Pokemon Go đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc dù bị cấm
Nintendo đã đăng ký hai nhãn hiệu bằng tiếng Trung liên quan đến game Pokemon Go, dù game này không được phép hoạt động tại Trung Quốc.
Đơn xin đăng ký thương hiệu được Nintendo gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc vào tháng trước. Cục này cũng ghi nhận, công ty game Nhật Bản đã gửi hàng chục nhãn hiệu liên quan đến Pokemon khác đến đây nhiều tháng qua, gồm tên các Pokemon như Pikachu, Jigglypuff, cũng như các game liên quan như Pokémon Ga-Olé.
Pokemon Go là game bị cấm tại trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Một trong những nhãn hiệu mà Nintendo đăng ký là “Baokemeng Zou”, có nghĩa là “Pokemon, biến đi”. Trên Weibo, một số người dùng bình luận rằng tên buồn cười và khó hiểu. Một số ý kiến cho rằng, có thể Nintendo chỉ đăng ký loạt nhãn hiệu về Pokemon nhằm bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ thay vì phát hành Pokemon Go hoặc các trò chơi có liên quan tại Trung Quốc.
Pokemon Go là trò chơi dựa trên công nghệ thực tế tăng cường (AR) do Niantic của Mỹ sản xuất năm 2016. Game đã bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2017 do lối chơi không phù hợp với quy định của nước này. Trong game, người chơi phải đi đến các địa điểm cụ thể để “bắt” Pokemon. Các cơ quan quản lý tại Trung Quốc cho rằng việc sử dụng các địa điểm công cộng trong game như vậy sẽ gây ra “rủi ro lớn cho xã hội”, như mất an toàn giao thông.
Năm 2018, Niantic cho biết muốn đưa Pokemon Go đến Trung Quốc. Khi đó, công ty được cho là đã hợp tác với hãng game nổi tiếng NetEase, nhưng kế hoạch chưa thành công.
Năm ngoái, NetEase thừa nhận đang làm việc trên một trò chơi liên quan đến Pokemon, nhưng không liên quan đến Pokemon Go. Cùng năm, hãng cho ra trò chơi Pokemon Quest hợp tác với studio Game Freak của Nhật Bản, thuộc thể loại nhập vai, có thể huấn luyện Pokemon và tham gia các cuộc phiêu lưu.
Trong khi đó, Tencent – đối thủ của NetEase, cũng phát hành một game về Pokemon riêng có tên Pokemon Unite. Đây là một trò chơi thuộc thể loại đấu trường trực tuyến nhiều người chơi (MOBA) do TiMi Studios của Tencent sản xuất, có cho smartphone và Nintendo Switch.
Pokemon Go cán mốc một tỷ lượt tải vào cuối tháng 7/2019 sau ba năm ra mắt. Theo Sensor Tower, tính đến cuối tháng 6/2019, trò chơi di động này đã đạt doanh thu hơn 2,65 tỷ USD, vượt mặt cả Clash Royale, Candy Crush Saga và chỉ xếp dưới Clash of Clans.
Huawei và ZTE bị cấm nhưng tại sao Nokia lại "dọa" ngừng dịch vụ ở Ấn Độ?
Các lệnh cấm của Ấn Độ với Huawei, ZTE có vẻ đang là lý do để Nokia dọa ngừng dịch vụ ở Ấn Độ nếu không được thanh toán khoản nợ lên đến 121 triệu USD.
Sau khi tình hình căng thẳng biên giới Ấn Độ - Trung Quốc leo thang, chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm các ứng dụng di động của các nhà phát triển Trung Quốc, những ứng dụng được cho là gây nguy hại an ninh quốc gia, thu thập dữ liệu người dùng. Hiện tại, không dưới 100 ứng dụng do Trung Quốc phát triển đã bị cấm ở Ấn Độ. Vào tháng 6 vừa qua, Ấn Độ đã tiến hành các biện pháp ngăn chặn các nhà mạng viễn thông trong nước sử dụng thiết bị do Huawei Technologies và ZTE Corp sản xuất. Tuy nhiên, vì Ấn Độ chưa có nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nên nhiều khả năng các nhà mạng sẽ phải chuyển sang các đối tác Châu Âu như Nokia và Ericsson.
Theo các báo cáo gần đây, Công ty Viễn thông Nhà nước Ấn Độ (BSNL) nợ Nokia số tiền lên đến 121 triệu USD. Theo Nokia, nếu khoản nợ không được giải quyết ngay lập tức, họ sẽ ngừng dịch vụ của mình tại Ấn Độ.
"Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chúng tôi hiện đang phải đối mặt với tình trạng siết chặt tài chính. Nokia không thể rót thêm tiền để tiếp tục cung cấp thêm bất kỳ hỗ trợ nào, bao gồm các dịch vụ AMC cho BSNL" - Báo cáo đại diện Nokia gửi cho PK Purwar, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của BSNL.
Hiện tại, BSNL chưa có phản hồi chính thức nào về vấn đề này. Nếu việc rút khỏi Ấn Độ thật sự xảy ra thì BSNL sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng 4G tại thị trường nội địa. Với cuộc khủng hoảng hiện tại, Ericsson được cho là cứu cánh khi gã khổng lồ viễn thông Phần Lan đang đe dọa rút khỏi việc hỗ trợ bảo trì mạng cho BSNL.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: TikTok phải bị bán hoặc sẽ bị cấm Ngày 2/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng ứng dụng TikTok phải bị bán hoặc sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ bởi ứng dụng này gây ra những mối lo ngại về an ninh quốc gia. Biểu tượng của ứng dụng Tiktok. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là cảnh báo đáng ngại mới nhất của Mỹ đối với ứng dụng thuộc...