Platinum Victory nâng tỷ lệ sở hữu tại REE lên gần 29%
Platinum Victory Pte. Ltd vừa công bố kết quả chào mua công khai cổ phiếu Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HoSE: REE). Theo đó, quỹ ngoại này không mua được đủ số lượng đăng ký dù đã chào mua cao hơn thị giá 25%.
Platinum Victory nâng tỷ lệ sở hữu tại REE lên gần 29%
Theo đó, Platinum Victory Pte. Ltd đã mua hơn 12,6 triệu cổ phiếu REE, tương đương tỷ lệ 40% so với số lượng đăng ký hơn 31,3 triệu đơn vị.
Sau giao dịch, Platinum Victory Pte. Ltd đã nâng số lượng nắm giữ từ 77,21 triệu cổ phiếu lên hơn 89,8 triệu cổ phiếu REE, tương ứng tỷ lệ 28,97%.
Trước đó, Platinum Victory đã được chấp thuận chào mua công khai hơn 31,3 triệu cổ phiếu REE để nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 25% trong thời gian từ ngày 31/10 đến ngày 29/11/2019. Giá chào mua lên đến 45.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 25% so với thị giá 37.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm chào mua.
Platinum Victory đã nhiều lần đăng ký mua cổ phiếu REE nhưng không thành công do điều kiện thị trường không thuận lợi. Hiện, REE đã hết room nên Platinum Victory chỉ có thể mua lại từ các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần REE đạt 3.565 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 66% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.242,2 tỷ đồng, giảm 4,5% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm ngoái và đã hoàn thành 84,8% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Mới đây, REE vừa hoàn tất giao dịch mua lại cổ phần của Công ty thủy điện Mường Hum (MHP), đạt tỷ lệ sở hữu 49% vốn.
REE cũng vừa tăng sở hữu Công ty phong điện Thuận Bình từ 25% lên 49,1% khi mua cổ phần trong đợt đấu giá do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chào bán.
Ngoài ra, REE đang sở hữu hàng loạt công ty điện khác như nhiệt điện Ninh Bình (NBP), nhiệt điện Phả Lại (PPC), thủy điện Thác Mơ (TMP), thủy điện Sông Ba Hạ (SBH), thủy điện Srok Phu Miêng, thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH), thủy điện Thác Bà (TBC)…
Video đang HOT
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Cú chuyển mình của REE
Đầu tư dài hạn vào 2 lĩnh vực thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày là điện và nước, REE bắt đầu hái quả ngọt.
Mới đây, quỹ đầu tư Platinum Victory Pte.Ltd vừa có thông báo đăng ký mua hơn 31,3 triệu cổ phiếu Cơ Điện Lạnh (REE), tương ứng 10,11% vốn. Giá chào mua công khai là 45.000 đồng/ cổ phiếu, cao hơn 14% so với thị giá hiện tại của REE là khoảng 39.500 đồng. Theo đó, số tiền dự chi hơn 1.400 tỷ đồng.
Platinum Victory là quỹ đầu tư thuộc sở hữu bởi Jardine Cycle & Carriage (JC&C), có trụ sở tại Singapore. Từ khi bắt đầu đầu tư vào REE năm 2012, Platinum Victory liên tục nâng sở hữu tại REE và hiện đã trở thành cổ đông lớn nhất của công ty, nắm giữ 24,9% cổ phần.
Xuất phát từ hoạt động cơ điện lạnh như lắp đặt hệ thống điều hòa, năm 2008, REE bất ngờ thực hiện một quá trình chuyển mình dài hạn, tập trung đầu tư vào 2 lĩnh vực thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày của người dân là điện và nước. Quá trình M&A kéo dài hơn 10 năm đã biến REE trở thành doanh nghiệp cung cấp điện và nước hàng đầu Việt Nam.
Nếu năm 2008, tài sản đầu tư của REE chỉ chiếm khoảng 8% tổng tài sản thì đến năm 2018, tài sản đầu tư cho hạ tầng điện, nước của REE đã lên tới 6.900 tỷ đồng chiếm 54% tổng tài sản.
Tài sản đầu tư trong lĩnh vực này của REE tăng nhanh chủ yếu là hợp nhất từ các công ty con được REE mua lại. Đây đều là những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực điện và nước.
Các khoản đầu tư của REE bảo gồm các dự án lớn như Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh với dự án thủy điện Thượng Kon Tum, Công ty nước sạch Sông Đà với nhà máy nước sạch sông Đà, Nhiệt điện Phả Lại với Phả Lại 3 và các dự án năng lượng tái tạo mới. Các nhà máy nước và thủy điện trong những năm gần đây đem lại cho REE từ 400 - 650 tỷ đồng lợi nhuận từ chia cổ tức mỗi năm.
Thủy điện hết khấu hao, chi phí sản xuất thấp
Theo ước tính của EVN, so với tiêu thụ điện năm 2018, tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện đến năm 2025 ở mức từ 8,19% - 10,1%/năm. Tuy nhiên, do các nhà máy điện chậm tiến độ, ngành điện sẽ trong tình cảnh thiếu hụt điện giai đoạn 2021 - 2025. Dự kiến đến năm 2021, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 3,7 tỷ kWh. Đây là cơ hội cho những doanh nghiệp đang đầu tư ngành điện như REE.
Công ty hiện đang sở hữu danh mục các nhà máy điện công suất lớn, với 2 công ty con là Công ty Phát triển điện nông thôn Trà Vinh và Công ty Thủy điện Thác Bà. Bên cạnh đó, REE còn có 11 khoản đầu tư vào các công ty khác, bao gồm 6 công ty thủy điện, 4 công ty nhiệt điện và 1 công ty phát triển năng lượng tái tạo. Ước tính, REE có cổ phần liên doanh, liên kết tại các công ty điện với tổng công suất khoảng trên 2.000 MW.
Không đi theo xu thế đầu tư vào điện mặt trời, REE chọn hướng đầu tư vào thủy điện. Thông qua M&A, REE mua lại các nhà máy thủy điện có tuổi đời cao đã hết khấu hao như thủy điện Thác Mơ, thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Danh mục thủy điện với chi phí sản xuất thấp và hiệu quả cao giúp REE hưởng lợi lớn trong bối cảnh giá điện sản xuất từ than và khí đang bắt đầu cạn kiệt.
Danh mục thủy điện với chi phí sản xuất thấp và hiệu quả cao giúp REE hưởng lợi lớn trong bối cảnh giá điện sản xuất từ than và khí đang bắt đầu cạn kiệt.
Một nhà máy điện lớn nữa trong danh mục đầu tư của REE đó là Nhiệt điện Phả Lại, một trong những nhà cung cấp điện lớn nhất miền Bắc. Hiện tại REE đang nắm giữ 24,4% cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.
Bên cạnh lợi thế về vị trí, Nhiệt điện Phả Lại có ưu thế là đội ngũ vận hành rất hiệu quả. Nhờ khả năng dự báo thị trường điện tốt giúp các nhà máy điện của Phả Lại chào giá vào những khung giờ phát điện có giá điện cao, đem lại lợi nhuận cao cho nhà máy. Năm ngoái, Phả Lại cũng ghi nhận ít đợt sửa chữa nhất trong lịch sử, qua đó cải thiện lợi nhuận hoạt động công ty.
Nắm giữ các nhà máy nước chủ chốt ở Hà Nội và TP.HCM
Trong lĩnh vực nước, các công ty của REE được chia thành 2 nhóm: các công ty sản xuất nước sạch và công ty phân phối nước.
Nhóm các công ty sản xuất nước sạch bao gồm: Công ty B.O.O Nước Thủ Đức (Nhà máy nước B.O.O Thủ Đức), Công ty Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn (Nhà máy nước Thủ Đức III), Công ty Đầu tư nước sạch Tân Hiệp (Nhà máy nước Tân Hiệp II), Công ty Đầu tư nước sạch Sông Đà (VCW). Nhiệm vụ chính của nhóm này vận hành các nhà máy xử lý nước và cung cấp nước sạch cho các thành phố lớn cũng như các công ty cấp nước khác.
Nhóm các công ty phân phối nước bao gồm: Công ty Cấp nước Nhà Bè, Công ty Cấp nước Gia Định và Công ty Cấp nước Thủ Đức. Các công ty này đầu tư, quản lí hệ thống mạng lưới đường ống nước cấp II, cấp III, phục vụ cấp nước cho các hộ dân trên địa bàn được phân chia.
Trong đó, riêng tại TPHCM, 3 nhà máy nước B.O.O Thủ Đức, Thủ Đức III, Tân Hiệp II có tổng công suất thiết kế 900.000 m3/ ngày đêm, tương đương 41% công suất xử lý nước sạch thiết kế của thành phố Hồ Chí Minh.
3 nhà máy nước của REE có công suất tương đương 41% công suất xử lý nước sạch thiết kế của thành phố Hồ Chí Minh.
Còn tại Hà Nội, REE cũng đầu tư vào Nhà máy nước Sông Đà - nhà máy nước sạch lớn nhất theo quy hoạch 2013 tại Hà Nội (công suất 600.000 m3/ ngày), chiếm khoảng 35% công suất cung cấp nước cho Hà Nội.
Việc nắm giữ cổ phần tại các nhà máy nước chủ chốt tại Hà Nội và TP.HCM mang về tiềm năng lợi nhuận lớn cho REE. Trong năm 2018, lợi nhuận từ các công ty trong mảng sản xuất và phân phối nước đóng góp cho REE 201 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong đó, CTCP Nước sạch Sài Gòn, B.O.O Thủ Đức và nước Sông Đà là những công ty đóng góp lợi nhuận nhiều nhất.
Lợi nhuận bền vững từ hoạt động truyền thống
Trong khi đầu tư lớn vào điện và nước, REE tiếp tục duy trì các mảng kinh doanh truyền thống để tạo ra lợi nhuận bền vững, hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, M&A.
Dịch vụ cơ điện (M&E), hoạt động kinh doanh cốt lõi của REE trong quá khứ và hiện vẫn mang về lợi nhuận đều đặn từ 200 - 300 tỷ đồng cho REE mỗi năm.
Dịch vụ cơ điện là một trong hai phần chính của các dự án xây dựng, thường chiếm từ 20 - 50% giá trị của hợp đồng xây dựng. Thông thường, dịch vụ cơ điện bao gồm các hạng mục: hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện và hệ thống báo chữa cháy.
Dù còn nhiều tiềm năng phát triển, song mảng cơ điện được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi những năm gần đây, các công ty xây dựng lớn dần mở ra các công ty con chuyên dịch vụ cơ điện như Remeeco của Coteccon, Jesco của Hòa Bình,... Ngoài ra, REE còn phải đối mặt với các đối thủ lớn như Hawee M&E, SEAREFICO, Cơ điện Đoàn Nhất. Điều này khiến biên lợi nhuận của mảng cơ điện được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới.
Trái với mảng cơ điện, mảng bất động sản cho thuê văn phòng của REE cho thấy lợi nhuận cao và dòng tiền ổn định. Hiện REE đang sở hữu 10 tòa nhà văn phòng cho thuê hạng B, C có tổng diện tích khoảng 165.000 m2 với giá thuê từ 17 - 25 USD/m2/ tháng.
Với lợi thế quỹ đất giá rẻ, hoạt động cho thuê văn phòng của REE luôn đem lại biên lợi nhuận cao. Năm 2018, mảng cho thuê văn phòng mang về 638 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Dù giàu tiềm năng, hoạt động kinh doanh của REE không phải là không có rủi ro. Trong lĩnh vực thủy điện, chu kì elnino kéo dài hơn so với dự kiến có thể làm lợi nhuận của thủy điện của REE thấp hơn so với mức dự báo.
Bên cạnh đó, vụ kiện của nhà thầu Hoa Đông, Trung Quốc có thể dẫn tới nghĩa vụ việc thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh phải bồi thường hơn 2.000 tỷ đồng, khiến tổng mức đầu tư của thủy điện Thượng Kon Tum bị đội lên.
Theo Theleader.vn
Platinum chào mua công khai REE: Cổ đông nội không có cơ hội Cổ đông ngoại tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) là Platinum chào mua công khai 10,11% cổ phần, với giá cao hơn 25% thị giá. Cổ đông nội không có cơ hội bán cho Platinum, vì room ngoại tại REE đã kín. Trung tuần tháng 8 (8 - 16/8), cổ phiếu REE có diễn biến tăng hơn 17%, từ 32.000...