Putin phê chuẩn dự luật “đặc vụ ngoại quốc”
Tổng thống Nga Putin đã phê chuẩn một dự luật về vị thế gây tranh cãi, theo đó coi các tổ chức phi chính phủ nhận tiền từ nước ngoài là “đặc vụ ngoại quốc”.
Văn bản trên bắt đầu có hiệu lực 120 ngày sau khi ban hành. Dự luật này trước đó đã được cả hai viện của Quốc hội Nga thông qua. Nó buộc các tổ chức phi lợi nhuận nhận tiền từ nước ngoài và tham gia vào các hoạt động chính trị phải đăng ký với Bộ Tư pháp với tư cách là “các đặc vụ nước ngoài”. Những tổ chức như vậy sẽ buộc phải nộp báo cáo tài chính cho nhà chức trách theo quý.
Dự luật này còn yêu cầu Bộ Tư pháp chuẩn bị báo cáo hàng năm về các hoạt động của những tổ chức phi chính phủ (NGO) được nhận dạng là đặc vụ nước ngoài và trình nó lên Hạ viện, gồm cả những phân tích thống kê về hoạt động tài chính của họ.
Văn bản trên quy định, những lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật và văn hóa, chăm sóc sức khỏe, xã hội học, từ thiện và tình nguyện không hợp trong phạm vi các hoạt động chính trị. Trong bối cảnh có nhiều lo lắng rằng các hãng tin nhận tiền từ nước ngoài cũng nằm trong phạm vi của điều luật trên, gần đây Kremlin đã nhắc lại rằng báo chí không thuộc đối tượng bị coi là “đặc vụ ngoại quốc”.
Video đang HOT
Các tổ chức tôn giáo, tập đoàn thuộc sở hữu của những công ty nhà nước và các NGO được các công ty nhà nước cấp vốn không có nghĩa vụ phải báo cáo các khoản tài trợ từ nước ngoài và không bị coi là đặc vụ ngoại quốc bất kể nguồn thu của họ là như thế nào.
Mọi tài liệu được xuất bản hoặc được phân phát, gồm cả thông qua internet, của những tổ chức đã đăng ký với Bộ Tư pháp đều phải dán nhãn “do các đặc vụ nước ngoài phát tán” lên đó.
Những tổ chức nào không tuân thủ luật sẽ bị truy tố hình sự.
Theo VietNamNet
Nhật thông qua dự luật vũ trang hạt nhân
The Tokyo Shimbun, một tờ báo hàng đầu Nhật, hôm 21/6 đưa tin, các thượng nghị sĩ nước này đã thông qua một sửa đổi với Luật năng lượng nguyên tử cơ bản, cho phép sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích "an ninh quốc gia".
Việc sửa đổi trên làm dấy lên những đồn đoán rằng động thái này có thể bị coi là một mối đe dọa với an ninh khu vực tại Đông Bắc Á và có thể dẫn tới việc Nhật sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân.
Theo báo Nhật, Thượng viện nước này đã thông qua một sửa đổi của Luật năng lượng nguyên tử cơ bản, vốn phác thảo các quy định sử dụng và an toàn của năng lượng hạt nhân, bằng cách bổ sung thêm một thông tin mới vào Chương II - chi phối chính sách cơ bản.
Dự luật trên nhằm thiết lập một cơ quan điều hành hạt nhân độc lập sau thảm họa nguyên tử hồi năm ngoái tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, song cụm từ này cũng có thể mở đường cho Nhật sản xuất vũ khí hạt nhân, tờ Tokyo Shimbun đưa tin.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 34 năm, luật này được sửa đổi và phần sửa đổi không được công bố rộng rãi hay được thảo luận trước. Tuyên bố về việc sửa đổi đã nêu ra mục đích của việc sử dụng năng lượng hạt nhân tại Nhật như để hỗ trợ an ninh quốc gia, bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân, bảo tồn môi trường
Trước đó, Luật năng lượng nguyên tử cơ bản của Nhật giới hạn chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình. Luật năng lượng nguyên tử của Nhật ghi rõ "việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân có thể bị giới hạn ở những mục đích hòa bình và việc xuất, nhập khẩu, sở hữu...nhiên liệu hạt nhân sẽ phải tuân thủ các quy định về kiểm soát mục đích".
Nhật thông qua Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 1968 vào năm 1976 và Hiệp ước về bảo vệ các vật liệu hạt nhân 1979 vào năm 1988, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về các luật hạt nhân của những nước thành viên.
Động thái mới nhất của Quốc hội Nhật đã khuấy lên chỉ trích từ các học giả và nhóm công dân ở Nhật.
Theo VietNamNet
Thủ tướng Nhật để ngỏ khả năng giải tán Hạ viện Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda chiều 11/6 đã để ngỏ khả năng sẽ giải tán Hạ viện nếu dự luật cải cách an sinh xã hội và thuế mà then chốt là kế hoạch tăng thuế tiêu dùng không được thông qua tại phiên họp Quốc hội đang diễn ra. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. (Nguồn: Getty)Động thái này được cho...