PYN Elite: VN-Index lên 1.800 điểm là thực tế
Đà leo dốc thần tốc của thị trường chứng khoán Việt Nam khiến không ít nhà đầu tư “say men” chiến thắng. Tuy nhiên, trong cơn hưng phấn này, hàng loạt câu hỏi được đặt ra. PYN Elite, một quỹ ngoại đang có hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đưa ra câu trả lời từ góc nhìn của “tay to” nước ngoài.
Dấu hiệu tăng bền vững
Chỉ số VN-Index hiện vẫn thấp hơn 9% so với mức cao nhất lịch sử (1.204 điểm) vào tháng 4/2018. Sau khi đạt đỉnh vào đầu năm 2018, chỉ số này đã điều chỉnh và theo xu hướng lình xình trong một thời gian dài.
Nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19 vào đầu năm 2020, chỉ số VN-Index đã tìm thấy sức mạnh mới để trỗi dậy. Kể từ mùa Thu năm 2020 cho tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy nhiều dấu hiệu tăng trưởng bền vững, được hỗ trợ bởi việc giao dịch ở mức trên đường trung bình 50 ngày.
Diễn biến chỉ số VN-index (đường màu xanh) và đường trung bình 50 ngày (đường màu đỏ)
Về giao dịch của khối ngoại, theo PYN Elite, nhà đầu tư nước ngoài phản ứng trước những yếu tố khó đoán định gây ra bởi đại dịch Covid-19 và bán ra khối lượng lớn cổ phiếu Việt Nam. Nếu như vào tháng 1/2020, khối ngoại tích cực gom hàng, xây dựng vị thế nắm giữ đối với cổ phiếu Việt Nam, thì kể từ khi đại dịch diễn ra, mọi chuyện hoàn toàn đảo ngược.
Kể từ mùa Hè năm 2020, khối ngoại bắt đầu mua trở lại cổ phiếu, nhưng dòng tiền vẫn ở trạng thái âm trong mùa Thu. Chính sức mua từ nhà đầu tư nội đã tạo lực đẩy cho chỉ số.
Tới tháng 11 và đầu tháng 12, lực mua và bán của khối ngoại trở nên cân bằng hơn, đồng nghĩa với việc tác động đối với thị trường Việt Nam ở trạng thái trung tính hơn.
Video đang HOT
Diễn biến mua/bán của khối ngoại kể từ đầu năm 2020
Rõ ràng, dòng tiền khối ngoại quay trở lại nhờ sức hấp dẫn từ thị trường Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam có triển vọng rất tích cực trong những năm tới, khả năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng lạc quan. Đây là lý do thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ngày càng thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, với các nhà đầu tư trong nước, lãi suất trái phiếu chính phủ đã giảm mạnh, từ 5%/năm xuống 2,5%/năm trong 2 năm qua. Xu hướng tương tự cũng diễn ra với lãi suất tiền gửi.
Theo PYN Elite, thực tế, nhà đầu tư Việt Nam thường ngần ngại khi bỏ tiền vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2018 – 2019, bởi thị trường diễn biến lình xình, trong khi lãi suất ngân hàng vẫn ở mức mang lại lợi nhuận tích cực. Phần thu nhập còn lại thường được người dân mang gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào các thị trường mang lại thu nhập cố định.
Diễn biến chỉ số VN-index (đường màu xanh) và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (đường màu đỏ)
Tuy nhiên, giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt khi so với các thị trường đầu tư khác. Vì vậy, môi trường lãi suất thấp sẽ tiếp tục hỗ trợ đà tăng của chứng khoán.
Thực tế, hiện mức đố quan tâm của nhà đầu tư trong nước tới thị trường chứng khoán đang khá cao. Dẫn chứng là nhà đầu tư nội đã mở 270.400 tài khoản mới trong 11 tháng qua, nâng tổng số tài khoản hiện là 2,7 triệu. Trong đó, riêng tháng 11, có 41.200 tài khoản mở mới, mức cao nhất trong tháng từ trước tới nay.
Số lượng tài khoản mở mới theo tháng kể từ đầu năm tới nay
Trong số này, 123 tài khoản là của nhà đầu tư tổ chức, phần còn lại của nhà đầu tư cá nhân.
Thị trường có còn rẻ?
Theo đánh giá của PYN Elite, đà tăng kể từ mùa Thu đã đẩy chỉ số lên cao hơn, nhưng các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam được dự báo sẽ có tăng trưởng lợi nhuận mạnh năm 2021.
Nếu xét theo P/E, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có mức định giá rẻ so với quá khứ, cũng như so với các thị trường châu Á khác. VN-Index đang giao dịch với P/E forward 13,3 lần, thấp hơn so với các thị trường Indonesia, Malaysia, Thái Lan…
P/E thị trường Việt Nam thấp hơn so với các thị trường khu vực
“Chúng tôi đặt mục tiêu chỉ số VN-Index chạm 1.800 và cho rằng, đây là một mức thực tế. Không có gì là quá lạc quan khi đặt ra mốc này, bởi hãy nhìn vào dự báo tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, triển vọng kinh tế lạc quan của Việt Nam và những cơ hội hiện hữu trên thị trường”, các chuyên gia phân tích của PYN Elite nhấn mạnh.
Cơ hội thuộc nhóm cổ phiếu nào?
PYN cho biết, quỹ này đã bán ra cổ phiếu VIB sau khi giá tăng mạnh. Không chỉ VIB, nhiều cổ phiếu ngân hàng khác, như CTG cũng đang theo xu hướng tăng trong năm nay.
Tại châu Âu, ngân hàng thường không phải khoản đầu tư tốt để nắm giữ. Hoạt động cho vay tại Phần Lan chỉ tăng gần 3% trong 10 năm qua và 15% tại châu Âu, trong khi đó, lợi nhuận ngân hàng giảm lần lượt 31% và 59%. Theo đó, mức lợi nhuận mà cổ phiếu ngân hàng mang lại thường rất kém.
Tuy nhiên, cùng giai đoạn này, câu chuyện hoàn toàn khác ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Trong 10 năm qua, các ngân hàng tại Việt Nam chứng kiến khoản cho vay tăng trưởng 331%, lợi nhuận tăng 241%. Tại các nền kinh tế mới nổi, nhóm cổ phiếu ngân hàng được xếp vào nhóm cổ phiếu tăng trưởng.
Tháng 10, lượng tiền mặt của PYN Elite bất ngờ tăng mạnh lên 12%, cao nhất trong năm 2020
Tính đến cuối tháng 10, tỷ trọng phân bổ tài sản của PYN Elite vào tiền mặt đã lên mức cao nhất trong năm 2020, tương đương 12% danh mục.
Cụ thể, lượng tiền mặt nắm giữ PYN bất ngờ tăng mạnh từ 5% cuối tháng 9 lên 12%. Đây có lẽ là động thái khá bất ngờ khi toàn thị trường đang "say men" chiến thắng trong 3 tháng trở lại đây (từ tháng 7 - 10/2020, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng hơn 100 điểm, tương ứng tăng 12,16%) thì PYN Elite lại âm thầm thu hẹp danh mục đầu tư.
Danh mục của PYN tăng 1,99% trong tháng 10/2020, nâng tổng giá trị tài sản quản lý lên 457 triệu EUR, tương đương hơn 542 triệu USD. Lũy kế đến cuối quý III/2020, Quỹ đạt hiệu suất sinh lời 4,44% từ đầu năm, trong khi VN-Index vẫn đang "ngụp lặn", giảm 3,7% đến hết tháng 10.
Có thể thấy tính đến cuối năm 2020, PYN Elite vẫn đang là quỹ đi đầu và đặt cược lớn vào nhóm tài chính - ngân hàng với các khoản đầu tư lớn vào các mã CTG, HDB, TPB và MBB lần lượt chiếm 9,65%, 9,3%, 8,72% và 4,83%. Tuy nhiên, trong tháng 10, lĩnh vực ngân hàng chỉ có mức tăng khiêm tốn 0,1%.
Top khoản đầu tư PYN cuối quý III/2020
Ngoài ra, PYN bày tỏ lạc quan về thông tin vĩ mô trong tháng 10. Vốn FDI giải ngân vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ 2,5% so cùng kỳ 2019, xuất khẩu và thặng dư thương mại tiếp tục duy trì ấn tượng, PMI giảm nhẹ 51,8 so với tháng 9 đạt mức 52,2. Tuy nhiên đây là tháng thứ 2 thể hiện mức độ mở rộng sản xuất vẫn đang trên đà tiếp diễn.
Tháng 5, PYN Elite tăng trưởng thấp hơn chỉ số, gia tăng đầu tư vào hàng không Nhờ diễn biến tích cực của thị trường, quỹ ngoại PYN Elite có thêm một tháng đầu tư tăng trưởng dương, dù mức tăng không lấy làm ấn tượng so với tháng trước đó. Trong tháng 5/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì đà hồi phục, chỉ số VN-Index tăng 12,4% chủ yếu nhờ lực leo dốc của VCB ( 25,3%),...