PV Drilling báo lãi ròng 125 tỷ đồng sau 9 tháng, gấp 2,6 lần cùng kỳ
PV Drilling có lãi ròng quý III tăng 46%, đạt 39 tỷ đồng.
Công ty có lãi ròng 125 tỷ đồng sau 9 tháng, gấp 2,6 lần cùng kỳ và vượt 84% kế hoạch năm.
Giàn khoan PV Drilling III vừa xuất phát để thực hiện chiến dịch khoan cho KrisEnergy giữa tháng 10.
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với doanh thu thuần tăng 19% đạt 1.271 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận gộp giảm 22% còn 79 tỷ đồng.
Nhờ khoản lãi liên kết đột biến hơn 47 tỷ đồng, PV Drilling báo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 43% đạt 39 tỷ đồng.
Lý giải sự tăng trưởng, công ty cho biết số lượng giàn khoan thuê kỳ này đạt 1,7 giàn so với không giàn thuê của cùng kỳ năm ngoái. Đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng tăng hơn 4%. Lợi nhuận từ các liên doanh liên kết tăng trong khi dự phòng phải thu khó đòi giảm. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng giảm xuống còn 55% và giảm doanh thu các dịch vụ chế tạo và cung ứng vật tư.
Đơn vị: tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần tăng 48% đạt 4.409 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 156% lên gần 125 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp đã vượt 84% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tại cuối tháng 9, tổng tài sản doanh nghiệp đạt gần 21.000 tỷ đồng; trong đó lượng tiền và tiền gửi lên đến 3.420 tỷ đồng. Về nguồn vốn, nợ vay tài chính 3.754 tỷ đồng chiếm 27% tổng nguồn vốn. Công ty có thặng dư vốn cổ phần 2.434 tỷ, chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.657 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 3.588 tỷ và lợi nhuận chưa phân phối đến 1.926 tỷ đồng.
Mới đây vào 21/10, giàn khoan PV Drilling III đã xuất phát đến khu vực giàn đầu giếng ( mini platform) tại lô A, Campuchia và là hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan đầu tiên của PV Drilling tại Campuchia. Theo kế hoạch, giàn khoan này sẽ hoàn thành 5 giếng khoan phát triển cho KrisEnergy vào khoảng tháng 1/2021 và có cơ hội được thực hiện các giai đoạn sau của dự án trọng điểm này. Cùng với giàn PV Drilling II và PV Drilling VI đang hoạt động tại Việt Nam, công ty cho biết sẽ đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khả quan trong quý IV và vượt mức các chỉ tiêu đề ra cho cả năm 2020.
SSI Research ước tính lợi nhuận của 33 doanh nghiệp trong quý III
Có 18 doanh nghiệp được dự báo kết quả tăng, 15 công ty có lợi nhuận giảm.
Video đang HOT
Nhiều ngân hàng được kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng trong quý III như ACB, VietinBank, TPBank, VIB...
Trung tâm Nghiên cứu Chứng khoán SSI (SSI Research) công bố ước tính lợi nhuận của 33 doanh nghiệp, trong đó 18 sẽ có lợi nhuận quý II tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước và 15 đơn vị giảm.
Các công ty được kỳ vọng có lợi nhuận tăng gồm ngân hàng ACB, BIDV, VietinBank, Đạm Phú Mỹ, FPT, HDBank, Hòa Phát, Hoa Sen Group, MBBank, PVS, Đường Quảng Ngãi, Techcombank, TCM, TPBank, VIB, Vinamilk, Viconship, Viettel Post.
Ở chiều ngược lại, các công dự kiến có lợi nhuận giảm gồm ACV, Taseco Airs, Cao su Đà Nẵng, Đất Xanh, PV Gas, Vietnam Airlines, Điện lực Nhơn Trạch 2, PNJ, PV Power, Nhiệt điện Phả Lai, PV Drilling, Sacombank, Sợi Thế Kỷ, Vietcombank, VPBank.
Nguồn: SSI Research.
Ngân hàng Á Châu (HNX: ACB): Lợi nhuận trước thuế ước tính đạt mức tăng trưởng khoảng 23%, đạt 2.370 tỷ đồng trong quý III. Điều này là nhờ duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 9% so với đầu năm, cũng như từ chi phí hoạt động (OPEX) giảm do ngân hàng đã trích lập một phần chi phí nhân viên của nửa cuối năm vào nửa đầu năm. SSI Research tin rằng chất lượng tài sản vẫn được kiểm soát tốt, với tỷ lệ nợ xấu khoảng 1% theo mục tiêu của ngân hàng đề ra. Mặc dù vậy nợ xấu nhóm 2 ước tính tăng.
BIDV (HoSE: BID): Thu nhập hoạt động trước dự phòng (PPOP) trong quý III ước đạt 8.440 tỷ đồng (tăng 4,5% so với cùng kỳ), lũy kế 9 tháng đạt khoảng 23.160 tỷ đồng. Tăng trưởng huy động đạt 4,2% so với đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng thấp hơn chỉ ở mức 2,9%. Lợi nhuận trước thuế quý III phụ thuộc nhiều vào chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Mặc dù việc trích lập dự phòng trong có thể ở mức cao do dịch Covid-19, nhưng cần lưu ý rằng trái phiếu VAMC đã được xử lý hết trong quý I. Do đó, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý III cũng sát với PPOP, ước đạt 2.4000 tỷ đồng (tăng 3,5% so với cùng kỳ).
VietinBank (HoSE: CTG): PPOP ước đạt 7.740 tỷ đồng, tăng 16,9% và được thúc đẩy nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 2,5% và 2% so với đầu năm. Trong khi tổng thu nhập hoạt động không đổi, ước tính chi phí hoạt động giảm 23,2% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ước tăng 28,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế quý III ước đạt 3.240 tỷ đồng (tăng 3,8% so với cùng kỳ).
Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM): Lợi nhuận trước thuế quý III ước đạt 170 tỷ đồng (tăng 126% so với cùng kỳ). Lợi nhuận tăng đột biến có thể là do chi phí khí đầu vào thấp có lợi cho tỷ suất lợi nhuận của công ty, cũng như gia tăng sản lượng tiêu thụ trên nhiều mặt hàng chủ chốt. SSI Research lưu ý rằng tăng trưởng sản lượng tiêu thụ có thể là do kết hợp nhiều yếu tố, đặc biệt là thời tiết năm nay thuận lợi hơn, cạnh tranh ít gay gắt hơn từ phân bón nhập khẩu và xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều hơn. Ấn Độ gần đây đã dừng nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc do căng thẳng chính trị.
FPT (HoSE: FPT): Tổng lợi nhuận trước thuế từ tháng 7 và tháng 8 tăng 7,4% so với cùng kỳ. Trong quý III, ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế duy trì ở mức một con số khoảng 7%. Điều này là nhờ hai mảng hoạt động cốt lõi (công nghệ và viễn thông), đặc biệt là nhờ thị trường IT trong nước. Sự phục hồi đáng ngạc nhiên của thị trường IT trong nước là do nhu cầu của khách hàng bị dồn nén, cũng như các sáng kiến kiểm soát chi phí được áp dụng hiệu quả. Đối với dịch vụ viễn thông, ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ được giữ vững do IPTV đạt điểm hòa vốn sớm hơn dự kiến trong tháng 7/2020 (so với kế hoạch đặt ra là cuối năm 2020).
HDBank (HoSE: HDB): Tăng trưởng tín dụng khá mạnh, 12-13% so với đầu năm tại cuối tháng 8/2020. Chi phí trích lập dự phòng không chịu áp lực trong quý III, do thời hạn tái cơ cấu các khoản vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là vào quý IV. Do đó, ước tínhlợi nhuận sẽ tăng khoảng 30% so với cùng kỳ trong quý III.
Hòa Phát (HoSE: HPG): Ước tính lợi nhuận ròng quý III đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng tiêu thụ thép dài ước tính tăng 130% và riêng sản lượng tiêu thu thép xây dựng tăng 49% so với cùng kỳ.
Hoa Sen (HoSE: HSG): Ước tính sản lượng tiêu thụ trong quý cuối niên độ tài chính đạt 502.000 tấn, tăng khoảng 43% so với cùng kỳ, nhờ sản lượng xuất khẩu tăng ngoạn mục 130%. Giá HRC tăng mạnh cũng có thể hỗ trợ cho lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn do hàng tồn kho có chi phí thấp. Do đó, ước tính lợi nhuận ròng quý IV đạt khoảng 340 tỷ đồng, tăng 300% so với cùng kỳ.
Ngân hàng Quân đội (HoSE: MBB): Ước tính tăng trưởng tín dụng của MBB đạt khoảng 10% so với đầu năm. Do đó, ngân hàng sẽ có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tốt trong quý III. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước tính trong khoảng 25-30% so với cùng kỳ, đạt 3.400 đến 3.600 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, MBB hoàn thành 98% kế hoạch của công ty đặt ra tại ĐHĐCĐ, do đó hoàn toàn có khả năng vượt kế hoạch đặt ra.
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS): Ước tính PVS sẽ đạt mức tăng trưởng rất cao đối với lợi nhuận sau thuế trong quý III nhờ mảng M&C từ dự án Sao Vàng Đại Nguyệt được ghi nhận cao, chưa kể đến mức cơ sở so sánh thấp từ quý III/2019. Cụ thể hơn, PVS có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng cả năm theo kế hoạch là 640 tỷ đồng vào tháng 9/2020.
Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS): Ước tính tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong khoảng 0-5% so với cùng kỳ trong quý III nhờ giá bán đường tăng, tỷ suất lợi nhuận từ mảng sữa đậu nành tốt hơn và thu nhập tăng thêm từ điện sinh khối mà năm trước thiếu hụt. Trong ước tính của SSI Research, đơn vị này giả định sản lượng đường không đổi so với cùng kỳ ở mức 22.000 và sản lượng sữa đậu nành giảm 2% so với cùng kỳ.
Techcombank (HoSE: TCB): Lợi nhuận trước thuế quý III ước đạt 3,26 nghìn tỷ đồng (tăng 2% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt tăng 5,5% và 10% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng chủ yếu được thúc đẩy nhờ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay từ khách hàng doanh nghiệp lớn.
Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM): Ước tính công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong khoảng 31%-35% so với cùng kỳ trong quý. TCM tiếp tục nhận được thêm các đơn đặt hàng cho các sản phẩm liên quan đến dịch Covid-19 trong quý III và doanh thu vải vẫn tăng mạnh khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8. Tỷ suất lợi nhuận gộp nói chung cũng cải thiện so với cùng kỳ do các sản phẩm liên quan đến dịch Covid-19 có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn và doanh thu sợi có tỷ trọng thấp hơn (từ khoảng 12% trong năm trước xuống 6-7% trong thời gian gần đây), ghi nhận lỗ trong những năm gần đây.
TPBank (HoSE: TPB): Lợi nhuận trước thuế trong quý III ước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tăng lần lượt là 22,2% và 20% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng chạm mức trần giới hạn đã sửa đổi do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Mức tăng trưởng này chủ yếu là do trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay từ khách hàng doanh nghiệp lớn.
Ngân hàng Quốc tế (UPCoM: VIB): Ước tính VIB đạt mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý III trên 60% so với cùng kỳ, tương tự tốc độ tăng trưởng tín dụng 14-15% so với đầu năm và thu nhập phí ròng tăng mạnh. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.
Vinamilk (HoSE: VNM): Trong quý III, Vinamilk đạt 15.600 tỷ đồng doanh thu, tăng 8,8% so với cùng kỳ và 3.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 16%. Tăng trưởng lợi nhuận khả quan hơn so với ước tính của SSI Research về mức tăng trưởng một con số. Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt 45.300 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 8.970 tỷ đồng, tăng 7,4%.
Viconship (HoSE: VSC): Sản lượng xếp dỡ ước tính hồi phục tốt trong mùa cao điểm đơn hàng trước kỳ nghỉ lễ. Viconship đã thêm thành công các tuyến dịch vụ mới, tăng 4 tàu/tuần kể từ tháng 8. Lợi nhuận trước thuế quý III ước tính không đổi so với cùng kỳ năm trước (85 tỷ đồng), tăng trưởng nhẹ 4% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2020.
Viettel Post (UPCoM: VTP): Ước tính lợi nhuận quý III tục tăng trưởng 25-35% so với cùng kỳ từ hai yếu tố chính là hợp nhất mạng lưới đại lý Viettel Telecom và tăng trưởng sản lượng dịch vụ giao nhận, khi hoạt động bán lẻ phục hồi khá tốt từ mức thấp trong quý II.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV): Đại dịch Covid-19 khiến lượng khách quốc tế ở mức rất nhỏ trong quý III, Đây là nguồn doanh thu và lợi nhuận chính của các công ty dịch vụ hàng không. Ngoài ra, sản lượng khách nội địa trong tháng 8 chỉ bằng 25% trong tháng 7 do đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ hai. Do đó, ước tính ACV sẽ hòa vốn lợi nhuận trước thuế trong quý III.
Taseco Airs (HoSE: AST): Trong khi các chuyến bay quốc tế bị tạm dừng trong quý III, các chuyến bay nội địa chịu ảnh hưởng bởi làn sóng bùng phát Covid-19 thứ hai từ cuối tháng 7, điều này dẫn đến việc giãn cách xã hội TP. Đà Nẵng, nguồn thu chính của công ty trong 2 tháng. Do đó, công ty có thể tiếp tục lỗ trong quý III.
Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC): Lợi nhuận trước thuế quý III ước đạt 74 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Nhu cầu lốp xe giảm trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong giai đoạn đại dịch đã làm giảm lợi nhuận quý III. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn so với quý II (giảm 39%) nhờ nhu cầu vận tải dần hồi phục.
Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG): Ước tính lợi nhuận sau thuế quý III giảm xấp xỉ 65% so với cùng kỳ. Mảng môi giới sẽ tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn trong lợi nhuận trong khi phân khúc bán bất động sản có thể vẫn ở mức thấp trong quý này do thời điểm giao dự án. Bên cạnh đó, do công ty đã thoái vốn hoàn toàn khỏi LDG nên sẽ không có lợi nhuận được chia từ công ty liên kết này từ quý III.
PV GAS (HoSE: GAS): Công ty ước tính doanh thu thuần 9 tháng đạt 49.300 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 5.950 tỷ đồng, giảm 34%. Giá dầu FO giảm 40% và sản lượng khí khô giảm 12% so với cùng kỳ là lý do chính khiến doanh thu và lợi nhuận 9 tháng giảm.
Vietnam Airlines (HoSE: HVN): Covid-19 vẫn khiến các chuyến bay quốc tế rất hạn chế. Đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 2 vào tháng 8 cũng khiến hoạt động du lịch trong nước bị gián đoạn ngắn. Những yếu tố này khiến doanh thu bán vé máy bay và lợi nhuận quý III giảm mạnh. Do đó, ước tính Vietnam Airlines sẽ ghi nhận khoản lỗ trước thuế từ 2.200 đến 2.500 tỷ đồng trong quý III.
Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2): Lợi nhuận trước thuế quý III ước tính giảm khoảng 60% so với cùng kỳ, phần lớn do đợt bảo dưỡng trong tháng 9 khiến sản lượng giảm 30%. Bên cạnh đó, giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) giảm khoảng 26%, do nhu cầu thấp, đặc biệt đối với các nhà máy nhiệt điện trong mùa mưa.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ): Ước tính lợi nhuận sau thuế trong quý III giảm từ 13% đến 16% so với cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ ước tính giảm cùng với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn do khuyến mại nhiều có thể tác động đến lợi nhuận. Trong 2 tháng đầu quý III, lợi nhuận sau thuế giảm 5,1% so với cùng kỳ. Ước tính rằng lợi nhuận sau thuế có thể tiếp tục giảm trong tháng 9 do áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp khi tiếp tục các hoạt động khuyến mãi; giá vàng miếng ít biến động khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này giảm và cơ sở so sánh cao trong tháng 9/2019.
PV Power (HoSE: POW): Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý III ước tính giảm một nửa so với cùng kỳ do: Sản lượng điện ước tính giảm 14% - 15% so với cùng kỳ do NT2 có đợt bảo dưỡng vào tháng 9. Bên cạnh đó, NT1 đối mặt với tình trạng thiếu khí đầu vào trong tháng 7-8. Sản lượng điện trong tháng 7 và tháng 8 giảm 15% so với cùng kỳ. Giá trung bình CGM giảm 26% so với cùng kỳ trong tháng 7 và 42% trong tháng 8. Ước tính nhu cầu yếu trên toàn quốc cũng sẽ kéo giảm đáng kể giá CGM trong tháng 9.
Ngoài ra, kịch bản cơ sở của SSI Research đối với chi phí dự phòng liên quan đến nợ xấu của EVN: Khoảng 370 tỷ đồng chi phí dự phòng cho nửa cuối năm 2020. Giả định rằng một nửa trong số này sẽ ghi nhận vào quý III, do đó lợi nhuận giảm đáng kể.
Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC): Lợi nhuận trong quý III giảm hơn 30% so với cùng kỳ chủ yếu là do sản lượng điện giảm, nhu cầu điện và giá CGM ở mức thấp và mùa mưa. Về giá CGM, SSI Research duy trì triển vọng tiêu cực do nhu cầu yếu.
Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HoSE: PVD): Theo PV Drilling, ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc về của cổ đông công ty mẹ lần lượt là 1.160 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ và 14 tỷ đồng, giảm 48%. Lũy kế 9 tháng đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 45% và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về của cổ đông công ty mẹ, gấp đôi cùng kỳ.
Sacombank (HoSE: STB): Tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng huy động và tín dụng lần lượt đạt 7% và 9% so với đầu năm. Nợ xấu được duy trì dưới 3%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý III ước tính đạt 972 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ. Lũy kế đến 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 2.400 tỷ đồng, giảm 3,7%.
PV Drilling ước lãi 100 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm, gấp đôi cùng kỳ 2019 Trong 9 tháng đầu năm, PV Drilling ước đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Công ty mẹ ước đạt 100 tỷ đồng so với 48,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm 2019. Theo tin từ PV Drilling (PVD), trong 9 tháng đầu...