Putin tuyên bố sẵn sàng cho cựu sếp FBI tị nạn chính trị
Tổng thống Vladimir Putin ngày 15.6 khẳng định, Nga sẵn sàng cho cựu Giám đốc FBI James Comey tị nạn chính trị nếu ông Comey bị bức hại tại Mỹ.
Cựu Giám đốc FBI James Comey được Tổng thống Putin cho phép tị nạn chính trị tại Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều nay 15.6 tổ chức buổi hỏi đáp thường niên với người dân Nga tại Moscow. Đánh giá việc cựu Giám đốc FBI James Comey tiết lộ với truyền thông về các cuộc trò chuyện với Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, việc này đã đặt ông Comey vào thế nguy hiểm.
“Ông ấy (Comey) nói, ông ấy đã ghi âm lại các cuộc trò chuyện với Tổng thống (Donald Trump) và đã trao bản ghi âm này cho các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua một người bạn. Có sự khác biệt nào giữa cựu Giám đốc FBI và “người thổi còi” Edward Snowden? Khi ông ấy (Comey) không còn đứng đầu FBI, ông ấy là một nhà hoạt động nhân quyền đang bảo vệ lập trường nhất định của mình. Nếu ông Comey bị bưc hại, chúng tôi sẵn sàng cho ông ấy tị nạn chính trị ở Nga. Ông ấy nên biết điều đó”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cho cựu sếp FBI tị nạn chính trị
Ngoài ra, bình luận về phiên điều trần của cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey trước quốc hội Mỹ, ông Putin nói rằng Comey đã không đưa ra bằng chứng nào chứng minh Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.
“Tôi không biết rõ về những lời khai của Comey, cựu Giám đốc FBI. Tuy nhiên, tôi biết một số điều. Tôi nghĩ gì về chuyện này ấy à? Điều đầu tiên mà tôi nhận thấy đó là, cựu Giám đốc FBI đã nói rằng, ông ta tin Nga can thiệp vào quá trình bầu cử ở Mỹ nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào trong trường hợp này”, ông Putin tuyên bố.
Hơn nữa, ông Putin cũng bình luận về việc Nga bị Mỹ tăng cường trừng phạt. Theo ông, Nga bị trừng phạt từ khi quốc gia này trở nên mạnh mẽ.
“Chúng ta biết Thượng viện Mỹ đã quyết định tăng cường trừng phạt Nga nhưng chúng ta không biết tại sao. Đó có thể là một dấu hiệu của rắc rối chính trị ở Mỹ”, Putin nhấn mạnh.
Theo ông Putin, các lệnh trừng phạt có tác động đến kinh tế Nga nhưng không mạnh. Một kết quả từ các lệnh trừng phạt là Nga đã khôi phục được nhiều ngành công nghiệp. Ngoài ra, để đối phó với các lệnh trừng phạt, ông Putin nhấn mạnh, Nga sẽ mở rộng hơn nữa ngành nông nghiệp, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Lần hỏi đáp đầu tiên của Tổng thống Nga được tổ chức vào ngày 24.12.2001. Sự kiện này được tổ chức thường niên sau đó, ngoại trừ năm 2004 và 2012. Trong lần hỏi đáp năm 2016, Tổng thống Putin đã trả lời 80 câu hỏi, chọn ra từ ba triệu câu hỏi được gửi đến, trong vòng 3 giờ 40 phút.
Năm nay là lần đầu tiên đối thoại thường niên diễn ra vào mùa hè.
Theo Danviet
Trump phá vỡ sự im lặng, lên tiếng tố Comey là "kẻ lộ mật"
Một ngày sau khi cựu Giám đốc FBI James Comey điều trần, cáo buộc ông chủ Nhà Trắng tìm cách ngăn cản cuộc điều tra về Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng cũng phá vỡ sự im lặng, lên tiếng tố ông Comey là "kẻ lộ mật".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng cáo buộc cựu Giám đốc FBI James Comey là "kẻ lộ mật".
Tổng thống Trump đã chấm dứt sự im lặng trên Twitter vào hôm nay (9.6), một ngày sau khi cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey cáo buộc ông Trump tìm cách ngăn cản cuộc điều tra về Nga và nói dối về ông, cũng như FBI.
Trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump tuyên bố: "Bất chấp quá nhiều tuyên bố sai sự thật và dối trá, (tôi) hoàn toàn được minh oan (là trong sạch)... và hóa ra Comey là một kẻ lộ mật".
Đây là những bình luận đầu tiên của ông Donald Trump sau khi ông Comey có phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ.
Tuyên bố của ông Trump trên Twitter liên quan đến việc cựu Giám đốc FBI thừa nhận đã nhờ bạn thân là giáo sư Daniel Richman rò rỉ nội dung ghi chú của ông về các cuộc thảo luận với Tổng thống cho một phóng viên. Ông Comey hy vọng hành động này sẽ thúc đẩy việc bổ nhiệm một chuyên gia đặc biệt để điều tra về chính quyền.
Ngoài ra, trong phiên điều trần công khai tại Ủy ban Tình báo Thượng viện ngày 8.6, ông Comey còn tuyên bố rằng Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu "lòng trung thành" từ ông và đề nghị ông gác lại cuộc điều tra về mối quan hệ giữa cựu Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn với Nga.
Ông Comey cũng cho rằng luật pháp Mỹ không quy định lý do để sa thải Giám đốc FBI nên chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "phỉ báng" ông và cả FBI với tuyên bố cơ quan này đang bị hỗn loạn, có lãnh đạo yếu kém và đội ngũ nhân viên không còn tin tưởng vào lãnh đạo.
Cựu Giám đốc FBI gọi những lý do đó là "sự lừa dối" của Nhà Trắng. Tuy nhiên, Nhà Trắng ngay lập tức đã chỉ trích mạnh mẽ những cáo buộc trên.
Theo Danviet
Đảng Cộng hòa vật vã cứu Trump thoát bê bối James Comey Đảng Cộng hòa (Mỹ) đang ra sức làm dịu các tác động tiêu cực từ lời khai của cựu Giám đốc FBI James Comey đối với Tổng thống Trump. Những lời khai của cựu Giám đốc FBI James Comey trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm 8.6 đang dấy lên nhiều nghi ngờ về động cơ của Tổng thống Trump. Để giảm...