Putin: Nga sẽ lập các căn cứ hải quân hiện đại ở Bắc Cực
Nga sẽ xây dựng một mạng lưới các căn cứ hải quân ở Bắc Cực để đón các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại trong khuôn khổ một kế hoạch nhằm thúc đẩy việc bảo vệ các lợi ích và biên giới của Nga trong khu vực, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/4 tuyên bố.
“Chúng ta cần tăng cường hạ tầng quân sự. Đặc biệt, cần phải thiết lập một mạng lưới thống nhất các cơ sở hải quân tại khu vực của chúng ta ở Bắc Cực để phục vụ các tàu chiến và tàu ngầm thế hệ mới”, ông Putin nói trong một cuộc họp với Hội đồng an ninh Nga.
Cũng theo ông Putin, Nga cũng cần thúc đẩy an ninh tại các khu vực biên giới ở Bắc Cực.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga đã yêu cầu quân đội tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực và hoàn thành việc phát triển hạ tầng quân sự tại khu vực trong năm 2014.
Bộ quốc phòng Nga đã công bố các kế hoạch nhằm mở lại các sân bay quân sự và các cảng tại các quần đảo New Siberian và Franz Josef Land, cũng như ít nhất 7 đường băng tại khu vực lục địa của Vòng Bắc Cực vốn bị bỏ không từ năm 1993.
Video đang HOT
Quân đội cũng đang lên kế hoạch thành lập một trung tâm quân sự chiến lược mới ở Bắc Cực, có tên gọi Bộ chỉ huy chiến lược thống nhất hạm đội phương bắc, vào cuối năm nay.
Tổng thống Putin đã nhắc lại rằng Nga cần tích cực phát triển khu vực triển vọng này và cần sử dụng tất cả các biện pháp để bảo vệ an ninh và lợi ích kinh tế tại đó.
“Các địa điểm sản xuất khí đốt và dầu mỏ, các trạm bốc dỡ và hệ thống đường ống phải được bảo vệ khỏi lực lượng khủng bố và các mối đe dọa tiềm tàng khác”.
Các động thái trên của Nga diễn ra trong bối cảnh các quốc gia lớn khác trên thế giới như Mỹ, Đan Mạch và Na Uy cũng đang tìm cách tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực, khu vực được cho là giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt vốn chưa được khai thác.
Theo Dantri
Trung Quốc sắp có tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa 7.500 km
Trung Quốc lần đầu tiên sẽ có các tàu ngầm được trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa 7.500 km vào cuối năm nay, trong khuôn khổ một hạm đội tàu ngầm ngày càng uy lực, một quan chức cấp cao của Mỹ cảnh báo.
Đô đốc Samuel Locklear.
Người đứng đầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, cho hay lớp mới nhất của các tàu ngầm Trung Quốc có thể được trang bị một tên lửa đạn đạo mới với tầm xa ước tính lên tới 7.500 km.
"Điều đó sẽ giúp Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên, có thể là trước cuối năm 2014", ông Locklear phát biểu trước Ủy ban quân vụ thượng viện ngày 25/3.
Ông Locklear muốn nhắc tới việc sản xuất tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp JIN của Trung Quốc và tên lửa JL-2 mới được trang bị cho tàu này.
"Sự tiến bộ trong các khả năng tàu ngầm của Trung Quốc là rất đáng chú ý. Họ sở hữu một lực lượng tàu ngầm lớn và ngày càng mạnh", Đô đốc Mỹ nhấn mạnh.
Hồi tháng 10 năm ngoái, báo chí nhà nước Trung Quốc đã lần đầu tiên đăng tải các bức ảnh về hạm đội tàu ngầm tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của nước này, ca ngợi hạm đội là có "khả năng tấn công hạt nhân thứ 2 đáng tin cậy".
Ông Locklear cho hay nỗ lực hiện đại hóa tàu ngầm của Trung Quốc rất ấn tượng.
"Tôi nghĩ trong thập niên tới họ sẽ có một lực lượng tương đối hiện đại với khoảng 60-70 tàu ngầm, một số lượng quá nhiều đối với một cường quốc trong khu vực", ông Locklear nói.
Trung Quốc giờ đây có 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân và 53 tàu ngầm tấn công diesel, theo ông Jess Karotkin, từ Văn phòng tình báo hải quân Mỹ.
Trung Quốc chế tạo các tàu ngầm với tốc độ nhanh. Trong khoảng thời gian từ 1995-2012, Bắc Kinh chế tạo 2,9 tàu ngầm mỗi năm.
Đô đốc Locklear cho hay Bắc Kinh đang đầu tư vào các vũ khí mới và năng lực hải quân nhằm "ngăn cản sự tiếp cận của Mỹ đối với khu vực Tây Thái Bình Dương trong trường hợp khủng hoảng hoặc xung đột, và để cung cấp mọi phương tiện mà nhờ vào đó Bắc Kinh có thể đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền biển rộng lớn trong khu vực". Ông Locklear nói thêm rằng các hoạt động quân sự của Trung Quốc "đang mở rộng cả về quy mô, độ phức tạp, thời gian và vị trí địa lý".
Theo Dantri
Mỹ điều chiến hạm, máy bay tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia Hải quân Mỹ đã điều tàu khu trục USS Pinckney và một máy bay tuần tra P-3C Orion để trợ giúp công tác tìm kiếm một chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines, vốn mất tích trên vùng biển tiếp giáp giữa Malaysia và Việt Nam vào sáng sớm qua 8/3. Chiến hạm USS Pinckney sắp có mặt tại vùng biển...