Quá choáng lý do con người chưa thể ‘bắt’ được người ngoài hành tinh
Dù các nhà khoa học luôn cho rằng đâu đó ngoài vũ trụ bao la sẽ có những hành tinh có sự sống giống như Trái đất. Nhưng vì sao đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra và cũng chẳng có người ngoài hành tinh nào ghé thăm Trái đất?
Có giả thuyết cho rằng, người ngoài hành tinh đang ẩn náu trong các đại dương bên dưới bề mặt các hành tinh. Có rất nhiều đại dương ngầm chảy âm bên dưới lớp đất đá trên các mặt trăng thuộc Thái Dương hệ và dường như những đại dương kiểu này cũng khá phổ biến xuyên suốt dải Ngân Hà.
Alan Stern, một nhà vật lý học thuộc NASA cho rằng những “thủy cung” ngầm này chính là một môi trường hoàn hảo cho sự sống phát triển. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc con người sẽ không bao giờ có thể phát hiện ra họ nếu chúng ta chỉ đứng ở Trái đất, liếc mắt qua các hành tinh bằng kính tiềm vọng.
Các cuộc khảo sát đã cho thấy có vô số hành tinh dạng “ siêu Trái đất” có điều kiện thích hợp để hình thành nước. Điều này đồng nghĩa là có thể có sự sống trên các siêu Trái đất trên khắp vũ trụ.
Tuy nhiên, một hành tinh có khối lượng gấp 10 lần Trái đất cũng sẽ có vận tốc thoát lớn hơn 2,4 lần so với Trái đất. Chính vì thế, việc khắc phục lực hút, phóng tên lửa du hành vũ trụ và đến thăm Trái đất đối với những người bạn ngoài hành tinh của chúng ta gần như là không thể.
Video đang HOT
Nhà khoa học Seth Shostak cho rằng, người ngoài hành tinh có lẽ phát triển hơn chúng ta rất nhiều. Vì vậy thứ chúng ta cần tìm là người máy, không phải những gã nhỏ con màu xanh.
Vì vậy, thay vì tập trung tất cả nguồn lực để tìm kiếm các hành tinh có sự sống, có lẽ chúng ta nên xem xét những nơi có vẻ hấp dẫn hơn đối với máy móc, chẳng hạn những nơi có nguồn năng lượng dồi dào như trung tâm của các thiên hà.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, thực tế thì người ngoài hành tinh không có chút nào giống hình người cả, họ thậm chí cũng không thể nhận diện được bằng các loại sóng ánh sáng hay âm thanh. Nếu chúng ta không học cách mở rộng các khung tham chiếu, chúng ta có thể bỏ lỡ người ngoài hành tinh thực sự kể cả khi họ đang đứng trước mặt chúng ta.
Có lý thuyết cho rằng, có lẽ người ngoài hành tinh đã bị con người giết sạch. Nhà vật lý lý thuyết Alexander Berezin đưa ra quan điểm cho rằng càng đẩy mạnh tìm kiếm người ngoài hành tinh, chúng ta càng có khả năng tiêu diệt họ, dù là vô tình nếu họ nhỏ bé hơn chúng ta rất nhiều.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, người ngoài hành tinh có thể đã bị hủy diệt do biến đổi khí hậu – thứ đe dọa đến an nguy của Trái đất trong tương lai. Nguyên nhân là vì, càng phát triển, chúng ta càng tiêu thụ lượng tài nguyên nhiều hơn mức hành tinh có thể cung cấp.
Một giả thuyết khác cho rằng sinh vật ngoài Trái đất đã bị diệt vong vì họ tiến hóa quá chậm. Bời những hành tinh ẩm ướt và có bề mặt rắn như Trái đất rất không ổn định trong thời gian đầu hoạt động. Nếu bất kỳ giống loài nào muốn tiến hóa và phát triển trên một hành tinh như vậy, họ chỉ có một khoảng thời gian giới hạn (vài trăm triệu năm) để tiến hóa.
Một giả thuyết khác cho rằng, có một nguồn năng lượng tối đang chia rẽ các ngân hà. Nghe có vẻ như chúng ta và người ngoài hành tinh là Romeo và Juliet bị sức mạnh đen tối của lòng thù hận giữa hai gia đình chia uyên rẽ thúy.
“Giả thuyết nguồn gốc sự sống từ vũ trụ” cho rằng phần lớn sự sống trên Trái đất ngày nay vốn không bắt nguồn từ đây mà được “gieo mầm” bởi các thiên thạch mang vi khuẩn từ thế giới khác hàng triệu năm trước. Vì vậy, có thể bạn vừa ra khỏi cửa đã gặp phải một người ngoài hành tinh.
Phát hiện 'siêu trái đất' giúp nghiên cứu về người ngoài hành tinh
"Siêu trái đất" Gliese 486 b có kích thước gấp 2,8 lần trái đất và cách xa 26,3 năm ánh sáng, là ứng viên sáng giá cho nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh.
Mô phỏng bề mặt siêu trái đất Gliese 486 b REUTERS
Hãng Reuters ngày 5.3 đưa tin giới khoa học vừa phát hiện một hành tinh xoay quanh ngôi sao chủ khá gần hệ mặt trời, có thể đem lại cơ hội nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh.
Hành tinh có tên gọi là Gliese 486 b được xếp loại "siêu trái đất" có điều kiện không thân thiện khi nóng và khô như sao Kim, với khả năng có các dòng sông dung nham trên bề mặt.
Tuy nhiên, vị trí gần trái đất và đặc điểm riêng giúp nó có thể phù hợp để nghiên cứu về khí quyển, nhờ các viễn vọng kính không gian cũng như trên trái đất, khởi đầu với viễn vọng kính James Webb mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến đưa lên quỹ đạo vào tháng 10.
Những viễn vọng kính này có thể đem lại dữ liệu giúp giải mã bầu khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời, bao gồm những hành tinh có thể có sự sống.
Các nhà khoa học phát hiện hơn 4.300 hành tinh ngoài hệ mặt trời, một số là hành tinh khí lớn như sao Mộc, trong khi một số nhỏ hơn và có đất đá như trái đất với khả năng có sự sống. Tuy nhiên, các thiết bị hiện chưa giúp nhân loại khám phá nhiều về bầu khí quyển của chúng.
"Các hành tinh ngoài hệ mặt trời phải có đặc tính vật lý và quỹ đạo phù hợp mới có thể nghiên cứu về khí quyển", theo ông Trifon Trifonov tại Viện Thiên văn học Max Planck (Đức) dẫn đầu nghiên cứu.
"Siêu trái đất" là những hành tinh ngoài hệ mặt trời to hơn trái đất nhưng nhỏ hơn sao Thiên Vương và Hải Vương.
Gliese 486 b có kích thước gấp 2,8 lần trái đất với khoảng cách khoảng 26,3 năm ánh sáng, với tốc độ ánh sáng là khoảng 9.500 tỉ km/năm. Nó xoay quanh một ngôi sao chủ nhỏ, lạnh và ít sáng hơn mặt trời, với kích thước bằng khoảng 1/3 mặt trời.
Hành tình này xoay khá gần ngôi sao chủ nên bị chiếu xạ nặng. Cũng như trái đất, nó có đất đá và dường như có lõi kim loại, với nhiệt độ bề mặt khoảng 430 0 C, với trọng lực có thể mạnh hơn 70% so với trái đất.
Tuy nhiên, Gliese 486 b có thể là nơi lý tưởng để nghiên cứu về khí quyển của các hành tinh tương tự trái đất, nhờ viễn vọng kính James Webb cũng như trạm thiên văn EXT đang được xây dựng tại Chile.
Thành phần hóa học của bầu khí quyển có thể ẩn chứa nhiều thông tin về hành tinh và khả năng cư trú. Các nhà khoa học thường tìm kiếm dấu hiệu sự sống qua các thành phần ô xy, CO 2 và mê tan.
Các nhà thiên văn học cho biết họ sẽ dùng mọi cách đã biết để nghiên cứu về khí quyển trên siêu trái đất này trong vài thập niên tới, nhằm tìm kiếm các chỉ dấu sinh học của sự sống ngoài trái đất.
Trái Đất sẽ trở thành 'hành tinh lạ' với con người? Các nhà nghiên cứu từ Đại học McGill của Canada đã lập mô hình khí hậu trong tương lai dự đoán rằng trong tình huống xấu nhất Trái Đất sẽ trở nên vô cùng xa lạ với con người. Trong một bài hát của ban nhạc pop người Anh Busted nói rằng sẽ Trái Đất "không có nhiều thay đổi" vào năm 3000,...