Quá buồn tủi khi bố mẹ ban phát tình thương không đều
‘Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do tôi gánh vác nhưng bố mẹ không bao giờ cho tôi một cái gì cả’ – độc giả PVP chia sẻ.
Phản hồi bài tâm sự của bạn Lê Hạnh – “Không chia gia tài cho con gái, bố vẫn muốn tôi có nghĩa vụ chăm nom”, nhiều độc giả VTC News bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ câu chuyện tương tự của chính họ.
PVP: Hoàn cảnh của bạn Hạnh cũng không khác gì tôi cả. Chỉ khác tôi là con trưởng, con trai cả trong nhà. Mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều do tôi gánh vác. Từ đám ăn hỏi, đám cưới của tôi đều do tôi bỏ tiền đứng ra lo. Việc xây nhà cho bố mẹ, tiền xin việc cho em gái cũng do một tay tôi.
Nhưng ngược lại bố mẹ tôi không bao giờ lo cho tôi một cái gì cả. Một mình tôi cũng tự vay mượn cũng mua nhà như ban, cũng nợ ngập đầu. Khi mẹ tôi bệnh nặng, tôi cũng bỏ công bỏ việc đưa mẹ lên thành phố chữa; đến khi bệnh nặng tôi cũng bỏ việc về quê chăm sóc cho tới lúc mẹ mất.
Qua đây, tôi chỉ khuyên bạn một điều của cải là vật bất ly thân, bố mẹ dù tốt xấu cũng vẫn là bố mẹ, đạo làm con hãy giữ tròn chữ hiếu. Bạn cứ cho đi rồi sẽ nhận lại.
Đạt: Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Cha mẹ nào cũng thương con, nhưng đó là cha mẹ ai tui ko biết, chứ cha tui thì thương không đều. Sống chung nhà ngoài tui ra còn bà chị và cha tui, nhưng mà từ bé tới lớn không biết tui đã làm gì sai để bị ổng ghét như vậy.
Tiền cơm thì 2 chị em hùn lại để lo ăn cho 3 người, tiền điện, net, nước các cái đều do tui trả. Mấy nay dịch bệnh, chị tui là giáo viên lương tháng đều đều, còn tui thu nhập giảm hẳn. Ấy vậy mà ổng lại cho tiền bà chị, còn bảo là cho mà ăn sáng.
Video đang HOT
Thậm chí có hôm sáng ngủ dậy, tui đi ra bếp thấy có gói xôi thịt và một tờ giấy ghi “của Thảo Nguyên” (giống như là sợ tui ăn mất).
Kể trên đây là một hai chuyện vụn vặt, thật ra còn rất nhiều việc mấy chục năm nay đối xử rất tệ với tui. Nói thật vì là cha cho nên tui bấm bụng sống chung, chứ tui chẳng có 1 tí tình cảm yêu thương gì cả.
Trần Thị Nga: Mẹ mình bị đối xử quá bất công. Bố mình say rượu 30 năm nay một mình lo kinh tế. Ông bà nội có của có đất chia cho 5 người con. Bố mình là cả không được gì. Đất nhà mình đang ở là xã cắm cho mẹ mình.
Con cái, ông bà không chăm sóc cho ngày nào. Các cô, các chú đều giàu có hơn. Nhưng khi bà nội bị ốm, mẹ mình đón về chăm sóc, bà còn bị liệt nằm một chỗ cơ. Mẹ nói sống để cho các con nhìn vào. Mình cũng hy vọng bạn như vậ, đừng ích kỷ. Bố như vậy rồi, hãy sống để bố bạn hiểu và thấy được cái sai của ông. Và các con bạn nhìn mình nữa.
Nhịn yêu vì... sợ con
Hơn bảy năm qua, vợ chồng Kim dù ly hôn nhưng vẫn ràng buộc nhau bởi những điều khoản chăm nom con cái. Càng lớn con gái càng bướng bỉnh.
Chuyện tình lệch tuổi, trai tân lấy gái nạ dòng... nhiều năm nay chẳng còn nặng nề định kiến như xưa. Cứ nghĩ sẽ chẳng khó khăn gì để tiến tới những mối quan hệ như vậy, nhưng khi bước vào mới thấy, mọi chuyện chẳng dễ dàng gì.
Kim lấy chồng ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Chồng lái xe khách, quen thân với anh họ của Kim và thường đến nhà chơi từ ngày cô còn học cấp III. Tính tình hoạt bát, nói năng mạch lạc, nên anh được gia đình Kim rất quý. Biết anh có tình ý với cô, cả nhà vun vào ủng hộ. Kim cũng cảm mến anh vì sự nhiệt tình, năng nổ, đi đâu, làm gì cũng luôn chu đáo với mọi người.
Bốn năm yêu nhau, Kim biết công việc của chồng tương lai, biết nhiều mối quan hệ của anh, nhưng cô không ngờ sau cái vẻ chu toàn ấy là những bất trắc trong hôn nhân đang chờ chực.
Chồng Kim nghiện ma túy. Điều đó khiến Kim sốc nặng. Tiền bạc làm ra chỉ để phục vụ cho những cơn say "nàng tiên nâu" ngày một dày lên. Những khoản nợ từ đâu ùn ùn ập tới. Kim bất ngờ và hụt hơi trước những trận cãi vã, những món đồ quý giá trong nhà lần lượt đội nón ra đi, những trận đòn trút xuống thân thể nhỏ bé. Đã thế, cô còn bị chồng kiểm soát mọi lúc mọi nơi, những cuộc truy hỏi và ghen tuông vô lối.
Kim là mẫu phụ nữ truyền thống, sợ điều tiếng, sợ sự thay đổi, vì thế mà gồng lên chịu đựng. Nhưng rồi càng gắng gượng càng bi kịch, Kim phải ký giấy trả nợ cho chồng mấy trăm triệu đồng rồi quyết vùng ra khỏi cuộc hôn nhân ấy khi con gái tròn năm tuổi.
Về lại nhà mẹ đẻ cách quê chồng gần hai trăm cây số, Kim xin vào cơ quan truyền thông, lăn xả nhận việc bất kể ngày đêm, tranh thủ bán hàng online ngoài giờ để hằng tháng trả nợ cho chồng. Kim gặp lại Tâm, chàng trai nhỏ hơn cô ba tuổi, quen biết nhau từ hồi cùng học lớp tập huấn nghiệp vụ.
Lệch tuổi nhau nhưng Kim và Tâm chỉ xưng hô "cậu, tớ". Chuyện của Kim, Tâm biết rất rõ, bởi từ lâu Kim đã xem Tâm như một tri kỷ. Cái vẻ lặng lẽ làm nhiều hơn nói, cách anh im lặng lắng nghe làm Kim thấy thoải mái và nhẹ nhõm khi muốn kể với anh một điều gì đó.
Tâm ba mươi tuổi vẫn độc thân, hiền lành, tốt tính, quan tâm Kim và con gái cô như người thân ruột thịt. Tâm ít khi thổ lộ, nhưng sự nhạy cảm của phụ nữ cho Kim biết vị trí của cô trong lòng anh không đơn thuần là bạn hữu.
Tâm đủ chín chắn để biết mình muốn gì, cần gì. Anh thương Kim, muốn bù đắp cho cô những tháng ngày vất vả và đi tiếp đoạn đời còn lại. Dẫu chẳng công khai, nhưng khi yêu làm sao giấu được ánh mắt nụ cười. Mọi người trong cơ quan nửa tin nửa ngờ cũng chỉ ngấm ngầm bàn tán, nhưng gia đình Tâm thì thẳng thừng phản đối.
Tâm vững tin và sẵn lòng chờ đợi, anh nói chỉ cần Kim cùng anh nỗ lực là đủ. Nhưng Kim không dám bước tới, bởi có những chuyện rất khó giãi bày. Hơn bảy năm qua, vợ chồng Kim dù ly hôn nhưng vẫn ràng buộc nhau bởi những điều khoản chăm nom con cái.
Càng lớn con gái càng bướng bỉnh, nhất là sau mỗi lần được bố đón về nội dăm ba ngày, có khi cả tháng hè, con bé ngày càng phản ứng dữ dội hơn trước những ân cần của Tâm với hai mẹ con. Nó giám sát, tra hỏi Kim bất kể lúc nào. Kim đi đâu, làm gì cũng phải nói rõ, nếu không con bé sẽ tự ý nghỉ học, bỏ ăn, thậm chí bỏ nhà đi.
Có hôm nó còn "gào" lên nạt nộ Kim, bảo không muốn "chia" mẹ cho ai cả. Kim lo sợ sự thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, những tổn thương tinh thần vô hình sẽ ảnh hưởng đến con. Cô tự nhắc mình giữ khoảng cách với Tâm. Hơn một năm qua, Tâm dường như bất lực khi một mình nắm níu, cha mẹ anh lại thúc giục quá nhiều, nên cũng đành buông xuôi.
Gặp Kim, thấy cô ngày càng trẻ ra, nói cười sôi nổi hơn hẳn, nhưng nỗi buồn trong đáy mắt vẫn không sao che lấp được. Kim nói có lẽ sẽ chỉ ở vậy, bởi cuộc sống hiện tại của mẹ con cô cũng ổn rồi. Nợ nần đã xong xuôi, coi như trút được gánh nặng. Công việc ngày càng thuận lợi hơn. Con gái "sở hữu" mẹ nên ngoan và học hành tiến bộ.
Mừng cho Kim, nhưng bạn bè thân tình vẫn khuyên, dù thế nào đi nữa cũng phải sống cho bản thân mình. Có thể chờ đợi thêm ít lâu, khi con bé lớn hơn thì nói cho nó hiểu. Kim cười buồn, chắc phải khi nào con bé lấy chồng, rồi có con, tự khắc nó sẽ biết đúng sai. Còn bây giờ, chắc là vẫn chưa thể.
Chẳng phải riêng Kim, phụ nữ nói chung muôn đời vẫn "đắm đuối vì con" như thế. Không thể trách Tâm thiếu dũng khí, hay trách Kim không đủ mạnh mẽ để bước qua rào cản. Chỉ có thể nói là, đúng người mà sai thời điểm chăng? Có lẽ chỉ Kim biết, một ngày nào đó mọi thứ sẽ phải thay đổi, đâu thể vì thỏa nguyện những ước muốn, suy nghĩ của ai đó mà từ bỏ chân tình, từ bỏ những điều bản thân mình mong đợi.
Mai Đình
Một đời chồng thì đã sao, tôi thấy cuộc sống của mình rất ổn Tôi thấy thật lạ khi nhiều chị em tỏ ra ái ngại chuyện bản thân từng một lần đò. Với tôi, đàn bà một đời chồng chẳng sao cả. Miễn là bản thân mình thấy hạnh phúc, thấy mình lựa chọn đúng là đủ rồi. Mỗi khi nhắc đến đàn bà một đời chồng là đã thấy cái nhíu mày của thiên hạ....