QHTD không cảm giác bên trong, phải làm sao?
Em là nữ, năm nay 24 tuổi và bắt đầu quan hệ tình dục năm 19 tuổi. Vấn đề của em là khi làm chuyện ấy em không có cảm giác gì hết trong nhiều năm.
Em biết không phải vì em không muốn quan hệ, cũng không phải tại bạn trai em không biết cách.
Bác sĩ à! Có khi nào là do bên trong của em quá dày nên không có cảm giác? Có trường hợp nào như vậy không bác sĩ? Bên ngoài thì có cảm giác còn bên trong thì không? Nếu như vậy thì bệnh em có chữa được không?
Cảm xúc cũng như hưng phấn tình dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nó là sự kết hợp giữa cả yếu tố cảm xúc lẫn cảm giác, cả về cảm xúc và thể chất.
Bạn không có bệnh gì cả. Khá nhiều phụ nữ cũng lo lắng như bạn hoặc thậm chí nghĩ bản thân mình không có nhu cầu tình dục và ham muốn thấp hoặc thậm chí nghĩ mình bị lãnh cảm vì họ không đạt được cực khoái khi quan hệ. Do thiếu kiến thức, đa số các cuộc “quan hệ” thường rất “lộn xộn” và phần thiệt luôn ở phía người phụ nữ. Thiếu màn dạo đầu, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng… khiến người phụ nữ chưa được kích thích đầy đủ để sẵn sàng làm chuyện ấy và tận hưởng nó.
Về phía bản thân, bạn nhìn nhận lại xem khi quan hệ, bạn đang thở đều hay cố nín thở, bạn có quá vội vàng, không dành đủ thời gian cho bản thân để trải nghiệm những cảm xúc đó hay không – dù là khi “một mình” hay khi làm với đối tác? Trong tuổi thơ hay kí ức trước đó của bạn có chuyện gì liên quan đến giới tính khiếp niềm vui và cảm xúc của bạn bị “bóp nghẹt”, khiến bạn không thể đón nhận những cảm xúc khi “yêu” hay không?
Nếu không thể tự khắc phục, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ tâm lý và chuyên khoa để cải thiện đời sống “chăn gối” của mình nhé.
Video đang HOT
Chúc bạn luôn hạnh phúc trong cuộc sống nhé!
Theo VNE
Xuất tinh muộn, không xuất tinh và không đạt cực khoái
Rối loạn cực khoái ở nam giới là một chuỗi rối loạn từ xuất tinh muộn đến hoàn toàn không có khả năng xuất tinh và xuất tinh ngược dòng.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là tâm lý hay thực thể.
Về nguyên nhân tâm lý có thể là: cảm giác sợ có thai, giảm hưng phấn tình dục (bạn tình thiếu gợi cảm, cảm giác sợ hãi hoặc đang xung khắc với bạn tình).
Về nguyên nhân thực thể có thể do một số bệnh nội khoa, thuốc, hoặc phẫu thuật ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh điều khiển phản xạ xuất tinh hoặc tác động lên thần kinh giao cảm chi phối túi tinh và cổ bàng quang, hoặc tác động lên thần kinh vận động chi phối sàn chậu và dương vật, gây xuất tinh muộn, không xuất tinh và không đạt cực khoái.
Rối loạn xuất tinh và không đạt cực khoái ở người lớn tuổi thường do hậu quả của phẫu thuật tiền liệt tuyến. Một số thuốc như ức chế alpha (tamsulosin) và ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (paroxetine) có thể gây mất cực khoái.
Ảnh minh họa
Chẩn đoán
Trước một bệnh nhân bị xuất tinh muộn, không xuất tinh hoặc không đạt khoái cảm tình dục chúng ta phải lưu ý tiền căn nội khoa và ngoại khoa đã nêu trong phần nguyên nhân gây bệnh. Khi hỏi bệnh chúng ta cần phải lưu ý các điểm sau:
Có đủ 3 giai đoạn của một quá trình đáp ứng tình dục không? Đó là: ham muốn, các động tác âu yếm gợi tình và cuối cùng mới là xuất tinh.
Có đạt cực khoái không? Có cảm giác sắp xuất tinh không?
Mức độ không thỏa mãn khi quan hệ tình dục.
Khám lâm sàng cần lưu ý kích thước, mật độ 2 tinh hoàn (tinh hoàn teo có thể là bệnh lý suy sinh dục, không xuất tinh hoặc xuất tinh rất ít), sờ không thấy ống dẫn tinh 2 bên (phối hợp với siêu âm qua ngả trực tràng-bất sản túi tinh 2 bên) trong bệnh lý bất sản ống dẫn tinh 2 bên thì thể tích xuất tinh cũng rất ít, giúp chúng ta chẩn đoán phân biệt với một bệnh cảnh không tinh trùng do bế tắc...
Điều trị
Sau khi chúng ta đã chẩn đoán đúng là bệnh lý xuất tinh muộn, không xuất tinh thì việc điều trị có thể tiến hành tương đối dễ dàng.
Điều trị theo nguyên nhân: ví dụ như xuất tinh ngược dòng là hậu quả của tổn thương thần kinh giao cảm chi phối phản xạ xuất tinh và đóng mở cổ bàng quang.
Nguyên nhân có thể là do chấn thương tủy sống, nhất là vùng chùm đuôi ngựa, bên cạnh đó phải kể đến nguyên nhân do phẫu thuật nạo hạch vùng bụng trong điều trị ung thư, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến...
Xuất tinh muộn hay không xuất tinh còn có thể liên quan đến một số bệnh nội khoa (như tổn thương thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường chẳng hạn, hay dùng thuốc ức chế giao cảm-adrenergic blocker). Kiểm soát đường huyết ổn định ở các bệnh nhân bị đái tháo đường góp phần cải thiện tình trạng xuất tinh muộn.
Nhìn chung, đa số bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật nạo hạch vùng bụng, đái tháo đường biến chứng thần kinh ngoại biên đều có thể cải thiện ít nhiều tình trạng xuất tinh muộn.
Điều trị triệu chứng: bằng phương pháp kích thích dương vật bằng điện, kích thích rung dương vật, xoa bóp tiền liệt tuyến, cho thấy cũng hiệu quả cho một số trường hợp xuất tinh muộn hoặc không xuất tinh.
Rối loạn xuất tinh là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, bệnh không những ảnh hưởng đến đời sống tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có hướng điều trị đúng và hiệu quả.
Theo Sức khỏe & Đời sống