Pokemon Go giúp pin dự phòng bán chạy gấp đôi tại Mỹ
Trung bình cứ 30 phút chơi Pokemon Go, iPhone bị sụt tới 20% pin khiến nhiều người dùng quyết định mua thêm pin dự phòng.
Pokemon Go tiêu tốn khá nhiều pin khi chơi.
Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, số lượng pin dự phòng bán ra tại các hệ thống bán lẻ ở Mỹ tăng đột biến thời gian qua. Cụ thể, doanh số phụ kiện này tăng 101% trong giai đoạn từ 10/7 năm ngoái đến 23/7 năm nay. Nếu chỉ tính đến tháng 6 khi Pokemon chưa ra mắt, chỉ số tăng trưởng được ghi nhận là khoảng 35%.
Những số liệu khác cũng cho thấy khoảng thời gian 6 tuần trước khi Pokemon Go chính thức ra mắt, các bang tại Mỹ chỉ tăng 4% doanh số. Tuy nhiên, hai tuần kể từ sau khi trò chơi này xuất hiện, các nhà bán lẻ lập tức bán được thêm tới 1,2 triệu bộ pin dự phòng.
Pokemon Go là trò chơi tương tác thực ảo tiêu tốn khá nhiều pin do sử dụng cùng lúc cả camera, hệ thống định vị… Cứ khoảng 30 phút chơi game này, pin của iPhone sẽ bị sụt khoảng 20%.
Pokemon Go là game do Niantic Labs phát triển, dựa trên trò chơi Pokemon xuất hiện từ năm 1996. Trong game, người chơi phải “săn” các nhân vật, huấn luyện và cho Pokemon chiến đấu. Khác với các phiên bản trước, Pokemon Go áp dụng công nghệ thực tế ảo, vị trí địa lý thực tế nên game thủ có cảm giác gần gũi.
Ban đầu, Pokemon Go phát hành giới hạn tại Australia, New Zealand, Mỹ và sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác ở châu Âu. Tại Việt Nam, người chơi đã có thể bắt đầu tải và chơi game này chính thức từ cuối tuần qua.
Video đang HOT
Tuấn Hưng
Theo VNE
Người chơi Pokemon Go Việt chia rẽ vì hack
Tình trạng hack, bot đang tràn lan trên Pokemon Go vừa về Việt Nam, nhiều người ủng hộ, trong khi số đông phản đối vì không công bằng.
Dù vừa về Việt Nam từ ngày 6/8, nhiều người chơi Pokemon Go Việt Nam đã tỏ ra bức xúc với việc dùng phần mềm trái phép.
Cụ thể, trên nhiều diễn đàn, nhóm Facebook về Pokemon Go, không khó để bắt gặp việc người dùng chia sẻ các công cụ hack, bot khác nhau. Phổ biến nhất là các phần mềm giúp người chơi có thể bắt được các loại Pokemon khác nhau mà không cần di chuyển như trò chơi yêu cầu, thậm chí giả mạo GPS để bắt Pokemon ở các nước khác.
Những thông tin chia sẻ phần mềm gian lận tràn lan trên các diễn đàn Pokemon Go.
Thủ thuật này có từ trước khi Pokemon Go chính thức tại Việt Nam, đây là cách duy nhất để người chơi tìm bắt Pokemon, mang tính chất sưu tầm và so sánh với những người cùng chơi, không thực sự gây ra tranh cãi lớn.
Tuy vậy, khi trò chơi xuất hiện tại Việt Nam, nhiều sự không công bằng diễn ra. Theo đó, những người chơi hack, cheat... đã có được lượng Pokemon mạnh, thay nhau chiếm đóng các phòng Gym tại Việt Nam, khiến những người chơi thông thường không có cơ hội nhận lợi ích, phần thưởng từ các địa điểm này.
Một người chơi cấp 37 với Pokemon "khủng" đang chiếm phòng Gym nằm tại Nhà thờ Đức Bà, Thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi game ra mắt tại Việt Nam.
"Những bạn có fake (dùng phần mềm gian lận) sẽ biết ngay do chỉ số sức mạng Pokemon rất cao. Máy chủ Việt Nam mới mở được vài ngày, ko thể bắt được Pokemon có chỉ số CP cao đến vậy", anh Nguyễn Vũ, quản trị viên của nhóm Facebook Pokemon Go Long Xuyên chia sẻ.
Trên các diễn đàn Pokemon Go, nhiều người chơi tỏ ra bức xúc khi họ không thể cạnh tranh với những người hack, bot này. Do đó, tính cạnh tranh và niềm vui khi chơi game bị giảm.
Theo anh Vũ, đang có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau, một bên đồng ý với vấn đề dùng phần mềm "ngoài luồng", bởi đây là tình trạng chung của nhiều quốc gia, không riêng ở Việt Nam.
Mặt khác, theo ý kiến một vài người chơi, sử dụng thủ thuật sẽ giúp người chơi Việt Nam có Pokemon đủ mạnh nhằm tránh người chơi (gian lận) ở nước ngoài vào "xâm chiếm" các Gym trong nước.
Anh Nguyễn Hồng Phúc, admin nhóm Pokemon Go Sài Gòn xác nhận có tình trạng các Gym Việt Nam bị chiếm bởi người chơi nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc.
Nhóm khác cho rằng cần loại bỏ nhanh chóng tình trạng gian lận trong game, nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng hơn. Tuy vậy, hiện tại gần như chưa có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này, người chơi hầu như chỉ có cách duy nhất là báo cáo các tình trạng gian lận thông qua hệ thống của nhà phát hành Niantic và chờ xử lý.
Một số trường hợp, người chơi gian lận sẽ bị phát hiện và cấm chơi trong thời gian ngắn (soft-ban), đã có trường hợp bị khóa tài khoản, nhưng không nhiều.
Tuy vậy, theo nhận định từ trang Pokemon Go Việt Nam, xử lý toàn bộ người chơi gian lận sẽ là quá trình dài bởi Niantic đang bận rộn mở các máy chủ khác trên thế giới, sửa các lỗi còn hạn chế trong game, nhận phản hồi mở thêm các phòng Gym và Pokestop.
Theo anh Phúc, các nâng cấp, vá lỗi gần đây của Niantic đã khiến việc gian lận khó khăn hơn. Nhưng hiện tại, những công cụ gian lận vẫn được chia sẻ liên tục, người chơi không còn cách nào khác ngoài "sống chung với lũ".
Ngoài cách trên, nhiều nhóm người chơi đã tự tạo các nhóm "nói không với hack", cùng đi săn Pokemon với mục đích "vui là chính", bản thân Vũ đang nằm trong một nhóm như vậy, với số lượng thành viên đang tăng dần. Với các nhóm này, họ chỉ có thể chờ khi phòng gym tự khởi động lại và chiếm chúng trong khoảng thời gian ngắn, một "thú vui tao nhã".
Một nhóm người chơi tự tập hợp để khám phá trò chơi tại Long Xuyên. Ảnh: Nguyễn Vũ.
Hiện tại, Niantic vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề dùng phần mềm gian lận tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong một phát biểu chính thức, Niantic cho biết họ đã nhận được nhiều phản hồi về tình trạng này và thừa nhận "các phần mềm gian lận có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ người chơi". Tuy nhiên vẫn chưa rõ khi nào vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để.
Lê Phát
Theo Zing
Sạc dự phòng bán chạy gấp đôi từ khi có Pokemon Go Sử dụng hàng loạt tính năng như vị trí, cảm biến chuyển động và camera của máy, Pokemon Go là một trong những game ngốn pin nhất hiện nay. Pokemon Go - game thực tế ảo phổ biến nhất nước Mỹ chỉ sau một tháng ra mắt - đang tạo ra cơ hội làm ăn cho không ít người, điển hình là các...