Q.Gò Vấp những ngày giãn cách phòng dịch: Nhiều người sợ Covid hơn sợ thất nghiệp!
Q. Gò Vấp phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch đã được 10 ngày. Hạn chế đi lại nhưng nhiều người vẫn tâm sự ’sợ Covid hơn sợ thất nghiệp’.
Bên trong khu chợ ở chung cư Hà Đô (Q.Gò Vấp) hằng ngày tấp nập nhưng nay vắng người . ẢNH: CTV
Từ 0 giờ ngày 31.5, người dân sinh sống tại Q.Gò Vấp phải thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng dịch Covid-19. Chủ tịch UBND TP.HCM cũng yêu cầu người dân Q.Gò Vấp tạm nghỉ làm ở nhà, các chốt kiểm dịch cũng được lập để người dân không ra vào quận.
Anh Đặng Hữu Khiêm (21 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) chia sẻ hiện đang tạm thất nghiệp gần 1 tuần vì quán cà phê nơi anh làm việc tạm dừng hoạt động. Hiện, anh Khiêm ở cùng với người thân tại Gò Vấp. Anh kể lại, người thân của anh một người làm việc ở quận 12, một người làm việc ở quận 3 nhưng đều phải nghỉ việc ở nhà vì không qua được chốt.
Chủ nhà trọ Sài Gòn giảm nửa giá tiền phòng, phát lương thực cho bà con trong hẻm cách ly Covid-19
Riêng anh Khiêm phải đi khám bệnh ở quận 10 nhưng vì mất hồ sơ bệnh án cũ rồi nên không có gì làm chứng để khai báo với cơ quan chức năng nên cũng phải ở nhà.
“Mình cũng không phải là dân ở đây, mà đọc thông báo thấy phải xuất trình giấy tờ nên không biết mình có được ra hay không, nhưng mà cũng phải thường xuyên theo dõi vì thông tin thay đổi liên tục. Công ty người quen cũng phải thông cảm cho nghỉ để đợi thông báo tiếp theo. Nếu bắt buộc thì vẫn phải ở nhà, vì giờ cũng không có cách nào khác, nhưng vẫn mong được nới lỏng ra như là kiểm soát thân nhiệt, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách”, anh bày tỏ.
Tuy nhiên, bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền, thông tin về số lượng ca nhiễm khiến nhiều người lo lắng hơn, đặc biệt là những người một mình nuôi con nhỏ.
Q.Gò Vấp vắng vẻ vì người dân ai ở nhà ấy . ẢNH: CTV
Chị Nguyễn Hồng Hoa (ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) có công việc tại Q.Gò Vấp và được gọi nhận việc vào ngày 1.6. Chị kể lại khi nghe tin Gò Vấp phong tỏa, chị liên hệ lại thì được biết công ty vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, chị vẫn cân nhắc có nên qua nhận việc vì Gò Vấp đang là tâm dịch, công ty lại không thuộc diện sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu.
“Giờ qua thì sợ bị cách ly 15 ngày thì không ai chăm sóc mẹ và con gái. Giờ không có việc này thì kiếm việc khác nhưng để bảo vệ sức khỏe và gia đình trước, mong tình hình dịch bệnh sẽ ổn hơn”, chị nói.
Nhiều người dân bày tỏ sợ thất nghiệp nhưng sợ Covid hơn và lo lắng khi thấy mở mắt ra là bị căng dây cách ly . ẢNH: CTV
Hiện đang thực hiện cách ly tập trung tại một bệnh viện trên đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp), chị C.A bày tỏ mong muốn sớm được hết cách ly để về với con. Chị A. hiện là mẹ đơn thân thuê nhà trọ ở cùng 2 con tại Q.Gò Vấp, công việc của chị là làm tài xế Grab. Ngày 12.5 chị chở khách trong khu vực Q.Gò Vấp thì trở thành F1 của khách là F0 nên phải thực hiện cách ly tập trung.
Xôn xao vụ việc người dân bị đánh gục tại chốt kiểm soát Covid-19 ở Gò Vấp
Từ khi chị A. thực hiện việc cách ly, hai con của chị ở nhà tự chăm sóc nhau. Chị tâm sự giờ sắp hết thời gian cách ly tập trung thì lại tiếp tục phải thực hiện cách ly quận theo Chỉ thị 16 nên khó khăn là không thể tránh khỏi. “Không đi làm thì không có tiền nhưng mà giờ đảm bảo sức khỏe cho mình và con trước đã, thất nghiệp thì sợ nhưng cũng sợ Covid lắm”, chị bộc bạch.
TP.HCM giãn cách chống dịch Covid-19: Karaoke xóm 'đắp mộ cuộc tình, đắp suốt mấy ngày mộ chưa xong'
TP.HCM đang giãn cách xã hội, nhiều người ở nhà phòng dịch Covid-19 nhức đầu vì karaoke xóm. Hát không hay, mở loa to inh ỏi suốt cả ngày như tra tấn hàng xóm nhưng không phải ai cũng dám góp ý vì sợ đụng chạm.
Karaoke xóm là nỗi ám ảnh của nhiều người . ẢNH MINH HỌA: NGỌC DƯƠNG
Hạn chế đi lại, làm việc tại nhà trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 cũng là lúc nhiều hộ gia đình bị tra tấn bởi tiếng karaoke xóm văng vẳng bên tai. Từ sáng đến tối chỉ "Đắp mộ cuộc tình", "Lâu đài tình ái", rồi ca cổ lặp đi lặp lại khiến nhiều người ức chế phải thốt lên: "Đắp có ngôi mộ mà suốt mấy ngày cũng chưa xong".
Bản tin Covid-19 ngày 8.6: Nỗi lo bùng dịch vùng giáp ranh TP.HCM
"Hát dở mà hát hoài"
Chuyển đến chung cư tái định cư tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) chưa lâu, nhưng chị gia đình chị Hoa Xuân (35 tuổi) nói cảm thấy sợ hãi trước tiếng karaoke của hàng xóm. Chị kể, chung cư chỉ có hơn 30 hộ nhưng 2 hộ liên tục hát hò, trở thành nỗi ám ảnh của những nhà xung quanh.
"Thông thường cứ tối là hàng xóm mở karaoke hát, giọng phô, lệch tông nhưng cứ hát choe chóe, từ người già đến con nít cứ vậy thay phiên nhau hát đủ thể loại nhạc. Hát đến 22 giờ chưa nghỉ, hàng xóm nhắn lên nhóm chung cư, họ chỉ xem không nói gì. Nhờ đại diện ban quản trị nhắc nhở thì họ nói vừa mới mở. Trẻ con không ngủ được, người lớn cũng không được phút nghỉ ngơi sau cả ngày đi làm", chị Xuân bức xúc.
Dù cảm thấy phiền phức, đau đầu nhưng không phải ai cũng sẵn sàng góp ý hàng xóm vì karaoke . ẢNH: TN
Nhưng đó mới chỉ là ngày thường, vào dịp cuối tuần, hàng xóm của chị lên nhạc từ trưa. Vẫn là "Đắp mộ cuộc tình", "Thà rằng như thế" cho đến những bài nhạc trẻ đang thịnh hành, chuyển sang ca cổ rồi quay lại nhạc vàng...
Chị Xuân thở dài: "Được hàng xóm góp ý, họ đóng cửa vào hát, nhưng chung cư cách âm không tốt nên đóng cửa cũng không khác gì với mở cửa. Tiếng hát cứ như đấm ở bên tai. Hát dở mà hát hoài. Gia đình có nhiều người "phức tạp" nên hàng xóm không ai muốn gây gổ, đành chịu!".
Tương tự, anh Hưng Duy (30 tuổi) thuê nhà trọ gần đó cũng cho biết, không chỉ khi giãn cách xã hội mà trước đó, hàng xóm anh cũng hát karaoke liên tục. "Giờ ai cũng xài điện thoại kết nối wifi, sắm thêm loa kẹo kéo và chiếc mic là thành ca sĩ tại gia hết. Có lúc hai ba nhà cùng hát, nhà ai thì người đó nghe, còn hàng xóm nghe âm thanh hỗn tạp luôn. Cũng có khi nhà này hát vừa tắt thì nhà khác lại mở hát tiếp như chạy tiếp sức, chỉ khổ hàng xóm", anh Duy chia sẻ.
Sáng 9.6: Thêm 64 ca Covid-19 tại 5 tỉnh, thành phố
Ngại góp ý, sợ đụng chạm
Anh T.L (ngụ H.Nhà Bè) cho hay, anh từng qua nói chuyện thẳng thắn với hàng xóm về chuyện hát karaoke ồn ào, ảnh hưởng tới hàng xóm nhưng đâu cũng vào đó. Anh phải báo công an khu vực đến làm việc, hàng xóm lập tức tắt máy, nghỉ hết 2 ngày.
Karaoke vào từng ngõ hẻm . ẢNH: NGỌC THẮNG
"Có lẽ vì đam mê, sau đó hàng xóm tiếp tục hát, mà mỗi lần hát thì cứ phải mở loa hết công suất, phải hát như một liveshow dài mấy tiếng đồng hồ. Tôi lại báo công an xuống, lần đó hàng xóm vẫn bị công an nhắc, nhưng cả xóm tôi không bị karaoke tra tấn nữa", anh nói.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thẳng thắn sang góp ý hàng xóm như anh L.. Trên mạng xã hội, nhiều người vẫn than phiền về karaoke xóm, nhất là trong những ngày giãn cách xã hội, người dân hạn chế ra đường. Dân mạng ví đây như một cách thức tra tấn của những người nhà bên, nhưng ngại góp ý vì lo sẽ đụng chạm tay chân, hoặc nhẹ thì hàng xóm cũng ngại nhìn mặt nhau lần sau.
Gần đây có một số vụ gây thương tích do góp ý hàng xóm hát karaoke nên nhiều người càng ngại lên tiếng . ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Anh Nguyễn Văn Nguy (37 tuổi, ngụ H.Nhà Bè) kể, gần nhà anh có gia đình ngày nào cũng hát karaoke 4 - 5 tiếng. "Hàng xóm tôi về đến nhà là mở hát, vừa hát vừa nhâm nhi vài lon bia hay xị rượu. Nhìn thấy người ta ngà ngà vậy nên chẳng ai muốn góp ý làm gì, nhỡ có gì không kiểm soát được thì mệt thêm, nhưng đã có bia vào thì giọng lè nhè như hét vậy không chịu được", anh bộc bạch.
Hai bệnh viện nỗ lực cứu chữa chiến sĩ công an mắc Covid-19
Ông Phan Đình An (Chủ tịch UBND P.6, Q.Gò Vấp) cho biết, nhiều người dân ngại không nhắc nhở hàng xóm hát karaoke ồn ào vì ngại đụng chạm, xảy ra mâu thuẫn, mất lòng nhau.
Riêng tại P.6, ông An cho biết, đa số người dân hát karaoke ồn ào đều chấp hành khi có phường xuống nhắc nhở, người dân báo tin về hàng xóm hát karaoke ồn cũng được bảo mật thông tin cá nhân.
Theo ông An, người dân có thể phản ánh tiếng ồn như karaoke xóm qua tổng đài 1022, các thông tin sẽ được chuyển về địa phương xử lý nhanh chóng hoặc báo trực tiếp đến UBND, Công an phường.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều quận, huyện lo khu cách ly quá tải Cho rằng việc cách ly F1 tại nhà là phương án khả thi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, để thực hiện thành công cần phải đảm bảo quy trình giám sát chặt chẽ, thậm chí là đưa ra chế tài để ngăn ngừa sai phạm, rủi...