PV Oil (OIL): Quý III/2020 hoạt động kinh doanh dần hồi phục sau cú sốc giá dầu đầu năm
Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (Mã chứng khoán: OIL – UPC0M) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 11.579 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1 tỷ đồng, lần lượt giảm 44,4% và 96,9% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 2,9% lên 4,2%.
Doanh nghiệp cho biết, do ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế giới và tác động mạnh của dịch bệnh covid-19 trong quý III đã làm cho tình hình kinh doanh xăng dầu của các đầu mối nói chung và PV Oil nói riêng gặp nhiều khó khăn, sản lượng kinh doanh xăng dầu nội địa quý III giảm khoảng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt khác, việc giá bán lẻ xăng dầu trong nước 15 ngày đầu tháng 10 thấp hơn giá gốc hàng tồn kho theo sổ sách kế toán tại ngày 30/9 nên doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 66,4 tỷ đồng
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 40.919 tỷ đồng, giảm 31,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế lỗ 305 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 351 tỷ đồng.
Như vậy, bức tranh 9 tháng đầu năm của OIL có dấu hiệu hồi phục dần sau cú sốc giá dầu đầu năm trong quý III/2020.
Video đang HOT
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 528,96 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 682,6 tỷ đồng.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản giảm 22,9% về 20.429,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 7.162,3 tỷ đồng, chiếm 35,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 5.198,9 tỷ đòng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 3.792,8 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.057,3 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch 29/10, cổ phiếu OIL giảm 200 đồng vè 8.000 đồng/cổ phiếu.
PV Oil lỗ hơn 500 tỷ do ảnh hưởng giá dầu thế giới
Do biến động giá xăng dầu thế giới trong quý I, sản lượng kinh doanh xăng dầu nội địa và lượng bán lẻ ra thị trường giảm khiến nhà phân phối xăng dầu lớn thứ 2 cả nước lỗ nặng.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với khoản lỗ hơn 500 tỷ đồng.
Cụ thể, 3 tháng đầu năm, nhà phân phối xăng dầu lớn thứ 2 thị trường trong nước ghi nhận 17.686 tỷ đồng doanh thu, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đà tăng mạnh của giá vốn khiến biên lãi gộp của công ty giảm từ 3,54% kỳ trước xuống còn vỏn vẹn 0,36% kỳ này.
Kết quả, công ty ghi nhận lợi nhuận gộp quý I năm nay giảm 89%, đạt 64 tỷ đồng.
Lãi gộp giảm mạnh nhưng nhiều chi phí vận hành doanh nghiệp vẫn tăng, như chi phí lãi vay tăng 26%; chi phí bán hàng tăng 9% đã khiến PV Oil lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 531 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 30 tỷ).
Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi nhuận trước và sau thuế của nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 Việt Nam báo số âm lần lượt 531 tỷ và 538 tỷ đồng.
Tính bình quân trong quý I, mỗi ngày PV Oil thu về gần 200 tỷ tiền bán hàng nhưng lại lỗ ròng gần 6 tỷ/ngày. Đây cũng là khoản thua lỗ quý cao nhất mà nhà bán lẻ xăng dầu này từng vướng phải. Tính riêng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ PV Oil cũng là âm 391 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 80 tỷ.
Theo lý giải doanh nghiệp, do ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới trong quý I, sản lượng kinh doanh xăng dầu nội địa 3 tháng đầu năm đã giảm 11% so với cùng kỳ, sản lượng bán lẻ mặt hàng này cũng đã giảm khoảng 6% so với mức bình quân tháng năm 2019.
Cũng trong quý I, Chính phủ đã thực hiện 6 kỳ điều hành giảm giá bán lẻ dẫn đến giá bán lẻ xăng hiện đã ở mức thấp nhất 11 năm. Giá dầu thô Brent trên thị trường thế giới giảm 78%, khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước giảm 9.000-10.000 đồng/lít so với đầu năm.
PV Oil là nhà phân phối và bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 tại Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Tác động mạnh của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp làm cho tình hình kinh doanh xăng dầu của các đầu mối nói chung và PV Oil nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc giá bán lẻ xăng dầu trong nước 15 ngày đầu tháng 4 thấp hơn giá gốc hàng tồn kho cũng là nguyên nhân khiến nhà phân phối này lỗ nặng. Tại ngày 31/3, PV Oil đã phải tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 275 tỷ đồng.
Các nguyên nhân này đã khiến toàn hệ thống PV Oil phải chịu một khoản lỗ lớn, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ và hợp nhất giảm mạnh. Trong đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho hợp nhất đã trích lập cũng lên tới gần 434 tỷ.
Với khoản lỗ kỷ lục nói trên, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của hãng xăng dầu này đã ở mức âm 1.167 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tổng tài sản - nguồn vốn của PV Oil giảm gần 5.000 tỷ trong quý I, hiện ở mức 21.552 tỷ đồng.
PV Oil là nhà bán lẻ lớn thứ 2 với hơn 20% thị phần trong nước, xếp sau Petrolimex với hơn 50%. Tại Lào, PV Oil cũng đứng thứ 2 với 10% thị phần. Tính đến cuối năm 2019, nhà phân phối này vận hành và quản lý hơn 3.500 cửa hàng xăng dầu trên cả nước. Trong đó có 570 cửa hàng trực thuộc sở hữu và hơn 3.000 đại lý/nhượng quyền thương mại.
Ngoài ra, công ty con vận hành nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Lào và sở hữu công ty con PV Oil Singapore kinh doanh dầu thô trên thị trường quốc tế.
Quang Thắng
PV Oil báo lỗ kỷ lục quý I Công ty lỗ 423 tỷ đồng quý I do giá dầu lao dốc và dịch bệnh Covid-19. Tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho của PV Oil đều giảm mạnh so thời điểm đầu năm. Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, UPCoM: OIL) công bố BCTC hợp nhất quý I với khoản lỗ kỷ lục 423 tỷ đồng, cùng kỳ...