Pin nước Thụy Sĩ cung cấp điện cho 900.000 gia đình đi vào hoạt động
Công trình pin nước dưới lòng đất của nhà máy thủy điện Nant de Drance ở Thụy Sĩ vừa đi vào hoạt động có thể cung cấp điện cho tới 900.000 ngôi nhà.
Hai bể chứa Emosson và Emosson Vieux trong hệ thống pin nước. Ảnh: Nant de Drance
Theo tờ Independent, dự án pin nước khổng lồ trị giá 2 tỷ euro nằm ở độ sâu 600 mét bên dưới dãy Alps (Thụy Sĩ) đã hoàn thành sau 14 năm xây dựng, có dung tích đến 25 triệu m3 đủ lớn để cung cấp điện cho 900.000 hộ gia đình cùng một lúc.
Với công suất lưu trữ lên đến 20 triệu kWh tương đương 400.000 ắc quy xe hơi, loại pin này có thể tích trữ năng lượng sản xuất dư thừa từ các nguồn tái tạo để sử dụng trong tương lai, do đó giúp ổn định lưới điện quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch. Cơ chế hoạt động của pin là dùng tương tác dòng nước giữa hai bể chứa riêng biệt nằm ở độ cao khác nhau. Khi sản xuất điện tăng cao, điện dư thừa được sử dụng để chuyển nước từ bể thấp hơn lên bể cao hơn. Khi nhu cầu điện tăng, nước ở độ cao lớn hơn được giải phóng. Nước đổ xuống bể thấp hơn, chảy qua turbine sản xuất điện giúp cung cấp điện trong mạng lưới.
Nhà máy có 6 tuabin để đưa nước từ bể chứa Emosson lên bể chứa cao hơn Emosson Vieux trong trường hợp sản xuất thừa điện.
Thông cáo báo chí của nhà máy nêu rõ: “Đối mặt với thực trạng gia tăng khai thác năng lượng từ các nguồn tái tạo như gió và Mặt trời vốn không thể tạo ra điện liên tục, cần một phương án tích trữ năng lượng linh hoạt khác trong lưới điện để duy trì sự cân bằng giữa lượng sản xuất và tiêu thụ”.
Video đang HOT
Pin nước đã trở thành một phương pháp dự trữ điện phổ biến trên thế giới. Số liệu từ Văn phòng Hiệu quả Năng lượng và Năng lượng Tái tạo Hoa Kỳ (EERE) chỉ ra rằng 93% lưu trữ năng lượng của nước này đến từ thủy điện tích năng.
Nhiều phòng khám dụ bệnh nhân COVID-19 chi hơn tỉ đồng để 'rửa máu'
Cuộc điều tra của Anh cho thấy hàng ngàn bệnh nhân bị 'COVID-19 kéo dài' đã đi xuyên biên giới qua các nước Đức, Thụy Sĩ, đảo Cyprus để được "rửa máu" với số tiền lên đến hơn 50.000 USD (hơn 1 tỉ đồng VN).
Hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 đã đi qua nhiều nước để "rửa máu" - Ảnh: ITV
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ gần đây ước tính có gần 1/5 bệnh nhân COVID-19 bị các triệu chứng dai dẳng. Với hàng trăm triệu bệnh nhân COVID-19 trên toàn cầu, ước tính khiêm tốn nhất cho thấy hàng chục triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng lâu dài.
Theo trang Ars Technica, lợi dụng tình hình trên, nhiều "lang băm" xuất hiện và cung cấp các sản phẩm và phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, với giá "cắt cổ".
Ở Mỹ xuất hiện các phương pháp điều trị COVID-19 kéo dài chưa được chứng minh, chẳng hạn như chất bổ sung vitamin, dịch truyền, nhịn ăn, liệu pháp ozone và kê đơn thuốc không có nhãn.
Trong khi đó, một cuộc điều tra của Anh được công bố trong tuần này hé lộ chiêu trò mới: "rửa máu", thực chất là lọc máu, khá đắt tiền.
Cuộc điều tra do hãng ITV News của Anh và Tạp chí Y học Anh thực hiện, tiết lộ hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 kéo dài đang đến các phòng khám tư nhân ở nhiều quốc gia khác nhau - bao gồm Thụy Sĩ, Đức và Cyprus - để lọc máu. Đây là phương pháp chưa được chứng minh có thể điều trị được bệnh COVID-19 kéo dài.
Lọc máu là một liệu pháp y tế được sử dụng để điều trị các tình trạng cụ thể, bằng cách lọc ra các thành phần có vấn đề đã biết của máu. Chẳng hạn như lọc ra LDL (lipoprotein mật độ thấp) ở những người có cholesterol cao khó chữa, hoặc loại bỏ các tế bào bạch cầu ác tính ở những người bị bệnh bạch cầu.
Bác sĩ nội khoa Beate Jaeger, người điều hành Trung tâm Lipid North Rhine ở Đức, bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 kéo dài bằng phương pháp lọc máu qua bộ lọc heparin. Bà cũng kê toa cho những bệnh nhân này uống thuốc chống đông máu.
Bác sĩ Jaeger đưa ra giả thuyết rằng máu của những người bị COVID-19 kéo dài quá nhớt và chứa các cục máu đông nhỏ. Bà cho rằng lọc máu có thể cải thiện vi tuần hoàn và sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp này đúng hoặc hiệu quả. Bác sĩ Jaeger cố gắng công bố phương pháp của mình trên một tạp chí y khoa của Đức và bị bác bỏ.
Bày tỏ sự tức giận về "chủ nghĩa giáo điều" trong y học, bác sĩ Jaeger tuyên bố đã điều trị cho những bệnh nhân của bà "đến bằng xe lăn và đi bộ về".
Ngoài bác sĩ Jaeger, nhiều phòng khám khác cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chữa cho bệnh nhân COVID-19 kéo dài.
Cuộc điều tra của Anh đã phỏng vấn một phụ nữ ở Hà Lan, bà Gitte Boumeester, người đã trả hơn 50.000 USD - gần như tất cả tiền tiết kiệm của mình - để điều trị tại một phòng khám COVID-19 kéo dài mới mở ở Cyprus, sau khi đọc được những trường hợp "được chữa thành công" trên mạng.
Tại phòng khám ở Cyprus, bà Boumeester đã được điều trị bằng các phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả như lọc máu, truyền vitamin, điều trị oxy cao áp, thuốc chống đông máu và hydroxychloroquine - vốn không hiệu quả với COVID-19.
Sau 2 tháng ở Cyprus "điều trị" bằng nhiều phương pháp khác nhau và tiêu hết tài khoản ngân hàng, bà Boumeester cho biết không thấy cải thiện các triệu chứng suy nhược của mình, bao gồm tim đập nhanh, đau ngực, khó thở và sương mù não.
Nền kinh tế Eurozone nên chấp nhận đồng euro suy yếu là 'bình thường mới' Các nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ phải nhận ra một thực tế rằng đồng euro ngang hàng với đồng USD là một thực trạng bình thường mới. Tỷ giá đồng euro (phải) so với đồng USD (trái) lần đầu tiên giảm xuống dưới 1 kể từ cuối năm 2002. Ảnh: THX/TTXVN Trong phiên giao dịch...