POW – Cổ phiếu dẫn dắt mới của dòng dầu khí
Tình hình hoạt động kinh doanh nhóm ngành dầu khí năm 2019 được coi là khởi sắc khi thông tin cập nhật về tiến độ của hàng loạt các dự án dầu khí lớn đang tích cực được triển khai.
Tham vọng của ông lớn họ dầu khí PVPower
Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam – CTCP – PVPower (Mã CK: POW) sau sự kiện IPO thành công và niêm yết trên sàn UPcom quý I/2018 đã và đang trở thành công ty đại chúng thu hút sự quan tâm rất lớn từ phía các nhà đầu tư cá nhân và cổ chức trong và ngoài nước. Tham vọng của “Đại gia” PVPower không dừng lại ở việc niêm yết trên sàn giao dịch UPcom mà mục tiêu chính của POW đó là phải niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) và lọt vào rổ cổ phiếu VN30 – sân chơi của các cổ phiếu bluechips, các cổ phiếu đầu ngành của các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, bất động sản, dược phẩm và đặc biệt là dầu khí khi đứng ngang hàng với các đơn vị lớn như PVGAS, PVD, PVS các cổ phiếu mà nhà đầu tư tổ chức đặc biệt ưa chuộng.
Kể từ khi chuyển sang niêm yết trên HSX đầu năm 2019, cổ phiếu POW ngay lập tức đã thu hút dòng tiền lớn từ phía các nhà đầu tư trong và ngoài nước, điều đó phản ánh qua thanh khoản của cổ phiếu đã liên tục gia tăng. Mới đây, MSCI cũng vừa công bố báo cáo cơ cấu danh mục định kỳ quý II/2019 với rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index sẽ bổ sung 01 cổ phiếu Việt Nam là POW sau khi loại 14 cổ phiếu Argentina ra khỏi danh mục bởi TTCK Argentina được nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi với tỷ trọng 0,26%. Rõ ràng đây không chỉ là tin vui đối với doanh nghiệp mà còn cả đối với đại bộ phận cổ đông, nhà đầu tư đã, đang sở hữu cổ phiếu POW. Chúng ta nên nhớ rằng MSCI (Morgan Stanley Capital International) với MSCI Inc, trụ sở tại New York, là công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính và xây dựng các chỉ số tham chiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư. Hai trong các chỉ số nổi tiếng nhất của MSCI là Chỉ số thị trường mới nổi (MSCI EM Index), theo dõi hoạt động trên thị trường cổ phiếu của một số nước phát triển và khu vực cũng như là chỉ số MSCI Frontier Markets Index, theo dõi hoạt động trên thị trường cổ phiếu của các nước đang phát triển và khu vực như của Việt Nam, Tunisia. Hiện tại các chỉ số của MSCI được nhiều nhà đầu tư tham chiếu với tổng giá trị tài sản hơn 10.000 tỷ USD, trong đó 1.600 tỷ USD tham chiếu đến chỉ số MSCI EM Index và hơn 1.000 tỷ USD tham chiếu đến chỉ số MSCI FM index.
Sự kiện POW được lọt vào rổ MSCI FM Index quý II/2019 sẽ là bước tiến mới của doanh nghiệp cũng như chính cổ phiếu POW trước khi được nhiều tổ chức, quỹ đầu tư quốc tế, quỹ giao dịch theo chỉ số mua vào. Hiện nay, khá nhiều quỹ mở và quỹ mở đóng có quy mô hàng trăm triệu USD đang giao dịch mô phỏng theo MSCI Frontier Markets Index, có thể kể tới như Schroder International Selection Fund (1,3 tỷ USD), Templeton Frontier Markets Fund (628 triệu USD), Morgan Stanley Institutionam Fund (237 triệu USD), Magna Umbrella Fund (506 triệu USD)… Việc nâng tỷ trọng POW trong các đợt review danh mục các kỳ quý III, quý IV/2019 và các năm tiếp theo chỉ là yếu tố thời gian.
Bên cạnh đó, trong đợt Review quý II/2019 của các quỹ ETFs đang hoạt động tại Việt Nam, nhiều khả năng POW cũng sẽ nằm trong danh mục mua vào của 2 quỹ giao dịch theo chỉ số là FTSE Vietnam và VTM ETF Vietnam Index. Số liệu thống kê theo room cũng như tỷ trọng của các mã trong danh mục 2 quỹ thì đợt Review tháng 6 tới FTSE Vietnam sẽ mua vào hơn 8,3 triệu cổ phiếu POW, VNM ETF sẽ vào khoảng 25 triệu cổ phiếu POW.
Video đang HOT
POW và các cổ phiếu dầu khí dẫn dắt thị trường
Khối ngoại đã và đang mua vào không chỉ cổ phiếu POW và các cổ phiếu khác trong ngành dầu khí. Tình hình hoạt động kinh doanh nhóm ngành dầu khí năm 2019 được coi là khởi sắc khi thông tin cập nhật về tiến độ của hàng loạt các dự án dầu khí lớn đang tích cực được triển khai trong năm như dự án Cá Voi Xanh, Dự án Lô B Ô môn, Dự án Kinh ngư trắng, triển vọng sản xuất kinh doanh không chỉ mang lại tín hiệu khởi sắc cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, hoạt động thượng nguồn như khai thác thăm dò, khoan cho đến các hoạt động hạ nguồn xử lý, lọc hóa dầu, phân phối, vận tải dầu khí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chuỗi khí điện đạm cũng thu hút sự quan tâm không nhỏ từ phía các nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu dầu khí đã và đang làm nhóm dẫn dắt thị trường khi đang trở thành tâm điểm của dòng tiền lớn với những cổ phiếu như GAS, PVS, PVD, POW, PVB…
Thị trường chứng khoán sau khi tạo đáy ở mốc 950 điểm đã có các phiên hồi phục mạnh nhờ vào đà tăng điểm của POW, GAS, PVD. Chính nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ là nhóm thu hút mạnh dòng tiền giải ngân cũng như là nhóm ngành dẫn dắt nâng đỡ chỉ số chứng khoán VN-Index trong giai đoạn còn lại của năm 2019 hướng tới vùng đỉnh cũ 1.200 điểm.
Hà Anh
Theo tapchicongthuong.vn
Bắt đáy trước rủi ro khó dự báo
Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật, giá nhiều cổ phiếu bắt đầu tiếp cận ngưỡng cản kỹ thuật khi gần chạm mức đáy một năm qua.
Chẳng hạn, ở nhóm cổ phiếu mang tính thị trường, các mã DXG, LDG, HBC... đã chạm mức thấp nhất, trong khi các cổ phiếu cơ bản như HPG, MBB, TCM, HCM... dù chưa chạm đáy, song cũng đang ở mức giá thấp với biên độ biến động giá tương đối hẹp, lượng cung cũng không cao do áp lực bán cắt lỗ hay margin không quá lớn.
Thị giá nhiều cổ phiếu đã xuống thấp, nhưng thanh khoản thị trường vẫn èo uột cho thấy tâm ý e ngại của nhà đầu tư ở thời điểm này.
Hiện đang có thêm những thông tin khó lường xoay quanh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng tới các nền kinh tế trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều tác động. ây được cho là lý do chính khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn bắt đáy lúc này.
Tỷ giá đã có những biến động mạnh sau tháng Tư khá bình ổn và điều này là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại. Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung diễn biến căng thẳng và không dễ đi đến đàm phán thành công là nhân tố tạo thêm rủi ro mới cho tỷ giá.
Cập nhật về tác động tới tỷ giá, Công ty Chứng khoán SSI phân tích, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nên biến động của đồng Nhân dân tệ sẽ có tác động nhất định đến tiền đồng. Bên cạnh đó, nguồn cung USD trong nước cũng bắt đầu hạn chế hơn khi cán cân thương mại chuyển sang thâm hụt 550 triệu USD trong tháng Tư.
Rủi ro với tỷ giá USD/VND đang gia tăng, nhưng vẫn có cơ sở để tin tưởng tỷ giá sẽ tiếp tục được kiểm soát, bởi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có kinh nghiệm điều hành sau thời điểm biến động trước đó.
ồng thời, dự trữ ngoại hối hiện đang ở mức cao nhất từ trước tới nay, triển vọng gia tăng nguồn vốn gián tiếp nước ngoài (FII) từ những thương vụ bán vốn lớn và Trung Quốc sẽ phải có biện pháp mạnh nhằm kiểm soát đồng nội tệ như đã từng làm trong năm 2018. Một khi áp lực gia tăng, lãi suất tiền đồng có thể điều chỉnh như một công cụ để ổn định tỷ giá.
Mùa ại hội đồng cổ đông cũng như thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý I/2019 đã qua đi. Thị trường chứng khoán hiện đang ở thời điểm thiếu vắng thông tin hỗ trợ, đặc biệt là các rủi ro khó lường từ diễn biến kinh tế thế giới.
Yếu tố rủi ro chưa được đánh giá rõ ràng được cho là yếu tố chính khiến nhà đầu tư đứng ngoài thị trường thời gian qua, bởi một cổ phiếu dù đã rẻ vẫn có thể rẻ hơn khi thị trường được định giá lại tương ứng với những rủi ro, thông tin mới.
Bên cạnh những rủi ro, Việt Nam cũng được đánh giá sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi đón làn sóng đầu tư nước ngoài gia tăng. Thực tế, bất động sản công nghiệp vẫn đang tăng giá, các địa phương lân cận các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... tiếp tục có động lực phát triển lớn hơn nhờ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo đó, một lớp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ, logistic... dự báo sẽ trỗi dậy trong thời gian tới và những doanh nghiệp niêm yết có sự chuyển dịch sang lĩnh vực này có cơ hội để tăng trưởng mạnh mẽ.
iều này có thể dự đoán khi dòng vốn đầu tư nước ngoài đang hướng tới hoạt động M&A, mua cổ phần của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ phụ trợ, logistic..., đặc biệt là vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc.
Hiện tại, rủi ro đối với thị trường được nhìn nhận chủ yếu trong ngắn hạn. Về dài hạn, chưa có yếu tố rõ ràng có thể tác động tiêu cực đến ổn định vĩ mô và thay đổi căn bản tiềm năng phát triển của doanh nghiệp niêm yết. Vì vậy, thị trường chứng khoán sẽ sôi động trở lại khi tâm lý e ngại rủi ro trên thị trường qua đi.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán Việt Nam ngược dòng xu hướng giảm điểm của toàn châu Á Đi ngược với diễn biến tại thị trường chứng khoán châu Á phiên ngày 13/05, VN-Index vẫn giữ vững sắc xanh khi đóng cửa tại mức 965,34 điểm, tăng tương ứng 0,71%. Kèm theo thanh khoản thị trường cải thiện hơn phiên hôm qua, tương ứng mức 4.200 tỷ đồng, cải thiện hơn phiên hôm qua. Ảnh: Tạp chí Tài chính. Các cổ...