Quả bơ siêu phẩm số 1 cho bé ăn dặm
Nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua thực phẩm số 1 giúp con thông minh hơn các em bé cùng lứa.
Không chỉ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm.
Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác.
Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa.
Giá trị dinh dưỡng cực “khủng” khi ăn dặm quả bơ
Quả bơ được coi như trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả. Bơ sẽ nuôi dưỡng em bé với hàm lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,…dồi dào. Mẹ thậm chí không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại trái cây nào khác.
Quả bơ được coi như trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả (ảnh minh hoạ)
Tác dụng không ngờ khi ăn dặm quả bơ với trẻ sơ sinh
Ăn bơ giúp trẻ mau tăng cân, tăng cân khoẻ
Quả bơ có nhiều chất béo nhưng tuyệt vời thay, đây hoàn toàn là những chất béo cực có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo có trong bơ là chất béo bão hoà đơn, không chứa cholesterol. Chính vì vậy, bơ thường được khuyến cáo như một loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh, những em bé từ 6 tháng tuổi trở lên đang cần rất nhiều dinh dưỡng và những em bé tăng cân chậm.
Trẻ ăn bơ có não bộ phát triển vượt trội
Bơ chứa rất nhiều axit béo Omega 3 – một loại axit hàng đầu góp phần tăng trí thông minh của trẻ và hệ thần kinh trung ương. Ngay vào giai đoạn sơ sinh, khi não bộ còn đang phát triển mạnh mẽ, nếu mẹ cho con ăn nhiều bơ, bé sẽ có khả năng phát huy tối đa não bộ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bơ có chứa nguồn kali dồi dào. Thậm chí nhiều hơn tới 60% so với lượng kali có trong chuối. đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc tính kháng khuẩn, kiểm soát viêm da, hăm
Viêm da, hăm tã là kết quả của tổn thương mô do virus hoặc dị ứng tiếp xúc.Vì da của trẻ sơ sinh rất mềm mại và mỏng manh nên càng dễ bị viêm.Nghiên cứu cho thấy bơ có thể làm giảm viêm ở mức độ lớn.
Video đang HOT
Ngoài ra các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bơ sở hữu đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời
Bơ rất giàu chất béo khoẻ giúp con tăng cân và thông minh. (ảnh minh hoạ)
Giúp hơi thở bé thơm tho
Trẻ sơ sinh ăn sữa thường có mùi chua trong miệng. Việc ăn bơ sẽ giúp loại trừ vấn đề đó. Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột, giúp bé có được hơi thở thơm tho.
Hỗ trợ tiêu hoá
Mẹ sẽ không còn nỗi lo lắng con táo bón nếu bé được ăn bơ hàng ngày. Chất xơ dồi dào trong bơ giúp hỗ trợ tiêu hoá vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bản thân quả bơ cũng là một thực phẩm vô cùng dễ tiêu và lành cho hệ tiêu hoá của trẻ.
Cách chọn và bảo quản bơ
Chọn bơ cho trẻ ăn dặm, mẹ cần cẩn thận và kỹ tính một chút để tìm được quả tươi và chín ngon nhất
- Vỏ: Thường thì loại bơ có vỏ xanh điểm lấm tấm chấm vàng có tỷ lệ bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím. Bơ sáp già thường có da căng bóng, cầm nặng tay, không ọp, lắc có thể nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong. Đó thường là bơ gần chín, ngon. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng.
- Hình dáng: Quả bơ dài thì thường hạt nhỏ hơn quả tròn nhưng lại nhiều xơ hơn bơ tròn.
- Cuống bơ: Nếu như cuống bơ to, mập mạp thì đó là bơ non. Cuống bơ đã có phần già, hơi khô lại rồi thì đó là bơ đã già, nên chọn. Hoặc dùng tay ấn ngay chỗ cuống, nếu thấy mềm thì đó là trái bơ sắp chín, có thể ăn sau vài tiếng. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần về sau.
- Khi ăn, nắn khắp quả bơ nếu thấy mềm tay thì mới bổ, vì nếu bổ khi bơ còn xanh thì bơ rất khó để chín lại.
- Không lấy những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, hoặc cũng không còn hương vị thơm ngon nữa.
Đừng để bơ quá lâu trong tủ lạnh, sẽ mất hương vị. Nên mua để ăn trong 1 – 2 ngày. Bơ còn xanh thì để ngoài cho chín rồi mới giữ trong tủ lạnh.
Cách chế biên bơ cho trẻ ăn dặm
Bơ mềm, có kết cấu như kem nhuyễn nên rất dễ dàng cho trẻ sơ sinh có thể ăn ngay từ khi mới 5,6 tháng tuổi. Mẹ chỉ cần dùng thìa nạo là có thể cho con ăn luôn.
Trộn bơ cùng với sữa mẹ, sữa tươi hay sữa công thức cũng là thói quen được nhiều chị em lựa chọn.
Bơ rất dễ kết hợp, khi xay nhuyễn cùng chuối, bí đỏ, khoai lang, sữa chua… đều ra được một món ăn ngon cho bé tập ăn dặm.
Theo Khám Phá
Thực phẩm cho trẻ ăn dặm tuyệt đối không nên để tủ lạnh
Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn.
Cà chua
Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên.
Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên, mà mẹ vẫn biết là, cà chua chỉ ngon khi để chín tự nhiên mà thôi. Ngoài ra, hơi lạnh từ tủ sẽ phá vỡ kết cấu của quả cà chua, cụ thể là lớp màng bên trong vỏ cà, khiến cho quả cà chua tươi ngon mọng nước trở nên đầy những bột. Cách tốt nhất mẹ nên bảo quản cà chua là để vào trong rổ ở nơi mát mẻ thoáng khí.
Khoai tây
Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn. Khoai tây sẽ được bảo quản tốt nhất nếu mẹ để vào trong túi giấy ở chỗ tối và thoáng mát. Túi giấy là lựa chọn tốt nhất bởi nếu là bao ni lông thì sẽ quá kín và không khí bên ngoài không thể lọt vào được.
Quả bơ
Với nhiều bé, bơ luôn là món khoái khẩu bởi độ béo ngậy và thơm ngon, đặc biệt là khi mẹ trộn với sữa hoặc đánh sinh tố cho con . Bơ còn là loại quả giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều chất béo có lợi. Nếu mẹ mua bơ chưa chín cho bé, đừng"dại"cho vào tủ lạnh vì có thể 5 ngày sau mẹ bỏ ra, quả bơ vẫn còn cứng nguyên và rất khó ăn. Còn nếu bơ đã chín rồi thì mẹ có thể vô tư giữ trong tủ lạnh.
Một số loại quả
Dưa ngọt, nho, cam, các loại quả họ cam và chuối là những loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh vì một khi để ở nhiệt độ quá thấp sẽ làm hoa quả chưa chín bị ủng thối. Nếu dưa ngọt đã bổ ra rồi mới cho vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng trước khi ăn, bạn sẽ càng cảm thấy ngon ngọt hơn. Còn chuối để trong tủ lạnh sẽ chuyển sang màu sẫm, vị ngọt sẽ giảm.
Dầu olive
Bạn đã từng cất dầu olive vào trong tủ lạnh? Chúng tôi khuyên bạn không nên. Bởi cất dầu olive trong tủ chỉ làm cho dầu ngưng tụ và đông cứng lại mà thôi. Cách tốt nhất để lưu trữ chính là giữ nó ở trong chai và cất ở nôi tươi mát như tủ bếp.
Các loại rau thơm
Trừ khi được bọc chặt chẽ trong những chiếc túi hoặc đặt trong một chiếc bình kín, còn không đừng để các loại rau thơm trong tủ lạnh. Các loại rau này có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh và khiến chúng không còn mùi vị như lúc đầu. Hơn nữa, chúng cũng bị héo nhanh nếu để trong tủ lạnh.
Mật ong
Mật ong không cần thiết phải trữ trong tủ lạnh.
Mật ong không cần thiết phải trữ trong tủ lạnh. Loại thực phẩm này có hạn sử dụng là mãi mãi nếu được đóng kín nắp. Nếu mẹ cho mật ong vào tủ lạnh, mật sẽ bị kết tủa và sẽ trông như những hạt pha lê nhỏ, mẹ khó có thể lấy để làm món bánh mì chấm mật ong ngon lành cho bé nữa.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
- Không nên nấu rau củ quá lâu vì sẽ làm hủy hết vitamin.
- Thức ăn thừa của bé nên bỏ đi, không nên để dành cho lần sau.
- Tránh những loại nước giải khát đóng hộp vì có thể làm hại cho hệ răng của bé, chỉ nên dùng nước lọc nấu chín.
- Không nên dùng quá nhiều muối và gia vị khi chế biến thức ăn cho bé.
Hãy cho trẻ ăn dặm đúng cách.
- Tập bé ăn một loại thức ăn mới trong vài ngày, sau đó theo dõi xem có những phản ứng dị ứng không (như tiêu chảy, ói mửa... ), sau khi bé đã quen mới tập ăn loại thức ăn khác.
Theo Khỏe & Đẹp
Qui tắc 'nhập môn' cho mẹ có con tập ăn dặm Muốn tránh cảnh khổ sở vì con biếng ăn, ăn rong, khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ PHẢI tuân thủ những nguyên tắc này. Nhà tôi có 4 chị em gái, chỉ có chị cả là làm chuyên gia dinh dưỡng, còn tôi và hai chị nữa đều theo ngành ngân hàng của bố mẹ. Thành thử ra, mọi chuyện liên...