Quá khứ huy hoàng của HTC, nhà sản xuất smartphone hàng đầu một thời
HTC có một lịch sử thú vị với đầy những thăng trầm. Được thành lập vào năm 1997, HTC đã từng là một trong những nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh, mặc dù gần đây công ty này đã không thể theo kịp sự cạnh tranh của thị trường.
Doanh số và thị phần của HTC đã giảm mạnh kể từ đỉnh cao của công ty trong năm 2011, kết quả là Google đã mua hầu hết bộ phận nghiên cứu và phát triển của HTC vào tháng 9/2017 và gần đây đã quyết định đã cắt giảm 1.500 lao động (khoảng 20%) của HTC.
Dưới đây là những thông tin vô cùng thú vị trong suốt chặng đường phát triển của HTC được Android Authority dẫn lại, hãy cùng theo dõi nhé.
HTC bắt đầu với việc gia công cho các công ty khác
Trước khi bắt đầu sản xuất và bán điện thoại dưới thương hiệu riêng của mình, HTC đã từng gia công, sản xuất thiết bị cho các công ty khác. Danh sách các sản phẩm đầu tiên được sản xuất bao gồm HP iPAQ Pocket PC và Palm Treo 650, một trong những thiết bị cầm tay đầu tiên chạy Palm OS.
Sau đó là Wallaby, chiếc điện thoại HTC đầu tiên được sản xuất, nó được bán dưới nhiều tên bao gồm O2 XDA, T-Mobile MDA, Dopod 686, Siemens SX56 và Qtek 1010.
Thỉnh thoảng HTC vẫn sản xuất thiết bị cho các công ty khác. Công ty này có một mối quan hệ tuyệt vời với Google với việc sản xuất một vài điện thoại thông minh cho Google trong những năm qua bao gồm Pixel, Pixel XL, Pixel 2 và Nexus One.
HTC ra mắt điện thoại Android, Windows và 4G đầu tiên
HTC đã phát hành điện thoại Android đầu tiên vào năm 2008, được gọi là HTC Dream (T-Mobile G1 ở Mỹ). Nó nhận được đánh giá khá tích cực và trở nên phổ biến, bán được hơn một triệu sản phẩm trong năm đầu tiên.
Công ty công nghệ này cũng tung ra chiếc điện thoại đầu tiên chạy Windows Mobile được gọi là HTC Canary. Nó ra mắt vào năm 2002 và được bán ở châu Âu và Trung Quốc. Ngoài ra, HTC cũng phát hành điện thoại Windows Mobile đầu tiên vào năm 2006 có khả năng kết nối 3G, được gọi là MTeoR.
Trong năm 2010, HTC đã tiếp tục gây dấu ấn với HTC Evo 4G, chiếc điện thoại thông minh cao cấp có tính năng 4G đầu tiên được bán tại Mỹ. Tuy thiết kế không được đẹp so với điện thoại di động ngày nay, nhưng nó rất phổ biến trong năm 2010 với việc bán được khoảng 150.000 chiếc.
Video đang HOT
HTC là nhà sản xuất đầu tiên tùy chỉnh giao diện Android
HTC là công ty đầu tiên thêm các tùy chỉnh giao diện trên Android, được ra mắt với tên gọi Sense vào năm 2009 trên HTC Hero. Kể từ đó, hầu như mỗi nhà sản xuất đều có những tùy biến giao diện riêng của mình, chẳng hạn như Huawei sử dụng EMUI và Xiaomi dùng MIUI.
HTC Sense có một thiết kế tuyệt đẹp và bổ sung thêm một số tính năng hữu ích không có sẵn trên Android cho thiết bị. Tuy nhiên trong những năm qua, HTC đã không làm tốt công việc cập nhật ứng dụng. Ứng dụng HTC, Dialer, Messages và Clock đều gần như không thay đổi so với các phiên bản đã ra mắt trên HTC 10 hai năm trước.
HTC từng là nhà sản xuất lớn nhất ở Mỹ
HTC đạt phong độ đỉnh điểm trong quý 3/2011. Theo một báo cáo của Canalys, công ty này là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất ở Mỹ, chiếm gần một phần tư thị trường. HTC đã xuất xưởng khoảng 5.7 triệu thiết bị trong giai đoạn này, hơn 800.000 thiết bị so với Samsung ở vị trí thứ hai. Apple đứng thứ ba với doanh số 4.6 triệu chiếc.
Trên quy mô toàn cầu, HTC được xếp hạng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ tư trong quý 3/2011, sau Samsung, Apple và Nokia. Doanh số bán hàng tăng 115% so với năm trước và đạt 12.7 triệu chiếc, đem lại cho HTC thị phần hơn 10%.
Công ty cũng được GSMA “phong tặng” là “Nhà sản xuất thiết bị của năm” vào năm 2011. Có vẻ như HTC sẽ một tương lai tươi sáng, tuy nhiên mọi thứ không diễn ra như kế hoạch. Sự khốc liệt của thị trường đã làm HTC dần dần mất thị phần và có thể sớm phải rời khỏi thị trường điện thoại thông minh.
HTC đi đầu trong sáng tạo
HTC luôn luôn đi đầu trong sự đổi mới. Công ty đứng thứ 31 trong danh sách “Các công ty sáng tạo nhất năm 2010″ của Fast Company, hơn cả các công ty công nghệ lớn như Samsung và Microsoft.
HTC là công ty đầu tiên trên thế giới ra mắt điện thoại thông minh với thiết lập máy ảnh kép, hoạt động giống như trên điện thoại thông minh ngày nay. HTC One M8 sở hữu cảm biến chính 4 MP và cảm biến thứ cấp 2 MP cho phép bạn thêm các hiệu ứng bokeh cho hình ảnh. HTC giới thiệu công nghệ này vào năm 2014, sớm hơn nhiều năm so với các nhà sản xuất như LG và Samsung.
Công ty cũng đã khởi đầu một xu hướng thiết kế cao cấp với cơ thể kim loại tuyệt đẹp trên One M7 vào năm 2013. Ngoài ra, One M7 còn có các dải ăng-ten bằng nhựa ở mặt sau, sau đó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trên hầu hết các điện thoại thông minh bằng kim loại.
Tiếp theo là Edge Sense, tính năng sáng tạo cho phép bạn mở một ứng dụng hoặc thao tác bằng cách ép khung của điện thoại. Tính năng này ra mắt trên U11 nhưng cũng có sẵn trên một vài thiết bị HTC khác bao gồm U11 Life và U12 . Công nghệ này cũng có mặt trên Pixel 2 XL và Pixel 2 do HTC chế tạo với tên gọi khác là Active Edge.
Ngoài ra, HTC U11 còn mở ra khái niệm thiết kế trong suốt, cho phép bạn nhìn thấy bên trong của thiết bị. Thiết kế tương tự xuất hiện cũng xuất hiện trên U12 . Nó hoàn toàn có thể trở thành một xu hướng trong tương lai.
Có thể thấy HTC đã có một lich sử đáng ngưỡng mộ. Hy vọng rằng nhà sản xuất này sẽ tìm được con đường đi đúng đắn để vực dậy chính mình.
Theo: TGDĐ
Một phần mảng di động HTC về tay Google giá 1,1 tỷ USD
Với thỏa thuận này, Google được quyền sử dụng các tài sản trí tuệ không độc quyền của HTC.
Những nhân sự từng hợp tác với Google để sản xuất điện thoại Pixel năm ngoái sẽ chuyển hẳn sang làm việc cho Google. Ảnh: Engadget.
Google vừa xác nhận thông tin sẽ mua một phần mảng di động của HTC với giá 1,1 tỷ USD. "Những nhân viên Google tương lai đó là những người tuyệt vời mà chúng tôi từng hợp tác mật thiết để sản xuất smartphone Pixel. Chúng tôi thật sự hào hứng chờ đợi các sản phẩm tương lai với tư cách người một nhà", Rick Osterloh - Giám đốc mảng phần cứng của Google viết trên blog.
Với thương vụ này, Google cũng có quyền sử dụng những tài sản trí tuệ không độc quyền của HTC.
Tuy nhiên, HTC vẫn làm chủ mảng di động của mình, sau khi "bán đi" một nhóm nhân sự tài năng của mình cho Google. CEO HTC Cher Wang nói thỏa thuận này không ảnh hưởng đến "sự sáng tạo bên trong mảng di động và thiết bị thực tế ảo Vive".
Trong thông cáo báo chí gửi đi, HTC cho biết họ đã chuẩn bị xong "một cách chủ động" cho việc ra mắt smartphone cao cấp thế hệ tiếp theo. Hôm qua (20/9), công ty này đã tạm dừng giao dịch chứng khoán tại Đài Loan để chuẩn bị cho "thông báo lớn" vào hôm nay (21/9).
Đây là lần thứ 2 Google thực hiện một vụ mua bán lớn liên quan đến các hãng sản xuất smartphone. 6 năm trước, họ bỏ ra 12,5 tỷ USD để mua lại Motorola Mobility. "Cùng với nhau, chúng tôi sẽ tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời để thúc đẩy hệ sinh thái Android, đem lại lợi ích cho người dùng, đối tác và nhà phát triển trên toàn thế giới", CEO Larry Page từng nói.
Dưới triều đại của Google, Motorola mở nhà máy tại Mỹ và tung ra chiếc Moto X. Đến tháng 1/2014, Google bắt đầu nhận ra vị "chát" của vụ mua bán này và sang nhượng lại công ty cho Lenovo (giữ lại hệ thống các bằng sáng chế quan trọng).
Sau vụ thử nghiệm thất bại với Motorola, Google tỏ ra nghiêm túc trở lại với mảng phần cứng sau màn ra mắt điện thoại Pixel, Pixel XL kèm loa Google Home và router Google Wi-Fi năm ngoái.
Google Pixel và Pixel XL (2016) là do HTC sản xuất. Ảnh: The Verge.
HTC chính là đơn vị sản xuất 2 chiếc Pixel 2016. 2 thiết bị này do Google thiết kế, được quảng bá như là smartphone của Google. HTC chỉ đóng vai trò là người đi gia công sản phẩm. Rick Osterloh, người đứng đầu mảng di động của Motorola khi nó là công ty con của Google, hiện là Giám đốc mảng phần cứng của Google.
Mua lại một phần mảng di động của HTC đồng nghĩa Google sẽ đối đầu trực tiếp các đối tác Android như Samsung, LG, Huawei - thậm chí còn trực tiếp hơn so với khi họ mua lại Motorola.
"Chúng tôi thực sự ấn tượng với dòng sản phẩm 2017 nhưng càng bị truyền cảm hứng hơn nữa bởi những sản phẩm sẽ ra đời sau 5, 10, 20 năm nữa", Osterloh nói. "Tạo ra những sản phẩm tuyệt vời mà mọi người dùng hàng ngày là một hành trình và chúng tôi sẽ đầu tư dài hơi".
Thương vụ này cũng giúp Google tiến gần hơn đến việc thống nhất mảng phần cứng và phần mềm, giống với cách Apple làm trên iPhone. Đầu năm nay, Google tuyển dụng một kỹ sư thiết kế chip của Apple với tham vọng tự tạo con chip của riêng mình.
HTC - một trong những nhà sản xuất di động hàng đầu thế giới - đã có hàng chục năm hợp tác với Google và hệ iều hành Android. HTC Dream là chiếc di động đầu tiên chạy Android, ra đời năm 2008. Không lâu sau đó, HTC giúp Google sản xuất chiếc Nexus One vào năm 2010.
Những di động của hãng này như HTC One X, One S, Windows Phone 8X hay dòng One mới với M7, HTC 10 hay U11 đều để lại dấu ấn đậm nét đối với người dùng.
Mặc dù luôn tạo ra những sản phẩm có thiết kế và phần cứng tuyệt vời, công ty này vẫn gặp khó trong việc phân phối chúng đến tay người dùng, bị các đối thủ như Apple hay Samsung bỏ lại phía sau. Việc hãng chỉ chấp nhận bán một phần mảng di động là điều bất ngờ.
Thiết bị phần cứng tiếp theo của Google, bao gồm chiếc Pixel 2 do HTC sản xuất, Pixel 2 XL (LG sản xuất) sẽ ra mắt vào ngày 4/10 trong một sự kiện tại San Francisco.
Theo Zing
Trung Quốc muốn cung cấp tấm nền OLED cho iPhone Một công ty sản xuất màn hình hàng đầu tại Trung Quốc đang muốn cung cấp tấm nền OLED cho thiết bị cầm tay của Apple. BOE Technology Group Co. là nhà sản xuất màn hình LCD cỡ lớn hàng đầu thế giới. Theo Wall Street Journal, công ty này đang muốn trở thành đơn vị cung cấp tấm nền OLED cho các...