PV GAS tổ chức ký kết tài trợ tín dụng Dự án Kho chứa LNG Thị Vải
Ngày 28/10/2019, trong khuôn khổ Lễ Khởi công xây dựng Dự án Đầu tư xây dựng Kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức ký kết khoản tài trợ tín dụng cho Dự án giữa PV GAS với các ngân hàng uy tín trong và ngoài nước.
Dự án Đầu tư xây dựng Kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải mà PV GAS được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giao vai trò là Chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư được duyệt gần 300 triệu USD, trong đó tỷ lệ vốn vay và vốn tự có là 70/30%.
PV GAS đã thu xếp nguồn vốn vay cho Dự án với các ngân hàng uy tín, hàng đầu trong và ngoài nước. Về ngoại tệ, giá trị khoản vay là 80 triệu USD, đến từ nhóm các ngân hàng nước ngoài HSBC – Mega Bank – Taipei Fubon Bank; Về nội tệ, giá trị khoản vay là 2.100 tỉ đồng, đến từ nhóm các ngân hàng trong nước: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( SeAbank) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank).
PV GAS ký kết các khoản tài trợ tín dụng cho Dự án với các ngân hàng trong nước
Video đang HOT
Thông qua việc ký kết các khoản tài trợ tín dụng này, các bên thống nhất tinh thần hợp tác, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ cho Dự án của PV GAS được giải ngân đúng tiến độ và triển khai thuận lợi, hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ký kết với các ngân hàng uy tín quốc tế như HSBC – Mega Bank – Taipei Fubon Bank và các ngân hàng có uy tín trong nước cũng giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của PV GAS trên thị trường tài chính nội địa và trên thế giới, qua đó tạo điều kiện để PV GAS tiếp cận các nguồn vốn đa dạng cho nhiều Dự án trong tương lai.
Tại buổi Lễ, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Tổng giám đốc PV GAS, đại diện PV GAS đã ký kết các khoản tài trợ tín dụng với đại diện lãnh đạo các ngân hàng: Ông Lê Quốc Long – Phó Tổng giám đốc thường trực Ngân hàng SeABank; ông Trần Tấn Lộc – Phó Tổng Giám đốc thường trực Ngân hàng Eximbank; bà Stephanie Betant – Phó Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Phụ trách Khối Tài chính Doanh nghiệp; bà Kitty Huang – Tổng giám đốc Taipei Fubon Bank – Chi nhánh Hồ Chí Minh, kiêm Giám đốc Taipei Fubon Việt Nam; ông Richard Huang – Phó Tổng giám đốc Mega Bank – Hồ Chí Minh.
Nghi thức ký kết diễn ra với sự chứng kiến của các vị lãnh đạo và đại biểu, trong không khí hân hoan và tràn đầy tin tưởng của Lễ Khởi công xây dựng công trình cấp quốc gia, đánh dấu bước tiến mới cho sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam.
T.T – M.P
Theo Petrotimes.vn
Ngân hàng nỗ lực tăng vốn theo tiêu chuẩn mới
"Nếu áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu năm 2020, nhiều khả năng hệ số an toàn vốn (CAR) của không ít ngân hàng sẽ giảm xuống thấp hơn 8% - tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Điều này khiến các ngân hàng đang phải rất nỗ lực để tăng được vốn", chuyên gia ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Hầu hết ngân hàng nếu muốn đáp ứng chuẩn mực Basel II thì phải tăng vốn điều lệ. Ảnh: H.Oanh.
Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã bắt đầu hoạt động tăng vốn. VietinBank đã chính thức thông báo phát hành ra trái phiếu năm 2019 với tổng trị giá lên tới 5.000 tỷ đồng theo mệnh giá. BIDV cũng vừa phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu. Ngân hàng NCB đã hoạch định chiến lược tăng vốn điều lệ lên trên 7.000 tỷ đồng ngay trong năm nay và sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng đến năm 2020. Tại VIB, ngân hàng này cũng được NHNN chấp thuận điều chỉnh từ mức 7.834 tỷ đồng lên 9.245 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng này đã phát hành thành công 141 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ phát hành 18% nhằm tăng vốn điều lệ.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, đại diện SeABank cho biết ngân hàng này vừa hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 7.688 tỷ đồng lên 9.369 tỷ đồng. Với vốn điều lệ mới, SeABank nằm trong nhóm 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Việc các NHTM trong nước đồng loạt tăng vốn còn nằm trong kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn Basel II. Theo lộ trình của NHNN, đến năm 2020, cơ bản các NHTM phải có mức vốn tự có đáp ứng chuẩn mực của Basel II, trong đó, ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công Basel II.
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.
Với tiêu chuẩn này, các NHTM phải duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8%. Hiện tại, hệ số CAR của nhiều ngân hàng đã đạt trên 9% nhưng nếu áp dụng theo Thông tư 41, con số này chỉ khoảng 6 - 7%. Vì vậy, hầu hết ngân hàng nếu muốn đáp ứng chuẩn mực Basel II thì phải tăng vốn điều lệ.
"Nếu một ngân hàng không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong một thời gian dài, phía NHNN có thể đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nếu tỷ lệ xuống đến một mức rất thấp, NHNN có thể tìm cách xử lý với những biện pháp đặc biệt được quy định trong Luật sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng, bao gồm cho vay đặc biệt, sáp nhập và cuối cùng là có thể cho phá sản", ông Hiếu nói.
TS Nguyễn Văn Thuận, chuyên gia ngân hàng cho rằng: Tiêu chuẩn Basel II được đặt ra là cần thiết để xây dựng quy trình, quy tắc quản trị rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên với năng lực của một số ngân hàng Việt Nam thì yêu cầu của Basel II khá cao. Vì vậy, việc áp dụng cần có thời gian. Trong nỗ lực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu thời gian qua, các ngân hàng đã phải tự cải thiện lợi nhuận để có nguồn xử lý nợ xấu. Điều quan trọng là để hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, các ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu để nâng tỷ lệ an toàn vốn.
"Việc tuân thủ theo Thông tư 41 là không dễ dàng nhưng lợi ích khi thực hiện Thông tư 41 là hiện hữu do bắt buộc sổ sách của các ngân hàng phải minh bạch hơn, bảo đảm các ngân hàng có vốn chủ sở hữu thích hợp để hoạt động", TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Minh Phương
Theo Báo Tin tức
Lo ngại gánh nặng nợ xấu nhóm 4, 5 Tại thời điểm cuối quý III-2019, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của nhiều NH ghi nhận mức giảm hoặc chỉ tăng nhẹ. Đây là một tín hiệu tích cực, nhưng xét về cơ cấu, nợ nhóm 4, nhóm 5 (nợ mất khả năng chi trả) vẫn còn chiếm tỷ trọng cao và các NH vẫn chưa thoát được gánh nặng...