Qua 3 ngày đầu tháng, ’sóng gió’ đã ập đến thị trường tiền điện tử
Dù chỉ mới trải qua ba ngày đầu tháng 8, thị trường tiền điện tử đã đón nhận hàng loạt tin xấu.
Vào ngày thứ hai, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã nộp đơn khiếu nại dân sự buộc tội 11 người tham gia sáng lập và quảng bá nền tảng Forsage có liên quan đến một kế hoạch ponzi. Ước tính, nhóm này đã huy động được hơn 300 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Ponzi là một hình thức lừa đảo, nơi những kẻ gian lên kế hoạch sử dụng tiền từ các nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu tư trước đó. Quá trình này sẽ liên tục diễn ra cho đến khi hành vi gian lận không còn duy trì được nữa.
Ngày 1/8, SEC đã đệ đơn kiện 11 người với cáo buộc liên quan đến dự án hợp đồng thông minh phi tập trung (Ảnh: CNBC).
Forsage tự tuyên bố là một nền tảng hợp đồng thông minh phi tập trung, cho phép hàng triệu nhà đầu tư tham gia giao dịch trên các blockchain Ethereum, Tron và Binance. SEC cáo buộc rằng trong hơn 2 năm qua, nền tảng này đã hoạt động như một mô hình ponzi, trong đó các nhà đầu tư thu lợi nhuận bằng cách tuyển dụng thêm những người mới.
Trong đơn khiếu nại, SEC gọi Forsage là “một mô hình kim tự tháp lừa đảo và kế hoạch ponzi điển hình”. Đơn khiếu nại cũng nói thêm rằng phương thức chính mà các nhà đầu tư kiếm tiền từ Forsage là tuyển dụng thêm người mới.
“Như đơn kiện đã đề cập, Forsage là một kế hoạch lừa đảo ponzi trên quy mô lớn. Những kẻ gian lận sẽ không thể lách luật chứng khoán liên bang bằng cách tập trung kế hoạch vào các hợp đồng thông minh và blockchain”, Carolyn Welshhans, đại diện SEC, cho biết.
Thứ ba (ngày 2/8)
Công ty khởi nghiệp tiền điện tử Nomad đã bị đánh cắp gần 200 triệu USD. Nomad là cầu nối (bridge) cho phép người dùng hoán đổi token từ chuỗi khối này sang chuỗi khối khác.
Theo các chuyên gia bảo mật chuỗi khối, vụ tấn công được thực hiện bằng nhiều tài khoản khác nhau. Thậm chí, không ít người khi phát hiện ra điều này còn “hôi của” bằng cách sao chép lại giao dịch của hacker và chỉ thay đổi địa chỉ ví rút tiền nhằm bòn rút từ Nomad.
Video đang HOT
Sự cố của Nomad được xem là vụ tấn công hỗn loạn nhất kể từ khi Web3 xuất hiện (Ảnh: Coinmash).
“Ngay cả khi không có kinh nghiệm về lập trình, bất cứ người dùng nào cũng có thể sao chép giao dịch của tin tặc và thay thế địa chỉ ví rút bằng địa chỉ ví của họ.
Không giống với các cuộc tấn công trước đó, vụ việc của Nomad đã trở thành một cuộc tấn công mà trong đó rất nhiều người dùng đã phá hủy mạng lưới”, Victor Young, người sáng lập kiêm kiến trúc sư trưởng của công ty khởi nghiệp tiền điện tử Analog, chia sẻ.
Sam Sun, chuyên gia nghiên cứu tại công ty đầu tư tiền điện tử Paradigm, đã mô tả cuộc tấn công này là “vụ hack hỗn loạn nhất từng xảy ra từ khi Web3 xuất hiện”. Web3 là một phiên bản giả định trong tương lai của Internet, được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain.
Thứ tư (ngày 3/8)
Vào đêm thứ ba rạng sáng thứ tư, hàng loạt ví “ nóng” kết nối với blockchain của Solana đã bị tấn công. Theo công ty phân tích blockchain Elliptic, gần 8.000 ví kỹ thuật số đã bị rút hơn 5,2 triệu USD tiền điện tử, bao gồm đồng SOL và USDC. Tài khoản Twitter chính thức của Solana cũng đã xác nhận vụ tấn công.
Token SOL của mạng Solana hiện là một trong những đồng tiền điện tử có giá trị lớn nhất, sau Bitcoin và Ethereum. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá trị của SOL đã giảm 8% chỉ trong 2 giờ sau vụ tấn công.
Nguyên nhân của vụ tấn công trên mạng Solana vẫn chưa được xác định (Ảnh: CNBC).
Trao đổi với CNBC, Tom Robinson – chuyên gia từ Elliptic, cho biết nguyên nhân chính xác của vụ tấn công vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có vẻ như vụ việc xuất phát từ một lỗ hổng trong phần mềm ví và không liên quan đến mạng blockchain của Solana.
“Các kỹ sư cũng như một số công ty bảo mật đang tích cực điều tra nguyên nhân của vụ việc này,” Solana cho biết.
Hiện tại, Solana khuyến cáo người dùng nên sử dụng ví “lạnh” để có thể giữ tài sản một cách an toàn.
Solana từng được xem là một trong những mạng lưới triển vọng nhất trong thị trường tiền điện tử. Thậm chí, đây còn được ví như kẻ thách thức đối với Ethereum. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mạng lưới này liên tục gặp phải hàng loạt vấn đề cũng như khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính phi tập trung.
Binance bị tố giúp Iran 'lách' các lệnh cấm vận của Mỹ
Sàn giao dịch tiền điện tử mã hóa lớn nhất thế giới Binance bị tố ngầm phục vụ cho các khách hàng tại Iran, bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ.
Quay trở lại tháng 5.2018, Mỹ, dưới thời của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA và áp đặt nhiều lệnh cấm vận hơn với Iran kể từ ngày 7.8 cùng năm.
Đến tháng 11.2018, Binance, sàn giao dịch tiền điện tử mã hóa lớn nhất thế giới, đã tuyên bố ngừng cung cấp dịch vụ tại Iran và yêu cầu người dùng tại quốc gia này thanh lý tài khoản. Tuy nhiên, theo điều tra của Reuters thì người dùng tại Iran vẫn có thể giao dịch trên sàn Binance, thậm chí sàn còn cố tình gợi ý dùng VPN để "vượt rào".
Reuters đã tiến hành phỏng vấn 7 thương nhân người Iran và tất cả trong số đó cho biết rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng Binance để giao dịch cho đến tháng 9.2021 và chỉ mất quyền truy cập khi sàn này thắt chặt công tác chống rửa tiền trong tháng 6.2022.
"Tiền điện tử mã hóa là một giải pháp tuyệt vời để tránh các lệnh trừng phạt và kiếm nhiều tiền", nhà giao dịch Ali, không cho phép Reuters tiết lộ tên đầy đủ, cho hay.
"Có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng không sàn nào tốt bằng Binance. Sàn này không cần xác minh danh tính, nên chúng tôi sử dụng", một nhà giao dịch khác tại Tehran chia sẻ.
Binance bị tố cáo chống lại lệnh cấm vận của Mỹ đặt lên Iran
Ngoài ra, có đến 11 người Iran khác công khai trên LinkedIn rằng họ vẫn tiếp tục giao dịch trên sàn Binance bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.
Reuters đã thu thập được 10 tin nhắn giữa các nhân viên cấp cao của Binance trong giai đoạn 2019-2020, đề cập đến việc thứ hạng người dùng Iran tăng lên cũng như mức độ phổ biến của sàn qua khảo sát trên Instagram tại nước này. Do đó, Reuters cho rằng nội bộ Binance nắm rất rõ sự tồn tại của những giao dịch này.
Không những vậy, Reuters còn "lôi" một bài đăng của Binance trước đây hướng dẫn người mới sử dụng VPN trên blog và một bài đăng Twitter của CEO Changpeng Zhao (CZ) vào tháng 6.2019 nhận định rằng VPN "rất cần thiết, chứ không phải là tùy chọn". Những bài viết này đã bị xóa đi trong cuối năm 2020.
CZ lên tiếng phản bác
Vẫn như lần trước, CZ đã rất nhanh chóng lên tiếng phản bác cáo buộc của Reuters.
Mở màn chuỗi bài phản bác trên mạng xã hội Twitter, CZ cho rằng bài viết của Reuters "tựa một đằng, nội dung một nẻo" (tiêu đề là "Binance phục vụ các nhà giao dịch tiền điện tử mã hóa ở Iran bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ", trong khi nội dung lại nhấn mạnh rõ Binance đã cấm người dùng Iran, có 7 người dùng tìm được cơ chế để tránh né nhưng rồi cũng bị chặn sau đó.
"Chủ sàn" Binance tóm tắt nội dung bài viết của Reuters theo một cách khác
"Thực tế thì tôi còn chẳng cần phải viết phản hồi, người dùng họ tự biết cả rồi. Hãy ngừng đối xử với người dùng (độc giả) của bạn như thể rằng họ chẳng biết gì cả, bạn có thể sẽ mất họ", CEO Binance lên tiếng cảnh báo Reuters.
Trước cáo buộc giúp Iran "lách" các lệnh cấm vận của Mỹ, Binance đã bị Reuters tố cáo hoạt động như một kênh dẫn để rửa tiền bất hợp pháp với số tiền vượt hơn 2,3 tỉ USD trong 5 năm. Bài viết được đăng tải vào đầu tháng 6.2022, tức là chỉ một tháng trước bài viết cáo buộc lần này.
Điểm mặt những đồng coin tăng mạnh nhất tuần qua Nhà đầu tư mạo hiểm nào nhảy vào những coin này đúng thời điểm, chắc chắn sẽ thu hồi được một phần vốn bị mất khi thị trường đi xuống. Mặc dù tăng giảm bất thường, song thị trường tiền số kết thúc tuần với những kết quả khả quan. Bitcoin tăng lên mốc 21.296 USD vào trưa ngày 10/7, tăng 11,62% so...