Putin tuyên bố sẽ chế tên lửa mới, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân
Hôm 5/9, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ sản xuất các loại tên lửa bị cấm trong hiệp ước hạt nhân INF vừa kết thúc vào tháng 8, nhưng khẳng định Moscow sẽ không sử dụng các tên lửa này trừ khi Mỹ làm điều đó trước.
Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế tại miền Đông nước Nga, ông Putin cho biết Moscow đã kêu gọi Mỹ giảm tải căng thẳng trong một cuộc chạy đua vũ trang đang cận kề giữa hai kình địch từ thời Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên Washington đã không phản hồi.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết ông lo ngại trước những tuyên bố của Mỹ về việc huy động tên lửa đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông cho biết việc huy động này sẽ bao phủ nhiều phần thuộc lãnh thổ của Nga.
Tổng thống Nga phát biểu ở diễn đàn kinh tế tại thành phố Vladivostok hôm 5/9.
Căng thẳng liên quan đến vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân đã tăng cao sau khi Washington chính thức rút lui khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào tháng trước, sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước. Moscow đã bác bỏ cáo buộc này.
Ngay sau khi rút bỏ, Mỹ đã phóng thử một tên lửa hành trình phi hạt nhân, bắn vào một mục tiêu cách xa 500km. Thử nghiệm này nhẽ ra sẽ bị nghiêm cấm dưới hiệp ước INF.
Video đang HOT
“Tất nhiên là chúng ta sẽ sản xuất các tên lửa như vậy”, ông Putin phát biểu trong diễn đàn kinh tế ở thành phố Vladivostok. Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại một lời hứa rằng Moscow sẽ không huy động bất cứ tên lửa nào, trừ khi Mỹ làm việc này trước.
“Chúng tôi không vui với việc người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng Mỹ dự định sẽ huy động tên lửa đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc đó khiến chúng tôi buồn bực và chắc chắn là một mối lo ngại”, ông Putin cho biết.
Người đứng đầu điện Kremlin cũng cho hay, trong một cuộc điện đàm gần đây với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông đã đề nghị bán các vũ khí hạt nhân siêu thanh Moscow đang phát triển cho Mỹ. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng đã từ chối lời đề nghị, và trả lời rằng Washington đang tự mình sản xuất các vũ khí này.
Ngoài ra, ông Putin cũng nói ông lo ngại rằng cuộc chạy đua vũ trang sẽ lan rộng sang lĩnh vực không gian và rằng Washington có thể đang phát triển một vũ khí không gian mới.
Anh Thư
Theo vietnamnet
Mỹ muốn bố trí tên lửa tại châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 3-8 cho biết ông ủng hộ việc đặt các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á trong thời gian ngắn sắp tới, tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí INF.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh Reuters.
Các bình luận của ông Esper có khả năng làm gia tăng mối lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang và làm thêm căng thẳng cho quan hệ với Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo tại Sydney, Australia, ông Esper cho biết ông "rất muốn làm điều đó" khi được phóng viên hỏi về việc đặt các tên lửa ở châu Á. "Tôi muốn tiến hành trong một vài tháng... nhưng những việc thế này thường có xu hướng tốn nhiều thời gian hơn dự kiến".
Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, sau khi tố cáo Moscow vi phạm hiệp ước này, một cáo buộc mà phía Kremlin bác bỏ.
Cũng trong ngày 2-8, các quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng bất kỳ việc triển khai vũ khí nào cũng sẽ mất nhiều năm nữa.
Theo Reuters, trong vài tuần tới, Mỹ được cho là sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình mặt đất, và vào tháng 11 này, Lầu Năm Góc sẽ đặt mục tiêu thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Cả hai động thái này sẽ là thử nghiệm vũ khí thông thường và không phải vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước INF 1987 đã cấm các nước tham gia phóng các loại tên lửa, như tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Các quan chức Mỹ cho rằng Washington đang gặp phải mối đe dọa lớn do trong thời gian bị "kìm nén" bởi hiệp ước này thì Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực này.
Cho đến nay, Mỹ vẫn dựa vào các năng lực khác như một đối trọng với Trung Quốc, giống như các tên lửa được phóng từ các tàu hay máy bay của Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ tên lửa phóng từ đất liền của Mỹ cho rằng đây là cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc.
"Tôi không cho rằng điều này dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, tôi thấy là chúng tôi đang thực hiện các biện pháp cần thiết để phát triển khả năng mà chúng tôi coi là cần cho cả mặt trận châu Âu và cả ở đây nữa", ông Esper ám chỉ đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Esper không tiết lộ địa điểm nào ở châu Á mà ông muốn bố trí tên lửa, nhưng ông dự kiến sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao của châu Á trong chuyến thăm sắp tới.
Duy Tiến
Theo cand.com.vn
Mỹ muốn đưa tên lửa đến Nhật Bản, nhưng thách thức rất lớn Mỹ muốn triển khai tên lửa tầm trung đến châu Á để đối phó Trung Quốc, đồng thời giúp Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng kế hoạch này gặp nhiều thách thức. Sau khi chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Liên Xô năm 1987 vào hồi đầu tháng 8, Washington...