‘Pokémon Go của người Việt’ hút vốn hàng chục nghìn USD
Sau hơn một tuần gây quỹ, trò chơi Drone racing của nhóm bạn trẻ người Việt đã có hơn 300 đơn đặt hàng, thu về hơn 43.750 USD trên trang gọi vốn cộng đồng Indiegogo.
Drone racing là một game đua rất khác biệt, khi vừa kết hợp giữa trò chơi điện tử với trải nghiệm không gian thực tế ảo và các vận động thể chất. Người chơi sẽ thách đấu với nhau bằng ứng dụng và điều khiển drone của mình thông qua kính VR.
Điểm hấp dẫn nhất của Drone racing là mọi người sẽ “thách đấu” với nhau, lựa chọn ngày chơi thích hợp và chinh phục bảng xếp hạng. Đồng thời, những cuộc đua đều được ghi lại để có thể chia sẻ qua các mạng xã hội cho bạn bè.
Trò chơi được thử nghiệm thực tế tại một sân bóng đá nhân tạo
Đam mê game, đặc biệt là những trò chơi tốc độ, Duy Huỳnh – chàng sinh viên trường ĐH Maryland (Mỹ) cùng nhóm bạn của mình đã bỏ ra hơn 3 năm để phát triển phần mềm, tìm nhà cung cấp phần cứng để có thể hoàn thiện trò chơi.
“Ý tưởng về game này đã nhen nhóm từ 2-3 năm trước, nhưng lúc đó mình chưa dám bắt tay vào làm ngay vì chưa tìm được những nhà cung cấp về phần cứng có chất lượng và giá cả tốt. Rất may là thông qua những mối quan hệ, mình đã tìm được. Lúc đó, công việc của mình là bắt tay vào phát triển một phần mềm để tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và tương tác cho trò chơi này”, Duy Huỳnh chia sẻ.
Bộ trò chơi tiêu chuẩn của Drone racing bao gồm 2 máy bay không người lái (drone), cờ, nón, VR, điều khiển cùng một ứng dụng. Các sản phẩm phần cứng – drone, điều khiển drone và kính thực tế ảo VR – do một nhà sản xuất uy tín cung cấp.
Quá trình thiết kế phần cứng cho game khiến cả nhóm gặp rất nhiều khó khăn, khi mà các sản phẩm không chỉ cần một thiết kế ấn tượng, mà mức giá cũng phải đủ hấp dẫn để tất cả mọi người đều có thể mua. Tuy nhiên theo Duy Huỳnh, khó khăn lớn nhất là phải tạo ra một cách chơi đủ sức thuyết phục mọi người, rằng đây là một trò chơi mới, một trải nghiệm mới chứ không chỉ đơn giản là bay drone thông thường.
Video đang HOT
Bộ trò chơi tiêu chuẩn của Drone racing.
Sau tất cả, nỗ lực của cả nhóm đã được đền đáp, khi đã có hơn 342 đơn đặt hàng trên trang gọi vốn cộng đồng Indiegogo, vượt qua con số ban đầu là 10.000 USD. Mục tiêu tiếp theo mà Drone racing hướng tới là 50.000 USD hoặc thậm chí là 100.000 USD.
“Mức giá 99 USD hay 109 USD cho những người mua đầu tiên là mức giá vốn và chỉ trang trải được phần nào chi phí phát triển sản phẩm”, Duy Huỳnh chia sẻ thêm.
Không chỉ có Drone racing, Duy Huỳnh còn cho biết cả nhóm đang phát triển một dự án có tên “Robots City”. Tuy nhiên, cả nhóm vẫn tập trung vào Drone racing, tiếp tục phát triển phần mềm nhằm mang lại trải nghiệm người chơi tốt nhất trước khi game chính thức ra mắt vào đầu tháng 8. Đồng thời, trò chơi cũng sẽ được chăm chút hơn về thiết kế và phần cứng, giúp drone nhìn đẹp hơn, camera chất lượng cao và kết nối nhanh hơn.
Khải Trần
Theo Zing
Đằng sau thành công của Pokemon Go
Nintendo không phải là kẻ ăn may sau thành công của Pokemon Go. Đó là những nỗ lực liên tục qua năm rộng tháng dài.
Sự kết hợp giữa sáng tạo, công nghệ và chiến dịch quảng bá thông minh đã giúp Pokemon Go làm điên đảo cả thế giới chỉ trong vòng một vài tuần ra mắt.
Lấy ý tưởng và phát triển từ game Pokemon huyền thoại của Nintendo, Pokemon Go sử dụng công nghệ tăng cường thực tế ảo (AR) giúp người chơi tương tác chân thật hơn với game.
Pokemon giúp Nintendo dần trở lại thời hoàng kim. Ảnh: Cnet.
Nhờ công nghệ này, cách thức chơi cũng từ đó phát triển hơn, không còn giới hạn trong bản đồ có sẵn trong game. Giờ đây người chơi có thể sử dụng bản đồ thật dựa vào vị trí nơi mình đứng để tham gia phiêu lưu bắt Pokemon.
Cơn sốt Pokemon Go còn kéo cổ phiếu của Nintendo tăng vọt đến 90% chỉ trong một tuần ra mắt, tạo nên 14 tỉ đô la cổ phần và đưa trị giá công ty lọt top 20 tập đoàn lớn của Nhật Bản.
Điều gì đã tạo nên sự thay đổi ngoạn mục này, cũng như thu hút sự chú ý và tình cảm yêu mến của hàng triệu người? Bốn triết lý được Nintendo sử dụng dưới đây đã làm nên thành công, đưa công ty lên cầm cao mới.
Tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.
Những nhà sản xuất như Nintendo luôn ám ảnh bởi trải nghiệm của khách hàng. Mục tiêu của họ không đơn giản là có được đồ họa cao chất lượng, âm thanh trung thực, thiết kế trực quan.
Thay vào đó, sức sáng tạo và nguồn lực của họ tập trung vào làm sao để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm của mình. Nintendo tập trung vào cả năm giác quan của người dùng và luôn tìm kiếm cách thức mới để tạo nên ấn tượng tốt với người dùng.
Nâng cấp, nâng cấp và nâng cấp
Thế hệ máy chơi game cầm tay hai màn hình Nintendo DS được tung ra vào 2004 là bước tiến lớn của Nintendo. Tiếp đến vào năm 2006, người dùng tiếp tục được trải nghiệm game chân thật hơn với hệ máy Wii, giúp ánh xạ từng cử động của người chơi vào game.
Truyền thống "Level Up" này được tiếp tục với Pokemon Go, nơi người chơi thực sự nhập vai vào game và có những cảm xúc không thể chân thật hơn. Những nhà phát hành như Nintendo dám bỏ qua những thành công cũ, vượt qua cái bóng của chính họ và phát triển thêm những ý tưởng mới.
Tiên phong trong các công nghệ mới
Sau khi Wii thay đổi cách người dùng tương tác với game, hàng loạt những hệ máy console như Xbox, Sony Playstation cũng từ đó ra đời. Có thể Wii của Nintendo dần lạc hậu, thua kém hơn so với những thế hệ sau, nhưng họ đã từng là kẻ đi đầu trong công nghệ tương tác này.
Giờ đây, Nintendo tiếp tục đi đầu với AR, chắc chắn sau đó sẽ có nhiều đối thủ nhận ra tiềm năng của công nghệ này và tiếp bước theo. Hãy luôn tiên phong trong những cái mới, bạn sẽ luôn được thưởng xứng đáng.
Dám cược to, ăn nhiều
Những nhà quản lí tồi luôn chọn đặt canh bạc rẻ cho tương lai của công ty vì như thế là an toàn. Trong suốt lịch sử của Nintendo, công ty đã nhiều lần thể hiện sự can đảm, bạo dạn bước đi trên thương trường như sáng tạo máy chơi game NES, bán phần cứng với giá rẻ nhưng thu lợi từ bản quyền phần mềm hay dòng máy cầm tay DS với nhiều chức năng mới mẻ.
Kết quả, họ đã tạo nên đổi mới, trở thành kẻ tiên phong và biến khách hàng trở thành người hâm mộ, những nhà đầu tư trở thành tỉ phú.
Gia Bảo
Theo Zing
Người chơi đầu tiên bắt đủ Pokemon tại Mỹ Ngay khi Pokemon Go ra mắt chưa lâu và trở thành hiện tượng khắp toàn cầu, một người chơi cho biết anh đã bắt hết số Pokemon có tại Mỹ. Nick Johnson sống tại Brooklyn, New York tuyên bố đã bắt hết tất cả 142 loại Pokemon có thể tìm thấy tại Mỹ. Ở phiên bản Pokemon Go hiện tại, có tất cả...