Quá đặc biệt: Nhiếp ảnh gia tạo ra ống kính có thể ‘nhìn xuyên’ vật được chụp
Bạn cũng có thể chế tạo được nó tại nhà nếu có đủ thành phần!
Kỹ sư và Youtuber Ben Krasnow tại trang Applied Science mới đây đã đăng tải một video thú vị, giải thích về ống kính ‘Siêu văn’ ( Hypercentric) có khả năng nhìn xuyên thấu sự vật được chụp, cũng như hướng dẫn cách mà mọi người có thể chế tạo nó tại nhà.
Bức ảnh được chụp từ kính siêu văn, mặc dù 2 con cờ có kích thước bằng nhau nhưng ta thấy được chiếc phía sau xuyên qua chiếc được đặt trước
Anh giải thích: “Ống kính siêu văn hoạt động rất khác với những loại ống kính thông thường và thậm chí cả mắt nhìn của con người. Chúng có ‘góc nhìn âm’ giúp tạo ra những bức ảnh rất lạ thường.”
Giải thích một cách đơn giản hơn, những sự vật được đặt ở xa ống kính lại lớn hơn so với những sự vật ở gần, trái với luật góc nhìn trong vật lý thông thường. Chính vì vậy mà nếu đặt 2 sự vật có kích thước bằng nhau song song với ống kính, thì vật ở xa lại hiện ra to hơn vật ở trước, từ đó ta như ‘nhìn xuyên thấu’ được sự vật đặt ở trước.
Để làm được một ống kính siêu văn, ta sẽ cần một ống kính ‘phễu’ tiêu cự 200mm, một ống bê tông dài và một chút kiên nhẫn. Khi đặt máy ảnh phía sau ống kính, càng di chuyển máy ảnh ra xa thì ta sẽ càng tạo ra ‘góc nhìn âm’ lớn, càng khiến cho những vật ở xa trở nên lớn hơn. Nếu như ống muốn làm một ống kính ‘cỡ đại’, thì ta cũng có thể thử nghiệm chế tạo bằng các ống macro loại nhỏ. Nhưng theo anh Krasnow thì kết quả sẽ không được mỹ mãn như trong video vì đường kính của những loại ống kính khác quá nhỏ.
Giải thích về ống kính ‘Siêu văn’ (Hypercentric) có thể nhìn xuyên sự vật và những bước chế tạo
Trong túi nhiếp ảnh gia của Nhà Trắng có những gì?
'Soi' phía trong chiếc túi của người đứng sau ống kính của những bức ảnh huyền thoại dưới thời tổng thống Barrack Obama.
Ông Pete Souza là cựu nhiếp ảnh gia Nhà Trắng dưới thời tổng thống Barrack Obama, người đứng sau ống kính của rất nhiều bức ảnh cho người xem thấy được cuộc sống đời thường cũng như công việc của vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của ông chụp lại khung cảnh tại Phòng tình huống ngày Mỹ tấn công căn cứ Pakistan để triệt hạ trùm khủng bố Osama Bin Laden. Chỉ với một khung hình duy nhất, ta thấy được sự căng thẳng của tổng thống cùng toàn thể cộng sự của ông trong những giây phút lịch sử này.
Đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: nhiếp ảnh gia này đã sử dụng những gì để chụp ảnh trong Nhà Trắng? Ông Souza đã có câu trả lời đầy đủ thông qua một video dài 11 phút được chia sẻ lên trang Instagram cá nhân. Trước khi liệt kê những thiết bị của mình, ông cũng chia sẻ:
"Đồ chụp ảnh thực chất cũng chỉ là những công cụ, giống như những chiếc tuốc nơ vít mà thôi. Không quan trọng bạn sử dụng máy ảnh, ống kính của hãng nào, quan trọng là cách bạn sử dụng chúng."
Trong thời kỳ hoạt động trong Nhà Trắng, nhiếp ảnh gia này sử dụng đồng thời 2 máy ảnh Canon 5D (với phiên bản mới nhất là 5D Mark IV) cùng 3 ống kính không zoom (Prime) là 35mm f/1.4L, 50mm f/1.2L và 135mm f/2.0L cùng với đó là một đèn flash nhỏ trong những ảnh chụp ngược sáng.
Trong trường hợp phải chụp ngoài trời cần có sự đa dụng, ông sẽ chuyển qua ống kính zoom với một chiếc 24 - 70 f/2.8L và 70 - 200 f/2.8L. Mặc dù có nhiều ống kính khác nhau, nhưng ông chia sẻ rằng mình sử dụng nhiều nhất là ống kính 35mm f/1.4L vì đây là tiêu cự dễ dùng, với khẩu độ lớn giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng.
Sau khi rời Nhà Trắng, ông cũng mua thêm một máy ảnh Fujifilm X-Pro 2 cùng ống kính 23mm f/1.4, cho góc nhìn giống với ống kính 35mm trên máy ảnh Full-frame. Ông sử dụng máy ảnh này ở những trường hợp cần sự yên lặng tuyệt đối, vì đây là máy ảnh không gương lật và có thể chụp bằng màn trập điện tử.
Chia sẻ của ông Pete Souza về thiết bị và kinh nghiệm chụp ảnh tại Instagram
Trước khi kết thúc video, ông Pete Souza cũng nhắc mọi người cần giữ gìn sức khỏe, rửa tay thường xuyên và thực hiện cách ly xã hội để có thể tiếp tục sáng tạo nhiếp ảnh trong thời gian tới!
M.Đức
Hình ảnh Sài Gòn tươi mới sáng đầu tuần dưới ống kính smartphone Sài Gòn vào sáng thứ Hai rất đẹp trời, nhiều hàng quán mở trở lại, các con đường dần đông đúc nhưng không ồn ào. Sau khoảng thời gian dài hàng quán đóng cửa, người dân hạn chế ra đường, từ sáng đầu tuần này mọi thứ ở Sài Gòn bắt đầu trở lại guồng quay cũ. Nhiều người ra đường hơn, hàng...