Putin, Kim Jong-un hay IS sẽ giúp Donald Trump chứng minh thực lực?
Giới phân tích nhận định, ngay khi nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ phải bắt tay giải quyết hàng loạt thách thức an ninh đến từ Nga, Triều Tiên cũng như tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS). Nước Mỹ cũng như cả thế giới đang chờ xem tân Tổng thống làm được gì trong 100 ngày đầu tiên trở thành chủ nhân Nhà Trắng.
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ phải giải quyết những thách thức an ninh đến từ Nga, Triều Tiên… trong 100 ngày đầu tiên nhậm chức
Chính khách Dân chủ, cựu Thượng nghị sĩ George Mitchell cho rằng, những thách thức đến từ Nga, Triều Tiên và khủng bố IS mà ông Trump phải đối mặt là rất lớn. Tuy nhiên, ông cho rằng, trước khi tân Tổng thống Mỹ tổ chức một cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Tổng thống Vladimir Putin hay nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un thì điều trước tiên mà ông nên làm đó là gặp “các đồng minh châu Âu của chúng tôi”, đặc biệt là các nước thành viên NATO.
Theo ông Mitchell, trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng, các đồng minh của Mỹ sẽ phải trả tiền để nhận được sự bảo hộ của cường quốc số 1 thế giới. Những tuyên bố như vậy khiến các đồng minh của Mỹ hết sức lo lắng, quan ngại.
Video đang HOT
Do đó, ông Mitchell cho rằng, việc khôn ngoan nhất mà ông Trump nên làm ngay trong 100 ngày đầu tiên nhậm chức đó là trấn an các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nước thành viên NATO. Trump nên để họ biết rằng, ông thực sự là nhà lãnh đạo kiên định của cường quốc số 1 thế giới.
Nhiều cử tri đồng ý với Tổng thống mới đắc cử rằng, NATO nên tăng ngân sách quốc phòng. Đây là nhu cầu hoàn toàn hợp lý. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã mạnh mẽ yêu cầu các thành viên NATO phải đóng góp nhiều hơn. Nếu làm được điều này, Trump sẽ chứng tỏ ông hơn hẳn những người tiền nhiệm ở điểm này.
Ngoài ra, ông Mitchell cũng nhấn mạnh rằng, các mối đe dọa mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un hay Tổng thống Putin đặt ra cho nước Mỹ trên thực tế đã bị thổi phồng. Lý do là nên kinh tế của Nga, và đặc biệt là Triều Tiên đều gặp nhiều khó khăn. Trong khi Triều Tiên có nền kinh tế tụt hậu, thậm chí năm ngoái, nền kinh tế Triều Tiên được cho là đã suy giảm mạnh nhất kể từ 2007 thì nền kinh tế Nga lại quá phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, ông Mitchell bình luận.
“Nga phải đối mặt với thâm hụt ngân sách khổng lồ và sự sụt giảm mức sống của người dân. Trong khi nền kinh tế Mỹ tạo ra 18 nghin tỷ đô thì nền kinh tế Nga thậm chí không lọt vào top 10 thế giới, kém hơn cả Canada và thậm chí Hàn Quốc. Chỉ riêng bang California của Mỹ đã có GDP gấp đôi Nga. Những gì Nga có là một kho vũ khí hạt nhân và lực lượng quân sự lớn mạnh”, ông Mitchell nhận định.
Theo Danviet
Mỹ muốn lập cơ quan đặc biệt ngăn "ảnh hưởng bí mật" từ Nga
Hạ viện Mỹ vừa thông qua một dự luật cho phép thành lập một nhóm liên bộ gồm các quan chức cấp cao nhằm xử lý những việc mà Washington gọi là "tầm ảnh hưởng chính trị bí mật" của Nga tại nhiều nước khác.
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật mới (Ảnh: RT)
Sputnik ngày 1/12 đưa tin, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật trên với số phiếu áp đảo, 390 phiếu thuận và chỉ có 30 phiếu chống. Dự luật gồm 93 trang cũng quy định sẽ cung cấp tài chính cho một số cơ quan tình báo của Mỹ, thành lập một kênh đặc biệt để đối phó với những động thái của phía Nga nhằm bí mật tác động đến người dân và chính phủ các nước khác.
Washington cho rằng Moscow có thể lợi dụng tầm ảnh hưởng để tuyên truyền những thông tin sai trái hoặc thông qua các hoạt động tham nhũng, vi phạm nhân quyền, khủng bố, ám sát... để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Dự luật cũng đề cập đến vấn đề tài trợ cho các "chi nhánh" gây tầm ảnh hưởng.
Theo kế hoạch, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật này vào ngày 31/12 tới.
Thành phần của nhóm liên bộ trên bao gồm đại diện đến từ các văn phòng tình báo quốc gia, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Năng lượng, Bộ Ngoại giao và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm đối phó với những gì mà Washington gọi là "tầm ảnh hưởng bí mật" của Nga. Hồi tháng 10 vừa qua, Washington cũng cáo buộc Moscow đứng đằng sau các vụ tấn công mạng vào các trang web chính trị và tài khoản email của Mỹ nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở nước này. Nga ngay lập tức đã bác bỏ cáo buộc này và gọi đây là một "điều vớ vẩn".
Hôm 30/11, 6 nghị sĩ đảng Dân chủ đã viết thư gửi Tổng thống Barack Obama yêu cầu thu thập thêm các thông tin tuyệt mật về cáo buộc Nga can thiệp vào kết quả bầu cử Mỹ.
Các chuyên gia nhận định dự luật mới của Washington có thể tạo rào cản cho chủ trương hàn gắn quan hệ với Moscow mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng tuyên bố.
Nhật Minh
Theo Sputnik
Tổng thống Putin tiết lộ cuộc điện đàm với tỷ phú Trump Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30/11 nói rằng ông đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây và khẳng định quan hệ Nga - Mỹ xấu đi trong những năm gần đây không phải do lỗi của Moscow. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty) "Trong...