Pompeo: Biển Đông không phải ‘đế chế’ của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo phản đối Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông, hoan nghênh ASEAN cam kết giải quyết tranh chấp trên biển theo luật quốc tế.
“Mỹ hoan nghênh tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đăng trên Twitter ngày 28/6.
Ngoại trưởng Mỹ dẫn lại dưới đoạn tweet này Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” được các lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 ngày 26/6. Pompeo cho hay “chúng ta sẽ sớm bàn thêm về chủ đề này”, nhưng không nêu chi tiết.
Phát biểu được Ngoại trưởng Pompeo đưa ra sau khi lãnh đạo ASEAN ra Tuyên bố Chủ tịch bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đất, các diễn biến, hoạt động và sự việc nghiêm trọng gần đây ở Biển Đông, vốn làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy giảm hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực
ASEAN kêu gọi các bên tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế các hoạt động làm phức tạp hóa hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải pháp hòa bình, tuân theo luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Video đang HOT
ASEAN tái khẳng định UNCLOS là cơ sở để xác định các thực thể trên biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp trên các vùng biển. UNCLOS cũng tạo ra khung pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington, ngày 20/2. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố Chủ tịch ASEAN được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc từ đầu năm liên tiếp có hoạt động khiêu khích trên Biển Đông, khi các nước trên thế giới dồn lực chống Covid-19.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là quận hành chính “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, đơn phương ra lệnh cấm bắt cá, điều tàu khảo sát bám sát tàu thăm dò dầu khí của Malaysia.
Trung Quốc cho canh tác rau trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp. Nước này còn gửi các công hàm đến Liên Hợp Quốc đòi yêu sách Tứ Sa, khu vực có phạm vi rộng hơn “đường 9 đoạn”, trái ngược với quy định của luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Pompeo ngày 2/6 cho biết Mỹ đã gửi công thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres để phản đối “các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông” và coi chúng “bất hợp pháp và nguy hiểm”. Mỹ yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi công thư này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng trên trang web của văn phòng pháp chế.
Bộ Ngoại giao bình luận về căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc ở Natuna
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển, không làm phức tạp tình hình.
Đảo Natuna Lớn nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flickr)
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Indonesia xung quanh quần đảo Natuna, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:
"Mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển được xác lập bởi UNCLOS 1982, không làm phức tạp tình hình, có đóng góp thiết thực, thúc đẩy việc duy trì hòa bình ổn định và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác tại khu vực".
Căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc gia tăng sau khi hàng chục tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở khu vực ngoài khơi quần đảo Natuna trong tháng 12/2019. Ít nhất 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc cũng xuất hiện tại khu vực. Bất chấp sự phản đối của Jakarta, Bắc Kinh tuyên bố khu vực quanh Natuna là vùng đánh cá truyền thống và từ chối rút tàu.
Indonesia đã gửi một bức thư phản đối tới Trung Quốc liên quan đến việc tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá của nước này xâm nhập vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đã truyền đạt 4 quan điểm của Indonesia, trong đó khẳng định Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ở vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) công nhận. Là thành viên của UNCLOS, Indonesia yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy định này. Indonesia không công nhận tuyên bố "đơn phương" của Trung Quốc về "đường chín đoạn" và nhấn mạnh sẽ phối hợp với các bên liên quan để tăng cường bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Natuna.
Quân đội Indonesia cũng đã huy động 600 binh sĩ, năm tàu chiến, máy bay trinh sát và máy bay đến vùng biển Natuna để bảo vệ chủ quyền./.
Theo Hùng Cường/VOV.VN
Việt Nam góp phần rất lớn vào sự phát triển hòa bình của châu Á-TBD Chuyên gia Nga cho biết cách tiếp cận của Việt Nam đối với các vấn đề ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Biển Đông dựa trên các nguyên tắc duy trì hòa bình và láng giềng thân thiện. Chuyên gia Igor Mishin, cán bộ khoa học của Viện kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại (IMEMO) thuộc Viện Hàn...