Putin nói về ‘Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk’
Business Insider nói Tổng thống Putin gọi vùng lãnh thổ ở phía Đông Ukraine là Novorussia hay “ Nước Nga mới” và khẳng định mối quan hệ với Nga.
Ông Putin đặt câu hỏi: “Liệu một thỏa hiệp về Ukraine có thể đạt được giữa Nga và Mỹ?”, đồng thời khẳng định “thỏa hiệp chỉ có thể tìm thấy ở Ukraine và quan trọng là làm sao đảm bảo được lợi ích của người Nga ở Đông Nam nước này”.
Tổng thống Nga nói: “Đó là nước Nga mới. Kharkov, Lugansk, Donetsk, Odessa không phải là một phần của Ukraine từ trước mà được chuyển giao vào những năm 1920. Vì sao? Có Chúa mới biết. Nhưng những người ở đây, chúng ta cần khuyến khích họ tìm một giải pháp”.
Tổng thống Nga V.Putin
Theo Business Insider, Novorussia là thuật ngữ đang ngày càng được sử dụng nhiều bởi những người ly khai ở Ukraine, dùng để chỉ khu vực nằm ở phía Bắc Biển Đen, bị Nga chinh phục vào cuối thế kỷ 18. Tới năm 1922, khu vực này được chuyển về Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Ukraine, thuộc Liên bang Xô Viết.
Khu vực này đa số là người dân tộc Nga, được nói là đang nằm trong thế bế tắc giữa quân ly khai và các lực lượng chính phủ Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Putin nói ông “có một giải pháp ngoại giao” nhưng cũng khẳng định sẽ can thiệp quân sự nếu người dân Nga ở đó bị đe dọa.
Video đang HOT
Hai tỉnh của Ukraine liên kết lại thành “Nước Nga mới”
Trước đó, trên trang facebook cá nhân của “Thống đốc nhân dân” vùng Donbass, Pavel Gubarev cho biết: “Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk” đã quyết định sáp nhập và thành lập nước cộng hòa mới với tên gọi Novorussia.
Ông Pavel Gubarev khẳng định, văn bản sáp nhập Donetsk và Lugansk đã được “Thủ tướng dân bầu” vùng Donetsk, Alexander Borodai và “Chủ tịch Quốc hội” Lugansk, Alexei Karjakin ký.
Ngoài Donetsk và Lugansk, “Cộng hòa Novorussia” còn bao gồm: Dnepropetrovsk, Zaporozhye, Odessa, Mykolaiv, Kharkov và Kherson.
Văn kiện trên sẽ chính thức có hiệu lực trong phiên Đại hội đại biểu khu vực Đông Nam với sự tham gia của 145 đại biểu đến từ 8 tỉnh miền Đông, Nam Ukraine.
Theo_VTC
Đọ thực lực quân đội Trung Nhật
Business Insider cho biết chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 12,3% trong năm nay, và các động thái gây hấn trong khu vực có thể trở thành bối cảnh cho xung đột lớn.
Vì nhiều quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Thái Bình Dương, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã so sánh bối cảnh căng thẳng hiện nay không khác gì ở châu Âu hồi trước Thế chiến I.
Máy bay F-35 mà Nhật mua của Mỹ
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 188 tỉ USD, vượt xa so với ngân sách 49 tỉ USD của Nhật - đối thủ lớn nhất của Bắc Kinh trong khu vực.
Quân đội Trung Quốc cũng lớn hơn quân Nhật gấp nhiều lần, với nhiều thiết bị quân sự hơn và 2,3 triệu bộ đội chuyên nghiệp. Nhật chỉ có 58.000 binh sĩ.
Trên bảng xếp hạng của Global Firepower, Trung Quốc xếp thứ ba trong số các quân đội mạnh nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Còn Nhật đứng thứ 10.
Nhưng với các con số áp đảo như vậy, câu hỏi nhiều người đặt ra là liệu quân đội Trung Quốc có thật sự mạnh và hiệu quả hơn của Nhật?
Trước tiên, cần lưu ý là bất kỳ xung đột quân sự nào giữa Trung Quốc và Nhật Bản đều có thể kéo theo sự can dự của đồng minh Nhật - tức là Mỹ. Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung để bảo vệ Nhật, bao gồm cả quần đảo đang tranh chấp là Senkaku/Điếu Ngư, cùng với một loạt căn cứ quân sự mà Mỹ đang vận hành tại Nhật.
Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi có quy mô nhỏ hơn, nhưng quân đội Nhật vẫn có ưu thế về mặt chất lượng hơn Trung Quốc.
Theo tác giả của cuốn &'Chiến tranh buồn tẻ' Kyle Mizokami, đa phần hệ thống vũ khí Trung Quốc đang cũ dần. Chỉ có 450 trong tổng số 7.580 xe tăng của Trung Quốc là gần như hiện đại.
Tương tự, chỉ có 502 trong hệ thống không quân của Trung Quốc với 1.321 máy bay là có thực lực đáng kể số còn lại là các máy bay từ những năm 1970 của Liên Xô. Chỉ có một nửa số tàu ngầm của Trung Quốc là được xây dựng trong vòng 20 năm qua.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh được xây dựng lại từ tàu cũ của Liên Xô. Nhược điểm của tàu này là nó quá nhỏ để có thể phóng hầu hết các máy bay tầm xa, và gần như rất hạn chế khi ôm dọc duyên hải Trung Quốc.
Trong khi đó, Nhật được Mỹ trang bị vũ khí tối tân. Trong năm tới, Nhật sẽ mua các tàu khu trục chống tên lửa mới, các tàu ngầm, tàu đổ bộ, máy bay do thám không người lái, máy bay chiến đấu, trực thăng V-22 Osprey của Mỹ. Nhật cũng sẽ nhận loạt máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 bắt đầu từ tháng 3/2017.
Dựa trên bài báo của tạp chí Kanwa Asian Defense của Canada, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nhận định rằng F-35 là cơn ác mộng tồi tệ nhất của tàu Liêu Ninh, vì F-35 có thể không kích Liêu Ninh bằng các tên lửa tấn công khó đánh chặn từ khoảng cách 290km. Thậm chí, F-35 còn có thể định vị và giao chiến với máy bay chủ lực J-15 của Trung Quốc trước khi bị phát hiện.
Các quần đảo của Nhật cũng được bảo vệ kỹ lưỡng bằng hệ thống phòng thủ tên lửa Standard Missile -3 và các tên lửa đánh chặn Patriot. Những tên lửa này đều có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo từ cả bên trong lễn bên ngoài khí quyển.
"Nhật Bản có hải quân và không quân mạnh nhất ở châu Á, nếu không tính Mỹ" - Tiến sĩ Larry M. Wortzel, chủ tịch cơ quan Chiến lược và Nguy cơ châu Á, nhận định tại Học viện Chính trị Thế giới tháng Chín năm ngoái. "Họ vẫn bị giới hạn bởi Điều 9 của Hiến pháp... nhưng không ai muốn gây sự với họ".
Trong khi Nhật duy trì lợi thế về mặt chất lượng, quy mô khổng lồ của quân đội Trung Quốc cũng như tốc độ mở rộng và hiện đại hóa vẫn chưa được công bố hết. Không có gì bất ngờ với việc Nhật Bản đáp lại bằng việc mở rộng quân đội trong hơn 40 năm qua.
Mặc dù vậy, đối đầu quân sự giữa hai bên sẽ gây thiệt hại cho cả hai. "Không ai lường trước được cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng hiềm khích giữa đôi bên khó lòng giữ được niềm tin của các nhà đầu tư trong một khu vực xây dựng trên nền tảng quan hệ hòa bình và giải phóng thương mại và dòng đầu tư".
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Bí ẩn những bộ tộc "sống ẩn giật" trong rừng Amazon Đó là những bộ tộc hiền lành, thân thiện nhưng cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, khó khăn. Rừng Amazon là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc, trong đó có những tộc người đang dần bị lãng quên bởi cuộc sống ẩn giật, tách biệt với nền văn minh cũng như phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm trong thời điểm...