PVC Land được mở thủ tục phá sản: Khách hàng có mất nhà?
Trước việc tòa án sở tại cho phép Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC Land, chủ đầu tư dự án khu tổ hợp cao ốc – thương mại – dịch vụ PetroVietnam Landmark (Quận 2, TPHCM) mở thủ tục phá sản, nhiều khách hàng tỏ ra hoang mang, lo sợ.
Trước nỗi lo của nhiều người, đại diện PVC Land khẳng định vẫn giao nhà cho khách hàng .
Tuy nhiên, chủ đầu tư khẳng định dự án vẫn tiến triển và đã bàn giao nhiều căn hộ cho người mua.
Chiều ngày 6.3, trao đổi với Dân Việt xung quanh việc khách hàng của dự án PetroVietnam Landmark sẽ ra sao khi mới đây PVC Land được tòa án cho phép mở thủ tục phá sản, đại diện công ty này khẳng định, mọi người đã đóng tiền đều có nhà trong thời gian tới.
Vị này trấn an, không thể có chuyện PVC Land phá sản, mọi người cần phải phân biệt rõ giữa vấn đề PVC Land tuyên bố phá sản và việc khách hàng yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.
Ngoài ra, chủ đầu tư đang làm việc với các luật sư để giải quyết triệt để đối với trường hợp của bà Trần Thị Châu Giang (khách hàng của dự án, người trực tiếp yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với PVC Land). “Chúng tôi không hiểu, căn cứ vào đâu mà tòa án mở thủ tục phá sản đối với PVC Land? Bởi vì, căn hộ của bà Giang vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chủ đầu tư đã đề nghị khách hàng này nhận nhà. Mà nếu trường hợp không nhận thì căn hộ bà Giang cộng chi phí lãi suất tính theo pháp luật chỉ rơi vào con số khoảng 2 tỷ đồng. Tại sao tòa án lại nghĩ PVC Land lại không có khả năng thanh toán số tiền ấy?
Video đang HOT
Trong khi đó, phải thẳng thắn rằng, sau nhiều năm đắp chiếu vì một số khiếm khuyết, đến hiện tại, chủ đầu tư rất nỗ lực đế bàn giao nhà cho khách hàng trong tháng 6.2017. Việc giữa PVC Land và bà Giang là chưa thỏa thuận được mức đền bù theo pháp luật chứ không phải là chủ đầu tư không đủ khả năng trả nợ cho khách hàng”, đại diện PVC Land nói.
Đáng nói, trước đó ngày 8.2, Chi cục Thi hành án dân sự quận 2 đã ra quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land) và “phong tỏa” hơn 15.000m2 tại dự án PetroVietnam Landmark.
Sau đó, vào ngày 24.2, tòa án lại cho phép PVC Land được mở thủ tục phá sản theo yêu cầu từ bà Giang. Nguyên nhân chính do dự án đã “đứng hình” hơn 6 năm, trong khi bà Giang đã thanh toán đầy đủ các khoản tiền mua nhà. Qua xem xét hồ sơ, chứng cứ được cung cấp từ bà Giang, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định 52/2017/QĐ-MTTPS mở thủ tục phá sản đối với PVC Land.
Tuy nhiên, một khách hàng mua nhà tại dự án này tiết lộ, mới đây, nhiều người đã được chủ đầu tư thông qua cho phép vào sửa căn hộ để dọn vào ở trong thời gian tới và họ khẳng định thông tin PVC Land chuẩn bị giao nhà là đúng sự thật.
Nhiều căn hộ đang được sửa chữa để bàn giao cho khách hàng.
“Hơn 400 người đóng tiền vào dự án PetroVietNam Landmark đang rất phấn khởi trước những động thái tích cực từ chủ đầu tư trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc tòa án “tự dưng” ban hành quyết định phong tỏa theo yêu cầu của bà Giang làm mọi người hết sức mệt mỏi. Không thể vì một người mà ảnh hưởng hơn 400 người khác được. Có ai hiểu rằng, người mua nhà đã đợi gần chục năm trời đau khổ thế nào không?”, anh V, một cư dân mua tại tại dự án này, cho biết.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh – Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng, theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật Phá sản 2014, sau khi bị mở thủ tục phá sản, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giám sát bởi quản tài viên. Người này có trách nhiệm tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập bảng kê khai tài sản, danh sách chủ nợ, ngặn chặn tất cả việc mua bán, tẩu tán, chuyển giao tài sản mà không được phép của thẩm phán.
“Điều đó đồng nghĩa, chủ đầu tư có thể không bị chấm dứt hoạt động nhưng mọi giao dịch của doanh nghiêp như cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng… đều bị hạn chế và phải chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước”, Luật sư Chánh cho biết.
Đối với các khách hàng đóng tiền mua dự án, để đảm quyền lợi của mình trong trường hợp tòa án đã có quyết định chính thức mở thủ tục phá sản đối với Công ty PVCLand thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tòa án đăng báo lần cuối cùng để thông báo về việc mở thủ tục phá sản, khách hàng (các chủ nợ) nên chủ động liên hệ với Quản tài viên để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Theo Danviet
Dự án bị đình chỉ, khách hàng có nguy cơ mua "vịt trời"
Chiều qua 23.2, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận 2, TP.HCM cho biết, đơn vị này đã ra quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của Công ty cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land) tại dự án PetroVietNam Landmark (ở khu đô thị phát triển An Phú, Q.2, TP.HCM).
Dự án PetroVietnam Landmark bị "phong tỏa", hàng loạt khách hàng đối diện nguy cơ trắng tay
Quyết định số 66/QĐ của Chi cục THADS quận 2 vào ngày 8.2.2017 nêu rõ, sẽ "phong tỏa" hơn 15.000m2, trong đó có 4.708,5m2 đất ở, gần 3.500 m2 đất công trình công cộng, có kinh doanh và 6.165,28m2 đất công viên cây xanh, mặt nước, giao thông sân bãi. Riêng diện tích đất đã thế chấp cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh TP.HCM thì không tạm dừng.
Đáng lưu ý, trước khi Chi cục THADS quận 2 ra quyết định đình chỉ, dự án này đã được rao bán gần hết với 412 trong tổng số 418 căn hộ thu về số tiền khoảng 740 tỷ đồng. Như vậy, việc dự án này bị "chiếu tướng", khách hàng mua dự án đối diện với nguy cơ "trắng tay".
Nhiều khách hàng cho rằng, bản thân mình đã đóng số tiền 100% dự án, và không hề biết việc chủ đầu tư mang dự án cầm cố ở ngân hàng. Họ cũng đặt nghi vấn tại sao ngân hàng không xác minh trước khi cho chủ đầu tư vay vốn để xảy ra tình trạng trên.
Dự án PetroVietnam Landmark là khu tổ hợp cao ốc - thương mại - dịch vụ với tổng diện tích hơn 19.00 m2. Dự án được khởi công xây dựng vào năm 2010 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Sau thời gian dài "trùm mền" do chủ đầu tư thiếu vốn, đến cuối năm 2016 dự án khởi động lại và dự kiến hoàn thành vào quý 2/2017.
Được biết, đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn đang tiếp tục thi công các khâu cuối cùng để hoàn thiện căn hộ và xem như chưa hề có việc bị Chi cục THADS quận 2 "phong tỏa".
Theo Dantri
Khi những "con gà đẻ trứng vàng" biến thành... cục nợ! Đầu tư hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng cho khách sạn, quán karaoke để đón khách từ dự án của Formosa, nay chủ các cơ sở nói trên như ngồi trên đống lửa khi các cơ sở vắng hoe vắng hoắt. Kinh doanh không được, bán không ai mua, nhiều cơ sở đã phải đóng cửa, nhiều ông chủ bỗng chốc...