Putin: Quan hệ Nga-Trung là nền tảng trong sự ổn định toàn cầu
Trả lời với hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã, ông Putin nói rằng hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh trong các vấn đề quốc tế là yếu tố quan trọng trong ổn định toàn cầu.
Ông Putin đã đưa ra tuyên bố trước thềm chuyến thăm Trung Quốc trong hai ngày 24-25/6.
“Ngày nay, hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế đã góp phần tạo sự ổn định cho các công việc mang tính chất toàn cầu. Bên cạnh những hợp tác chung giữa Nga và Trung Quốc trong tổ chức Hợp tác Thượng Hải, chúng ta còn hợp tác trong khối BRICS – tổ chức mà Moscow và Bắc Kinh cùng nỗ lực xây dựng cũng như tại Liên Hợp Quốc”, ông Putin nói.
“Tôi muốn nhắc lại tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc, kêu gọi giải quyết mọi vấn đề tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Hơn nữa, Chủ tịch Trung Quốc cũng là một trong số ít các nhà lãnh đạo tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ giải quyết các vấn đề còn đang tranh cãi bằng các đề nghị cụ thể. Cách tiếp cận như vậy đã giúp Nga-Trung đoàn kết trong các vấn dề quốc tế, không chỉ giới hạn trong sự gần gũi về địa lý.
“Tôi muốn nhắc lại rằng, chính Liên Xô đã thực hiện mọi nỗ lực để giúp Trung Quốc có được chỗ đứng trong các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nga luôn tin rằng đó là vị trí của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Ngày nay, Nga và Trung Quốc đều vui mừng khi điều đó xảy ra, khi hai nước chia sẻ quan điểm trên trường quốc tế. Sự tương đồng của hai nước lại được hỗ trợ, thể hiện bằng các hợp tác chung vững chắc, trong đó có các nỗ lực về phương diện kỹ thuật.
Hai nước thường xuyên có sự trao đổi, tham vấn về các vấn đề toàn cầu và trong khu vực. Kể từ khi Nga-Trung coi nhau là đồng minh thân thiết, theo lẽ tự nhiên, chúng ta luôn luôn lắng nghe các đối tác của nhau và có trách nhiệm với lợi ích của nhau, ông Putin nói.
Tổng thống Nga thừa nhận những vấn đề của nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hợp tác Mỹ-Trung. Nhưng ông Putin tin rằng, đó chỉ là kết quả tạm thời trong khi hai bên đang cùng nhau giải quyết các vấn đề chính và cải thiện nền tảng thương mại chung.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm nay đến Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp thứ 15 giữa nhà lãnh đạo hai nước trong 15 năm qua.
Dự kiến hai bên sẽ ký nhiều thỏa thuận hợp tác cũng như tìm kiếm các bước đi mới nhằm tăng cường quan hệ song phương trong các lĩnh vực thương mại, phát triển kinh tế, nghiên cứu, công nghệ và văn hóa.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Xã hội toàn cầu và Nhật Bản: 70 năm sau chiến tranh và tương lai
Trong bối cảnh 2016 là một năm có nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng diễn ra tại Nhật Bản, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Toàn cầu, Đại học Tổng hợp Nagoya ngày 12/2 đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Xã hội toàn cầu và Nhật Bản: 70 năm sau chiến tranh và tương lai" tại thành phố Nagoya.
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hideshi Tokuchi phát biểu tại hội thảo.
Hội thảo đã quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản và quốc tế về các vấn đề chính sách ngoại giao và an ninh như Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Toàn cầu, Giáo sư Toshiya Nakamura, Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế, ông Hideshi Tokuchi, Tổng thư ký phụ trách Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị ngoại trưởng G7 thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Shigeki Takizaki, Tổng biên tập Tạp chí chuyên đề về các vấn đề quốc tế của Australi, Giáo sư tại Đại học La Trobe, Australia, ông Nick Bisley, cùng nhiều chuyên gia và học giả nổi tiếng khác.
Trong bài thuyết trình với chủ đề "Vai trò Nhật Bản trong an ninh khu vực Đông Á", Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế, ông Hideshi Tokuchi, đánh giá năm 2015 là một năm gặt hái nhiều thành công của an ninh quốc gia Nhật Bản với việc chính phủ lập được khung thể chế cho an ninh đất nước gồm "Định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật" và luật an ninh dựa trên cách diễn giải mới đối với Hiến pháp. Tuy nhiên, một loạt các sự kiện xảy ra đầu năm 2016 như vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, các cuộc tấn công khủng bố tại Jakarta (Indonesia) đã một lần nữa làm nổi rõ những thách thức an ninh phi truyền thống của Nhật Bản. Đề cập đến ASEAN, ông Tokuchi cho rằng " Các nước Đông Nam Á đã thành lập cộng đồng ASEAN dựa trên các nguyên tắc dân chủ, tự do và quy định của luật pháp" và "Cộng đồng An ninh-Chính trị của ASEAN là nhằm đảm bảo cho người dân được hưởng các quyền con người và các giá trị tự do nền tảng phù hợp với các nguyên tắc dân chủ, lãnh đạo tốt và quy định của luật pháp".
Đề cập đến Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), ông Tokuchi nhấn mạnh các giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp đã được quy định rõ trong Hiến chương Liên hợp quốc, tự do hàng hải đã được ghi rõ trong UNCLOS. Theo ông, những nguyên tắc này lập điều lệ cho luật pháp quốc tế và vì vậy được áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng Nhật Bản cần tiếp tục phối hợp với các nước ASEAN trong vấn đề an ninh hàng hải.
Tổng thư ký phụ trách Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị ngoại trưởng G7 Shigeki Takizaki.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thư ký phụ trách Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị ngoại trưởng G7 Shigeki Takizaki đã nhận định Hội nghị thượng đỉnh G7 là sự kiện ngoại giao quan trọng nhất của Nhật Bản trong năm 2016. Đây cũng là cơ hội vàng để Nhật Bản giới thiệu với cộng đồng quốc tế một đất nước Nhật Bản thân thiện, phát triển và tươi đẹp. Theo ông Takizaki, trong khuôn khổ sự kiện G7, với vai trò là nước chủ nhà, Nhật Bản sẽ đề cập đến những vấn đề quan trọng của khu vực và trên thế giới như kinh tế và thương mại thế giới, năng lượng và tình trạng biến đổi khí hậu, các vấn đề ngoại giao và chính trị...
Các diễn giả hội thảo cũng đã đê cập đến nhiều vấn đề quan trọng khác như nước Đức với vấn đề người tỵ nạn Trung Đông, tiến trình phát triển trong quan hệ an ninh giữa Nhật Bản với Australia và quan hệ giữa Nhật Bản với Singapore. Hội thảo thực sự đã tạo ra một diễn đàn cho các chuyên gia Nhật Bản và quốc tế cơ hội để trình bày và trao đổi thẳng thắn quan điểm đối với các vấn đề an ninh, ngoại giao khu vực và thế giới.
Theo TTXVN
Xấu mặt vì Musudan, Triều Tiên "víu" vào tên lửa khác? CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này vừa phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo có tên là Hwasong-10, hãng thông tấn KCNA đưa tin. Ảnh minh họa Tin tức về vụ thử thành công tên lửa Hwasong-10 được đưa ra vài giờ sau khi hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên vừa thực hiện hai vụ phóng...