Protein trong nước tiểu, coi chừng bệnh thận
Khi nước tiểu chứa lượng protein cao bất thường, đó là dấu hiệu của protein niệu, một hội chứng cảnh báo bệnh thận.
Trứng chứa nhiều protein, cần hạn chế ở người bệnh thận – Ảnh: Đ.N.Thạch
Bác sĩ Akira Wu tại Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore) cho biết tình trạng rò rỉ protein cho thấy các bộ lọc trong thận, vốn có tác dụng loại bỏ chất thải và nước khỏi cơ thể, bị tổn hại. Những người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp khó kiểm soát hoặc béo phì nặng dễ có nguy cơ bị hội chứng protein niệu. Bác sĩ Akira Wu cho biết thêm hầu hết những người bị protein niệu thường không có bất cứ triệu chứng nào. Trong thực tế, vấn đề này chỉ được phát hiện thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nếu lượng lớn protein bị mất qua nước tiểu, mức protein trong máu – gọi là albumin – sẽ giảm mạnh, dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng được gọi là hội chứng thận hư. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ giữ nước dưới các hình thức như chân sưng phồng, mệt mỏi và chán ăn. Đôi khi, những cục máu đông có thể hình thành trong bắp chân và phổi, sẽ gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, bác sĩ Akira Wu cảnh báo.
Liệu pháp điều trị thường dựa trên nguyên nhân gây bệnh thận. Bệnh nhân có thể được kê thuốc để làm giảm lượng protein trong nước tiểu. Nói chung, mọi người nên có lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thận. “Phòng ngừa tiểu đường, huyết áp cao, béo phì và tránh lạm dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là ở người già, có thể giúp ngừa bệnh thận”, theo bác sĩ Akira Wu. Riêng những người mắc bệnh thận mãn tính và hội chứng protein niệu nên tránh ăn quá nhiều protein vì vô hình trung sẽ tạo thêm áp lực cho thận.
Video đang HOT
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Chữa bệnh bằng nước ép khoai tây
Thay vì ăn khoai tây chiên, bạn có thể ép khoai tây lấy nước để uống, giúp phòng tránh nhiều bệnh cũng như các vấn đề về dạ dày.
Nước ép khoai tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Chữa viêm gan. Đây là bệnh do vi rút gây ra và thường nhắm vào gan. Nước ép khoai tây giúp thanh lọc gan và túi mật vì nó có đặc tính chống ô xy hóa.
Ngừa ung thư. Nước ép khoai tây còn giúp ngừa ung thư cũng như ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư và gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng.
Đẩy lùi đau khớp. Nhờ đặc tính kháng viêm, uống nước ép khoai tây giúp giảm viêm sưng và giảm các cơn đau khớp. Nó cũng làm giảm đau lưng. Nên uống nước ép khoai tây vào buổi sáng lúc bụng đói.
Giảm mỡ máu. Hàm lượng cholesterol cao trong máu sẽ hạ đi một khi bạn chịu khó uống nước khoai tây ép, từ đó giúp giảm nguy cơ bị trụy tim cũng như mắc các bệnh về tim mạch. Hãy uống nước ép khoai tây tươi hằng ngày để giảm mức cholesterol.
Giảm cân. Uống nước ép khoai tây mỗi ngày còn giúp tan mỡ. Các chuyên gia khuyên nên uống vào buổi sáng, tức khoảng 1 giờ trước bữa ăn sáng và uống trước khi ngủ. Bạn cũng có thể hòa thêm một chút mật ong để tăng thêm hương vị.
Trị loét. Nước ép khoai tây rất hữu hiệu trong việc trị loét dạ dày và ruột. Nó giúp trung hòa lượng a xít trong dạ dày và tạo thành một lớp bảo vệ bao phủ vết loét, từ đó giúp chữa lành vết thương.
Đẩy lùi táo bón. Trước khi đi ngủ, nên uống nước ép khoai tây tươi sẽ kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong khoai tây có tác dụng điều trị táo bón và giữ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Tăng lợi khuẩn. Nước ép khoai tây giúp tăng hàm lượng lợi khuẩn probiotic trong ruột, giúp cơ thể dễ hấp thụ các vitamin và giúp kháng các bệnh do nhiễm khuẩn.
Ổn định huyết áp. Nguồn kali dồi dào trong nước ép khoai tây rất tốt cho tim và mạch máu. Nó duy trì huyết áp bình thường và ngừa cơn đau tim.
Trị bệnh thận. Nhờ có tác dụng tống sỏi ra khỏi cơ thể, nước ép khoai tây có thể giúp điều trị các bệnh về thận. Nước khoai tây cũng được sử dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Bệnh thận và thịt đỏ Nếu thận bạn đang có vấn đề, hãy giảm ăn món thịt bò bít tết. Nghiên cứu mới khẳng định ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến bệnh thận trở nặng. Ăn nhiều thịt đỏ không có lợi cho người suy thận - Ảnh: Shutterstock Theo nghiên cứu được tiến hành tại Trường đại học Y Texas A&M (Mỹ), chế độ ăn uống...