầy gai nhọn để đâm nát da thịt. Quá đau đớn, mệt mỏi bởi kiếp sống u uất, nhục nhã, Phùng Tiểu Liên tự vẫn, kết thúc một đời hồng nhan nhưng bạc phận.
Vì sao phi tần chủ tử có thể đánh giết nhưng tuyệt đối không được mắng cung nữ?
Chỉ được đánh thậm chí đánh tới chết cung nữ mắc sai phạm nhưng phi tần phi tử tuyệt đối không được buông lời thóa mạ bậy bạ.
Trong một cấm cung quá đông nữ giới, sự ghen ghét cạnh tranh nhau là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng mong giành được sự sủng ái của Hoàng đế, khao khát được tấn phong làm Hoàng hậu.
Thân phận cao quý, sự cách biệt giữa chủ - tớ không thể xóa mờ. Phận làm tì nữ, có thể mất mạng bất cứ lúc nào phạm sai trái. Thế nhưng, dù có ác độc đến đâu, chỉ được đánh, không được mắng cung nữ là điều phi tần phi tử bắt buộc phải tuân theo.
Có nhiều lý do để hiểu được chuyện này.
Thứ nhất, xuất thân của phi tần, phi tử vô cùng cao quý. Được tiến cung, họ hầu hết là con gái của các gia đình vương tôn quý tộc quyền thế. Ngay từ nhỏ, họ được học cung quy phép tắc, học lễ nghĩa để trở thành một tiểu thư đích thực, đặc biệt trong lời ăn tiếng nói.
Các bậc quân vương luôn đề cao phẩm hạnh, chuẩn mực của phi tần hơn nhan sắc. Nho giáo có câu: "Dung nhan đoan trang, mộc mạc mới thể hiện ra giá trị của khí chất. Phục sức nếu quá xa hoa thì sẽ lộ ra sự dung tục".
Nếu như hoàng hậu hoặc các phi tần dùng lời lẽ khó nghe để mắng chửi, nhiếc móc cung nữ, họ sẽ khiến cho người khác có cảm giác mình là một người phụ nữ chanh chua, không biết lề lối, phép tắc, nhẹ thì tổn hại đến danh tiếng, nặng thì ảnh hưởng tới cả gia độc.
Dáng vẻ vô lối quát tháo, thóa mạ người khác là một trong những hình ảnh không thể chấp nhận được.
Thứ 2, trong cung tai vách mạch rừng, chỉ cần một cử chỉ không đoan chính của người đẹp nào bị lộ ra ngoài đến tai Hoàng đế thì người đó lập tức bị thất sủng.
Chủ nhân bị lạnh nhạt, ở dưới hạ nhân bàn tán, cô lập, cả đời phi tấn đó sống cô quả - điều khủng khiếp nhất trong hoàng cung lạnh lẽo.
Thứ 3, cung nữ là người thân cận nhất với phi tần, hoàng hậu, nên nắm trong tay không ít những bí mật thâm cung bí sử.
Nếu mắng nhiếc, cung nữ có thể uất ức mà sinh hận, để lộ ra những chuyện "phạm" khiến chủ tử rơi vào thảm cảnh.
Thời Đường rất coi trọng cung nữ mặc dù xuất thân của cung nữ khá thấp. Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya phục vụ Hoàng đế và hậu phi.
Tuy vất vả nhưng ở triều Đường, hoàng đế vô cùng coi trọng việc đào tạo cung nữ nên có hẳn một trường học ở hậu cung chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao.
Thế nhưng, vi phạm cung quy thì cung nữ sẽ thảm vô cùng.
Những cung nữ vi phạm quy định thường sẽ phải chịu hình phạt "Đề linh". Ban đêm, cung nữ bị phạt phải đi từ cung này đến cung khác, đi từng bước chậm rãi, mưa gió cũng không được dừng lại, vừa đi vừa cao giọng hát như chuông ngân "Thiên Hạ thái bình".
Nặng hơn là phạt trượng hình, kẹp tay, hoặc chủ tử sẽ bắt cung nữ mặt hướng về phía Bắc, sau đó cúi gập người hai tay ôm hai chân, giữ tư thế này trong thời gian một canh giờ.
Đau đớn hơn là khi đau ốm thì các cung nữ cũng như tù nhân hay phế nhân, họ không được khám chữa bệnh, chỉ dựa vào may mắn mà duy trì sự sống hoặc chờ đợi cái chết.
Đến cuối đời, cung nữ không được thành thân, không được rời cung, lặng lẽ và cô độc sống trong bốn bức tường thành đến khi đã già.
Một số cung nữ khác thì phải tuẫn táng theo chủ tử hoặc bị điều tới lăng mộ của tiên hoàng để đèn nhang hằng ngày, kết thúc quãng đời đau khổ của mình.
Màn đánh ghen cực cao tay, không tốn sức của vị cung phi: Chỉ dùng vài câu nói mà mượn tay vua, hủy hoại tình địch vĩnh viễn Nhận được câu trả lời này, Sở Hoài Vương hài lòng, càng yêu mến Trịnh Tụ hơn. Câu chuyện này đã được ghi chép lại trong cuốn "Chiến quốc sách". Chốn hậu cung từng có những câu chuyện đánh ghen khiến người đời sau đọc lại phải sợ hãi tột cùng. Nguyên do bởi những người xưa có thể nghĩ đến chuyện xử...