Pin ống nano carbon dẻo cho thiết bị di động
Để có thể mang lại những sản phẩm cong và uốn dẻo đúng nghĩa, một nhóm nghiên cứu đến từ New Jersey Institute of Technology (NJIT) đã phát triển pin dẻo sử dụng các ống nano carbon.
Chúng ta thường thấy trong tất cả những màn trình diễn công nghệ màn hình dẻo, chúng luôn được kết nối với một nguồn bên ngoài. Cũng như lí do khiến các điện thoại màn hình cong mới của Samsung và LG có kích thước lớn là bởi nó chứa một pin phẳng bên trong. Với công nghệ được phát triển tại NJIT, chúng có thể giải quyết vấn đề này và mang có thể mang lại nhiều hơn nữa những lợi ích trong tương lai.
Một số đã được minh chứng qua các ý tưởng của các nhà nghiên cứu tại NJIT và họ đả bắt đầu đưa ra một số tiêu chuẩn cho pin điện hóa cảu mình trên kiến trúc vật liệu mềm. Cụ thể, cấu trúc các pin này đơn giản là một loại nhựa dẻo với các ống nano carbon và hạt nano khác như là thành phần chính hoạt động trong pin. Tất cả ( cực âm, cực dương và các hạt nano) được cố định một cách khá kiên cố.
Video đang HOT
Công nghệ pin này có khả năng mở rộng rất lớn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bằng cách thay đổi kích thước hai cực ka-tốt và a-nốt, kích thước các tế bào có thể được dễ dàng sửa đổi. Nó có thể có kích thước như một đầu kim, hoặc có thể lớn hơn nhiều.
Bằng sáng chế liên quan đến công nghệ này vừa được NJIT đăng kí, và vẫn chưa có thông tin về việc triển khai thương mại trên công nghệ này. Nếu điều này là khả thi, có thể Samsung hay LG rất mong mỏi nó sớm được tung ra thị trường.
Theo NLĐ/Extremetech
Smartphone tương lai sẽ hoạt động mà... không cần pin
Hiện nay, pin trên smartphone hay máy tính bảng đang là vấn đề đau đầu của người dùng cũng như các nhà sản xuất.
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã chế tạo thành công nguồn năng lượng mới từ vật liệu silicon mở ra hướng phát triển mới của công nghệ pin cho các thiết bị di động. Với thành quả này, trong tương lai, các nhà sản xuất sẽ có thể chế tạo được những smartphone gọn nhẹ hơn do không cần dùng đến viên pin.
Thay vào đó năng lượng sẽ được tích hợp ngay bên trong các thành phần vi xử lý hay vi mạch điện tử bởi silicon cũng là một trong những vật liệu cấu thành nên linh kiện của các thiết bị điện tử. Hơn thế nữa, nguồn năng lượng mới bên trong một siêu tụ điện silicon có thể giải quyết tốt bài toán thiếu hụt pin trên smartphone hoặc tablet hiện nay nhờ khả năng sạc cực nhanh và thời gian sử dụng dồi dào lên tới vài ngày. Đây là công trình nghiên cứu của một nhóm các kĩ sư thuộc trường Đại học Vanderbilt.
Khác với công nghệ pin thông thường được tạo nên từ các phản ứng hóa học, điện năng của tụ điện silicon có nguồn gốc từ các ion được sắp xếp trên một bề mặt silicon có nhiều lỗ. Bề mặt này sẽ được phủ một lớp graphene đóng vai trò bảo vệ và tăng mật độ năng lượng. Đồng thời, lớp phủ graphene này cũng sẽ ngăn silicon phản ứng với dung dịch điện phân. Kết quả là chúng ta sẽ có một con chip silicon mới có kích thước cực nhỏ nhưng lại chứa lượng điện năng dồi dào cũng như khả năng sạc điện nhanh chóng.
Công nghệ pin mới không chỉ có kích thước nhỏ mà còn sở hữu điện năng dồi dào.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải chờ một thời gian rất dài nữa để công nghệ pin mới mẻ này được phổ biến và đưa vào ứng dụng thực tế.
Theo VNE
Sẽ có pin Li-S nhỏ nhẹ và dung lượng gấp nhiều lần pin Li-ion trong tương lai gần Bản thử nghiệm của Li-S cho dung lượng gấp 8 lần so với Li-ion phổ biến hiện nay. Trong các thiết bị điện tử hiện nay, từ laptop, tablet hay điện thoại, pin Lithium-ions (Li-ion) hiện đang là loại pin thống trị. Lý do đơn giản vì pin Li-ion sạc hiệu quả và có dung lượng lớn nhất hiện nay. Tuy vậy, Li-ion...