Pin điện thoại bốc cháy ngay tại hội nghị của hacker
Thỏi pin nằm trong túi quần của một khách tham dự diễn đàn Defcon (diễn ra ngày 26-29/7 tại Mỹ) đã bất ngờ xì khói và người này may mắn không bị… cháy mông nhờ tấm thẻ phòng khách sạn.
Người này đề nghị không tiết lộ tên tuổi nhưng chia sẻ với trang công nghệ CNet
: “Tôi thấy mùi khét, khói và cảm thất rất nóng nên vội đứng dậy. Khi thấy lửa ở túi sau, tôi cố rút pin ra và nó bơi xuống sàn. Nó vẫn cháy nên tôi đá nó đi và lại tạo thêm vết ố trên tấm thảm”.
“Chìa khóa phòng khách sạn đã cứu mông tôi”, ông này nói thêm và cười to.
Hậu quả của thỏi pin cháy.
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra vào khoảng 11h30 ngày 29/7. Phiên hội thảo bị hủy và mọi người yêu cầu rời khỏi phòng. Tuy nhiên, một số người vẫn đổ xô vào chụp ảnh còn nạn nhân vội vã đi tìm sự giúp đỡ (vì túi quần đã thủng).
Người này cho biết đây là pin của điện thoại Motorola Droid Bionic. Nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được xác định. Don Bailey, chuyên gia về di động, cho hay pin có thể nóng lên nếu chì chạm phải thứ gì đó có tính dẫn điện như thép, len.. Nhưng trong túi quần vị khách kia chỉ có pin và tấm card (chìa khóa phòng) bằng nhựa. Đại diện Motorola cho hay họ sẽ kiểm tra vụ việc ngay lập tức.
Cũng tại Defcon, nhóm hacker Ninja phát triển hẳn một mạng GSM riêng mang tên Ninja Tel để khách tham dự sử dụng miễn phí.
Khách tham dự dùng điện thoại bắt sóng GSM riêng để chơi game, gọi điện miễn phí.
Ninja đã phát đi 650 điện thoại HTC One V chạy Android 4.03 cho phép mọi người gọi điện, nhắn tin, chat và chơi game đấu kiếm miễn phí trong mạng GSM này hoặc qua mạng Wi-Fi của Defcon.
Xe tải Ninja Tel cũng có logo, được trang bị một trạm gốc GSM, ăng-ten, máy chủ cùng các thiết bị khác và được đặt trong một căn phòng lớn ở Defcon. Đây được coi là mạng BTS (trạm thu phát sóng di động) mở lớn nhất.
Dự án này mất 10 tháng để hoàn thành nhưng Ninja từ chối tiết lộ chi phí đầu tư cho điện thoại và thiết bị.
Theo VNE
Apple "hạ mình" tham dự hội nghị bảo mật dành cho hacker
Sau khi hàng loạt mã độc bị phát hiện trên Mac OS X, Apple sẽ lần đầu tiên góp mặt tại hội nghị bảo mật dành cho các hacker mũ đen, một động thái được cho là Apple đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề bảo mật trên các sản phẩm của mình.
Apple thường rất tự tin về khả năng bảo mật trên các sản phẩm của mình và không bao giờ tham dự vào các sự kiện bảo mật hay hội nghị an ninh kỹ thuật số. Tuy nhiên, động thái mới đây khi Apple lần đầu tiên tham dự tại Hội nghị an ninh Hacker Mũ đen (Black Hat) sẽ diễn ra vào ngày hôm nay cho thấy Apple có thể đã phải thay đổi lại suy nghĩ của mình.
Dallas De Atley, Trưởng nhóm Bảo mật nền tảng của Apple sẽ có cuộc đăng đàn tại Hội nghị năm nay để nói về những công nghệ bảo mật chủ yếu được sử dụng trong nền tảng iOS.
Apple không còn tự tin về sự "miễn nhiễm" của mã độc trên sản phẩm của mình
Trước đó, ứng dụng độc đầu tiên trên nền tảng iOS vừa được phát hiện vào đầu tháng này. Ứng dụng với tên gọi "Find and Call" có thể sẽ tự động upload thông tin cá nhân và danh sách liên lạc của người dùng lên các máy chủ, sau đó các thông tin này sẽ bị sử dụng để gửi các tin nhắn rác thông qua thiết bị của nạn nhân.
Tuy nhiên, vấn đề bảo mật trên các sản phẩm của Apple thực sự gây được chú ý khi hàng loạt những mã độc nguy hiểm được phát hiện trên nền tảng Mac OS X.
Trước đó, hồi đầu tháng 4, hãng bảo mật danh tiếng của Nga Dr.Web đã phát hiện ra có ít nhất 600 ngàn máy tính sử dụng Mac OS X của Apple đã bị lây nhiễm loại trojan nguy hiểm có tên gọi Flashback.. Sau đó không lâu, đến lượt hãng bảo mật Kaspersky tiếp tục phát hiện ra loại trojan khác trên Mac OS X có tên gọi SabPub với mức độ nguy hiểm còn cao hơn cả Flashback.
Apple thường rất tự tin với việc nền tảng Mac OS X của mình "miễn nhiễm" với các loại virus, khác với hệ điều hành Windows của Microsoft. Tuy nhiên, trên thực tế, hãng bảo mật Kaspersky lại cho rằng mức độ bảo mật của Apple thua kém 15 năm so với Windows. Và khi mà các sản phẩm của Apple đang được sử dụng rộng rãi hơn trên thế giới, thì những nền tảng này sẽ trở thành đích nhắm mới của các tin tặc.
Black Hat là Hội nghị bảo mật thường niên được tổ chức trong suốt 15 năm qua. Hội nghị là nơi tập hợp của các nhà quản lý bảo mật cũng như hacker trên toàn thế giới, đến cả các tổ chức chính phủ... để cùng nhau "xác định tình hình bảo mật trong tương lai" để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Microsoft lần đầu tham dự hội nghị này vào năm 1998, sau đó là sự góp mặt của Google vào năm 2010. Trong khi hầu hết các diễn giả tại hội nghị Black Hat thường có một sự mô tả chi tiết về các chủ đề thảo luận trong kế hoạch của họ, thì sự góp mặt của Apple trong năm nay chủ yếu chỉ nói về vấn đề bảo mật trong nền tảng iOS.
Tuy nhiên, việc lần đầu tiên tham dự một hội nghị bảo mật cũng cho thấy Apple đang phải có cái nhìn nghiêm túc và khiêm nhường hơn về khả năng bảo mật trên các sản phẩm của mình cũng như muốn xây dựng một mối quan hệ bền vững với cộng đồng các hacker.
Theo vietbao
Apple - Samsung tham dự phiên tòa lớn nhất trong lịch sử Ước tính nếu thua kiện, toàn bộ các sản phẩm dòng Galaxy của Samsung sẽ bị cấm bán vĩnh viễn tại Mỹ, gây ảnh hưởng đến 20% doanh số của hãng điện tử Hàn Quốc. Apple Inc., và Samsung Electronics Co. Ltd chuẩn bị tham dự một phiên tòa lớn nhất trong lịch sử làng công nghệ và rất có thể, phán quyết...