PVC: Hội đồng quản trị quyết mua lại 5% vốn để bình ổn giá cổ phiếu
Hội đồng quản trị cua Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP ( PV DMC, HNX: PVC) đa thông qua phương an mua tôi đa 2,5 triêu cổ phiếu PVC lam cô phiêu quy nhằm binh ôn gia cô phiêu PVC va lam cơ sơ đê huy đông vôn cho đâu tư theo chiên lươc phat triên cua công ty.
Giao dịch dự kiến được thực hiện trong năm 2019 – 2020, sau khi đươc Uy ban Chưng khoán Nhà nươc châp thuân.
Số cổ phần trên tương đương vơi 5% sô lương cô phiêu niêm yêt và sẽ được mua bằng thăng dư vôn cô phân. Giá mua se đươc xác đinh theo giá thi trương tai thơi điêm giao dich và không vươt quá giá mua đã được tông giám đôc trình.
Trên thị trường, giá cổ phiếu PVC đang giao dịch quanh ngưỡng 7.000 đồng/cổ phiếu, tăng 25% so với mức giá 5.700 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm.
PVC hiện có cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (36%). Doanh nghiệp này hiện đang cung cấp các loại hình dịch vụ hóa kỹ thuật, bao gồm dịch vụ dung dịch khoan; dịch vụ chống ăn mòn; dịch vụ làm sạch và dịch vụ xử lý môi trường; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hóa chất, hóa phẩm phục vụ cho ngành dầu khí và các ngành công nghiệp khác.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, PVC ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt trên 986 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận trước thuế đạt 24,1 tỷ đồng, gấp 7,6 lần chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,5 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 13,1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên thực tế, PVC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2019 rất thấp với 3,17 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và khoảng 0,17 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Cẩm Thư
Theo vietnamfinance.vn
Thấy gì từ gói thầu nghìn tỷ cung cấp bọc ống của PV Coating?
Với việc sở hữu nhà máy bọc ống duy nhất tại Việt Nam, PV Coating là đơn vị thực hiện hầu hết các hoạt động bọc ống ngoài khơi trong nước thông qua cơ chế đặc biệt tại các gói thầu trong ngành dầu khí.
Ảnh minh họa (Nguồn: pvcoating.vn)
Mới đây, CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PV Coating - Mã chứng khoán: PVB) đã được lựa chọn để thực hiện "Gói thầu Bọc ống thuộc Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh" do Chi nhánh Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) - Ban Quản lý Dự án Khí Đông Nam Bộ làm chủ đầu tư.
Giá trúng thầu là 983 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT và dự phòng phí). Thời gian thực hiện hợp đồng là 390 ngày.
Hiện PV Gas vẫn đang là người có tiếng nói quyết định tại PV Coating khi nắm giữ 52,9% vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Việc nhà thầu (PV Coating) và chủ đầu tư, ở đây là PV Gas, còn có liên quan đến nhau về cả pháp lý và tài chính phần nào đặt ra nghi ngại về hiệu quả kinh tế của gói thầu. Đặc biệt khi đây là một gói thầu có quy mô ngót 1.000 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, gói thầu được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Cụ thể, PV Gas đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép cho PV Coating và cả CTCP Sản xuất Ông thép Dầu khí Việt Nam (PV Pipe) được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do đơn vị này làm chủ đầu tư với lý do sản phẩm ống thép bọc của 2 đơn vị ngành dầu khí này là duy nhất trên thị trường Việt Nam và đều đã được Bộ Công Thương công nhận điều này.
Phản hồi lại PV Gas, Chính phủ đã có Quyết định số 1195/TTg-CN ngày 12/9/2018 chấp thuận cho việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt cho các gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ thuộc 2 dự án: Giai đoạn 2 của Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh và dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn mà chỉ có PV Pipe và PV Coating cung cấp được ở thị trường trong nước theo phương án do PV Gas đề xuất tại Văn bản số 1455/KVN-TMĐT ngày 12/7/2018.
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), với việc sở hữu nhà máy bọc ống duy nhất tại Việt Nam, PV Coating là đơn vị thực hiện hầu hết các hoạt động bọc ống ngoài khơi trong nước.
TVSI cho biết một số mỏ khai thác sử dụng nhà thầu nước ngoài để thi công sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với PV Coating, tuy nhiên Luật Dầu khí vẫn hạn chế sự tham gia của các tổ chức này. Bên cạnh đó, PV Coating còn nhận được sữ hỗ trợ tới từ công ty mẹ PV Gas, do đó nhiều khả năng các dự án bọc ống lớn trong tương lai vẫn sẽ do PV Coating thực hiện.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, PV Coating mới chỉ ghi nhận 21,4 tỷ đồng doanh thu, bằng 1/6 con số đạt được cùng kỳ năm 2018 và lỗ tới 32,4 tỷ đồng (trong 6 tháng đầu năm 2018, PV Coating báo lãi 27,2 tỷ đồng).
Gói thầu Bọc ống cho Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 gần 1.000 tỷ đồng trên được kỳ vọng sẽ giúp PV Coating cải thiện kết quả kinh doanh ty trong quý cuối cùng trong năm.
Theo Báo cáo cập nhập ngành Dầu khí do Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) phát hành đầu tháng 9/2019, dự án Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2 đang được thực hiện đúng tiến độ song song với dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt.
Tại dự án này, PV Coating chịu trách nhiệm cho phần bọc 116 km đường ống ngoài khơi và trên bờ trong giai đoạn 2019-2020 với tổng giá trị hợp đồng đạt 40 triệu USD. Nhiều khả năng PV Coating sẽ bắt đầu thực hiện và ghi nhận doanh thu & lợi nhuận từ dự án này từ quý IV/2019.
Ngoài 116km đường ống ngoài khơi và trên bờ, PV Coating sẽ thực hiện bọc 40km đường ống nội mỏ giữa CPP Sao Vàng (Giàn xử lý trung tâm tại mỏ Sao Vàng - PV) và CPP Thiên Ưng với tổng giá trị 7 triệu USD.
Nhà thầu Hyosung Corporation (Hàn Quốc) sẽ cung cấp tấm thép cho PV Pipe vào tháng 9/2019. Dự kiến, PV Pipe sau khi gia công chế tạo sẽ giao ống thép thành phẩm cho PV Coating thực hiện bọc ống từ tháng 10/2019 và thực hiện cuốn chiếu đến tháng 6/2020 trước khi tiếp tục thực hiện 40km đường ống nội mỏ Sao Vàng & Thiên Ưng.
Theo PV Coating chia sẻ, doanh nghiệp sẽ ghi nhận 40% giá trị hợp đồng ngay trong quý IV/2019 tương ứng 360 tỷ đồng./.
Theo Viettimes.vn
DMC dưới "quyền lực" của thu nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC, mã PVC, sàn HoSE) khá dồi dào so với cơ cấu nợ, nhưng sự lệ thuộc vào các khoản phải thu ngắn hạn cũng cho thấy DMC đang phụ thuộc khá nhiều vào "quyền lực" của tài sản này. Tại thời điểm ngày 30/6/2019, các...