Nước tiểu đục, váng cực nguy hiểm
Có rất nhiều căn bệnh khiến nước tiểu đục, có váng, như bệnh thận, viêm nhiễm vùng niệu đạo, giun chỉ,…
Ảnh minh họa: Internet
Gần đây, tôi thấy nước tiểu của mình bị đục, nổi váng như có một lớp dầu trên mặt. Tôi rất lo lắng, không biết mình mắc bệnh gì?
Lê Hải Huy (Thái Nguyên)
Có rất nhiều căn bệnh khiến nước tiểu đục, có váng, như:
Đi tiểu ra protein: Đây là biểu hiện của bệnh lý ở thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận, tăng huyết áp, suy tim, suy thận; bệnh đa u tuỷ xương, bệnh ung thư…
Nếu phụ nữ có thai đi tiểu ra protein có kèm tăng huyết áp và phù thường là có khả năng nhiễm độc thai nghén. Một số thanh thiếu niên bị đi tiểu ra protein cơ địa (nằm nghỉ thì protein niệu âm tính, nhưng khi đứng lên, đứng lâu trên 1 giờ thì protein niệu trở thành dương tính) – tình trạng này không đáng ngại vì bệnh thường lành tính, tự hết sau 30 tuổi.
Đi tiểu ra mủ: Là hiện tượng có nhiều tế bào bạch cầu đa nhân trung tính trong nước tiểu. Nước tiểu màu mủ sánh, để lâu có cặn mủ. Đây là biểu hiện của viêm nhiễm vùng niệu đạo do lậu cầu, do vi khuẩn; viêm tiền liệt tuyến kết hợp với viêm cả niệu đạo; viêm bàng quang; thận ứ mủ do tắc nghẽn (như thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận gây ứ mủ, do nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc sau nhiễm khuẩn huyết); đái mủ vô khuẩn (do dị vật lọt vào bàng quang, lao thận, dùng nhiều kháng sinh…).
Đi tiểu ra dưỡng chấp, chủ yếu là triglyceride, làm nước tiểu có màu trắng như sữa hoặc màu như nước vo gạo. Nguyên nhân: Có sự thông thương giữa ống bạch mạch với hệ thống đường dẫn niệu trên biểu hiện của tắc ống bạch mạch cao trên thận do giun chỉ hoặc tắc do nguyên nhân chèn ép.
Đi tiểu lipid: Nguyên nhân là do hội chứng thận hư, cuối thời kỳ thai nghén bình thường, bệnh nhân đái tháo đường, xơ gan mật, thiểu năng tuyến giáp, suy thận giai đoạn cuối.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Cách điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là một chứng bệnh rất thường gặp, có thể xảy ra ở hai giới nhưng chiếm đa số ở phụ nữ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Tiểu không tự chủ là tình trạng không kiểm soát được sự bài tiết nước tiểu. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau từ rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi ho, hắt hơi... đến lượng nước tiểu thoát ra nhiều, ồ ạt khi có sự thôi thúc cấp bách.
Tiểu không tự chủ là một chứng bệnh rất thường gặp, có thể xảy ra ở hai giới nhưng chiếm đa số ở phụ nữ.
Bình thường khi bàng quang chứa đầy nước tiểu (300 - 400ml), sẽ gửi tín hiệu lên hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang và lập tức cơ vòng bàng quang sẽ giãn ra để nước tiểu thoát ra ngoài.
Sau khi tiểu xong, bàng quang xẹp xuống và cơ vòng bàng quang sẽ co lại không cho nước tiểu thoát ra. Ngoài cơ vòng bàng quang tham gia bài tiết nước tiểu, còn có sự phối hợp của cơ bàng quang và sự hỗ trợ của các cơ sàn chậu. Khi quá trình trên bị rối loạn do nhiễm trùng, chấn thương... sẽ gây ra tiểu không tự chủ.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ như:
- Bệnh lý đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu, u tiền liệt tuyến, bướu hay sỏi bàng quang...).
- Rối loạn hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang do tổn thương não hay tủy sống (bệnh Parkinson, Alzeimer, đột quỵ...).
- Do stress tạo áp lực, căng thẳng lên bàng quang.
- Cơ sàn chậu bị suy yếu do tuổi tác, mang thai...
- Bàng quang bị kích thích do bia, rượu, cà phê...
- Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai hay sau khi sinh hoặc sau thời kỳ mãn kinh...
Các yếu tố nguy cơ
Giới tính: phụ nữ có nhiều nguy cơ tiểu không tự chủ trong giai đoạn mang thai hay sau khi sinh hoặc sau thời kỳ mãn kinh.
Tuổi tác: khi lớn tuổi cơ bàng quang sẽ dẩn suy yếu đi, làm gia tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
Béo phì: trọng lượng cơ thể tăng làm gia tăng áp lực lên bàng quang và các cơ sàn chậu, gây ra tiểu không tự chủ.
Hút thuốc: hút thuốc lá nhiều cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tiểu không tự chủ, do làm gia tăng áp lực lên bàng quang...
Phân loại
Tiểu không tự chủ được chia làm 4 loại khác nhau:
Do căng thẳng: xảy ra khi ho, hắt hơi, cười... tạo ra áp lực lên cơ vòng bàng quang đã suy yếu, thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh hay sau thời kỳ mãn kinh.
Do thôi thúc: xảy ra khi có sự thôi thúc nhưng không thể kiểm soát việc đi tiểu, nước tiểu tự động thoát ra ngoài khi chưa đến kịp nhà vệ sinh!
Do ứ đọng: xảy ra khi nước tiểu không thể thoát hết ra khỏi bàng quang do bị tắc nghẽn, nước tiểu ứ đọng tạo áp lực lên bàng quang gây ra sự rò rỉ. Tiểu không tự chủ do ứ đọng thường gặp ở nam giới phì đại tiền liệt tuyến.
Dạng hỗn hợp: xảy ra khi có sự kết hợp các loại tiểu không tự chủ với nhau.
Thuốc điều trị tiểu không tự chủ
Có nhiều loại thuốc được sử dụng điều trị tiểu không tự chủ, các thầy thuốc sẽ chọn lựa loại thuốc nào tùy theo nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ.
Nhóm thuốc kháng sinh (nhóm beta-lactamin, quinolon...) được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nhóm thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, tolterodin, darifenacin...) có tác dụng thư giãn bàng quang nên thường được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do thôi thúc.
Cần lưu ý: nhóm thuốc kháng cholinergic có thể gây ra tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, mờ mắt, đỏ bừng mặt...
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, duloxetin...) được sử dụng trong điểu trị tiểu không tự chủ do căng thẳng hay do thôi thúc.
Cần luu ý: nhóm thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như : chóng mặt, ngủ gà, khô niệng, táo bón, bí tiểu...
Desmopressin có tác dụng tương tự hoóc-môn kháng lợi tiểu vassopresin nên được sử dụng trong điều trị tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm.
Cần lưu ý: Desmopressin có thể gây ra tác dụng phụ đau đầu, đau bụng, buồn nôn...
Duloxetin: chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine, tác động lên hệ thần kinh trung ương gởi các tín hiệu kiểm soát cơ vòng bàng quang. Duloxetin thường được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do căng thẳng.
Cần lưu ý: Duloxetin có thể gây ra tác dụng phụ buồn nôn, khô miệng, mệt mỏi...
Estrogen: một nội tiết tố sinh dục nữ được bổ sung với liều thấp ở dạng kem thoa hay thuốc đặt âm đạo... thường được sử dụng điều trị tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh do thiếu hụt estrogen.
Cần lưu ý: estrogen có thể gây ra tác dụng phụ tăng huyết áp, hình thành huyết khối, ung thư vú...
Các thuốc điều trị tiểu không tự chủ thường gây ra các tác dụng phụ (có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe), nên người bệnh phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc, không được tự ý sử dụng
Bên cạnh việc dùng thuốc, cần kết hợp tăng cường luyện tập thể dục, thể thao (đi bộ, bơi lội...), thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, tránh béo phì, thay đổi lối sống như không hút thuốc, tránh các chất kích thích (bia, rượu, cà phê...), tập thói quen đi tiểu đúng giờ... sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị tiểu không tự chủ!
Theo Sức khỏe đời sống
Phát hiện sớm ung thư bằng mũi điện tử Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến thứ hai cho cánh nam giới trên toàn thế giới... Một bộ thử nghiệm hơi thở của Công ty Menssana (Mỹ) hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến thứ hai cho cánh nam giới trên toàn thế giới, song vẫn còn...