Pịa cá – Món ăn biến tấu độc đáo của người Thái ở Sơn La
Nếu như thắng cố được coi là món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người Mông ở Tây Bắc, thì người Thái lại có món Nậm pịa.
Pịa cá – món ăn biến tấu độc đáo của người Thái ở Sơn La. (Ảnh: Dân Việt)
Nậm Pịa là đặc sản của dân tộc Thái Sơn La, món ăn này có nguyên liệu chính là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành phần rất đặc biệt là phần dịch nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già được gọi là pịa.
Trong tiếng Thái, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của loài vật ăn cỏ, “nậm” có nghĩa là canh. Món có tên đơn giản là nậm pịa, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, món ăn truyền thống này đã có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.
Video đang HOT
Bình thường thì du khách hay được thưởng thức nậm pịa bò, nậm pịa dê, ít ai biết rằng ở vùng đất này còn món pịa cá rất độc đáo nữa. Để chế biến được món này cần có ruột non của cá, phải là cá sông hoặc là cá trắm, cá chép to. Đem tuốt hết phần ruột bên trong, dùng vải bông sạch lọc nước lấy từ ruột non sau đó đập gừng, xả, mắc khén, ớt, rau thơm và phần ruột đã làm sạch cho vào nồi đun đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được.
Món pịa cá được bưng ra, màu bên ngoài đặc một sắc nâu sền sệt không bắt mắt cho lắm. Pịa cá thưởng thức khi nóng sẽ rất ngon, bình thượng pịa bò, pịa dê ăn mới ăn sẽ có vị đắng nhưng pịa cá lại có vị ngọt và rất dậy mùi bởi mùi của mắc khén, xả, gừng, ớt. Pịa cá là một món ăn độc đáo được bàn tay tài hoa của người Thái ở Sơn La biến tấu thành một món ăn đặc sản. Đến với Sơn La mà chưa thưởng thức món pịa nói chung và pịa cá nói riêng thì cũng như chưa đến.
Da trâu muối chua - Đặc sản của người Thái Sơn La
Qua bàn tay khéo léo, da trâu, bò đã trở thành một món ăn ngon không thể thiếu trong những ngày Lễ Tết của đồng bào Thái Sơn La.
Món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.
Đồng bào Thái Sơn La thường dùng da trâu, bò để làm mặt trống, làm nẹp đập lúa. Cũng từ da trâu bò, qua bàn tay khéo léo của bà con đã trở thành một món ăn ngon, đó là món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.
Nguyên liệu để làm món da trâu muối (hoặc da bò muối, thường bà con dùng da trâu để làm món này) bà con chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, giềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, một lượng tỏi bóc, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính.
Để có được món da trâu muối chua ngon, giòn khâu chế biến là quan trọng nhất. Da trâu dày nên cần được sơ chế đúng cách để món ặn không bị cứng. Đầu tiên phải làm sạch da trâu bằng cách đun nước sôi, cho một ít tro bếp vào nước. Cho từng miếng da trâu nhúng vào nước nóng, cạo sạch. Tiếp đó, nướng da trâu trên bếp than cho chín vàng, phồng lên, lại cho vào chậu nước trắng rửa sạch, rồi mới cho vào nồi luộc cho da trâu mềm vừa thái thì vớt ra, không để da bị nhũn quá.
Anh Tòng Văn Yên, bản Pảng, xã Chiềng Đen,thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết thêm: "Da trâu cắt thành miếng bằng bàn tay, nhúng nước nóng cạo sạch, sau đó nướng trên bếp than đến khi thơm phức, rồi rửa sạch khi miếng da trâu vàng ươm là được. Cho vào nồi rồi luộc khi thấy miếng da mềm là được, nếu luộc nhừ quá thì da sẽ không giòn ngon".
Sau khi luộc chín miếng da trâu được vớt ra rổ, để ráo nước rồi thái thành miếng nhỏ bằng ngón tay, tức thái con chì. Da trâu cứng và dày nên để thái miếng cũng tốn nhiều công sức, người chế biến phải dùng dao thật sắc. Sau khi thái xong đem trộn da trâu với gia vị gồm có: gạo rang vàng say nhỏ, riềng, tỏi giã nhỏ, ớt, đường, muối và nước đun sôi để nguội.
"Tất cả các gia vị đem trộn đều ngâm cùng với da để ngấm sau đó cho vào vại rồi đậy nắp kín. Sau một tuần là có thể ăn, thêm gia vị rồi đem chộn với rau mùi thái nhỏ" - anh Yên cho biết.
Da trâu muối miếng khi ăn có bì giòn sần sật, bùi, chua, có hương vị của riềng lẫn vị cay cay của ớt, mùi thơm rất dễ ăn. Trong rất nhiều món ăn này Tết của đồng bào Thái Sơn La, món da trâu muối chua là món ặn ngon, đặc biệt là có tác dụng giải rượu, giảm độ ngấy của bánh trưng. Chính vì thế trong những ngày tết gia đình nào của đồng bào Thái Tây Bắc không thể thiếu vại da trâu muối chua, nó được ví như món dưa hành của đồng bào miền xuôi.
Da trâu muối miếng khi ăn giòn sần sật, bùi, chua, có hương vị của riềng lẫn vị cay cay của ớt, mùi thơm rất dễ ăn.
Món da trâu muối chua ngon là vậy nên giờ đây món này không chỉ là món ăn ngày Tết, mà nó còn là một trong các món ăn trong thực đơn ở các nhà hàng ẩm thực dân tộc ở Sơn La. Xuất phát từ nhu cầu của khách, nhiều gia đình cũng đã làm da trâu muối bán và có thu nhập, với giá bán bình quân 1 kg da trâu muối chua là từ 80 đến 100 nghìn đồng.
Chị Lường Thị Mai, bản Lầu, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La là một người chuyên muối da trâu chua để bán, cho biết: "Trước đây tôi hay muối da chua để ăn, mọi người được ăn đều khen ngon, dễ ăn. Sau này tôi làm thử để bán, thấy bán được, từ đấy tôi đã chuyển sang làm da chua muối, gia đì tôi đã có thu nhập từ bán da trâu muối chua".
Tết đến xuân về, trong các gia đình người Thái ở Sơn La, cùng với các món ngon khác trong ngày tết, những vại da trâu muối chua càng làm cho mâm cỗ ngày Tết đầy đủ đầy hương vị.
Thơm ngon thịt băm gói lá nướng của đồng bào Thái Tây Bắc Ẩm thực của đồng bào Thái rất phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến món thịt băm gói lá nướng rất thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt lợn băm gói lá nướng. Trước khi chế biến món thịt băm gói lá nướng, bà con chuẩn bị các nguyên liệu như thịt ngon, lá để gói (có thể dùng...