Phút trải lòng của nữ phạm nhân từng giết người
Nữ phạm nhân trải lòng về hoàn cảnh gia đình, về mặc cảm tội lỗi và những gì liên quan đến bản án của mình.
…Quá khứ đau buồn có gì để mà đào xới, nhắc lại đâu anh. Những tiếng thở dài kìm nén, những tiếng nấc nghẹn cố ngăn không cho giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt sạm màu bươn trải và tội lỗi. Câu chuyện sám hối giữa tôi và những nữ phạm nhân đã diễn ra như vậy không hơn không kém!
Muốn được ngủ quên…
Họ – những người phụ nữ “không gương mặt” thèm khát được chia sẻ nỗi tủi hổ, oán hận và than thân. Thật khó có thể trách cứ điều gì về những tội lỗi đã gây ra trong quá khứ, vì họ đã từng sống hết mình với những ước mơ cháy bỏng. Họ đã từng là những người con, người mẹ, là anh chị trong gia đình… Có khác chăng, hiện tại họ đang phải chấp nhận bản án phía sau song sắt của nhà tù!
Nữ phạm nhân Lê Thị Hòa luôn mong muốn được tha thứ bởi những lỗi lầm đã gây ra
Đến tận bây giờ có lẽ những phạm nhân nữ đang thụ án tại trại giam Xuân Nguyên (Tổng cục VIII – Bộ Công an) vẫn chưa hiểu vì sao, họ tự nhiên bị ghép cho cái tên “những người phụ nữ không gương mặt”. Cái tên gọi có điều gì đó mang màu sắc bí hiểm thực chất lại được bắt nguồn từ một thói quen đã trở thành “luật bất thành văn” ở bất cứ trại giam nào khi tiếp xúc với các phạm nhân nữ.
Họ có thể trải lòng về hoàn cảnh gia đình, về mặc cảm tội lỗi hay bất cứ điều gì liên quan đến bản án họ đang phải gánh chịu. Nhưng chỉ cần nhắc đến chuyện chụp ảnh, quay phim để lên hình thì chắc chắn sẽ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Họ muốn quá khứ và ngay cả hiện tại được ngủ yên.
“Quá khứ đau buồn có gì để mà nhắc lại đâu anh” – Đó là lời mở đầu cho buổi gặp mặt giữa tôi và nữ phạm nhân Lê Thị Hòa. Hòa đang phải chấp hành án phạt 11 năm tù tại trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) với tội danh “Giết người”. Cuộc sống của Lê Thị Hòa trước khi vướng vào vòng lao lý dường như cũng là một bức tranh bị bóp nghẹt, không tìm thấy ánh sáng của sự sống.
Ở độ tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của đời con gái thì Hòa bị “ép” phải lên chức mẹ. Người đàn ông – người cha của đứa con cô, đã sử dụng thuốc kích dục để chiếm đoạt thân xác. Đau đớn, tủi hổ và nhục nhã Lê Thị Hòa đã tìm đến cái chết nhưng số phận chưa hài lòng, vẫn tiếp tục bắt Hòa phải sống để tiếp nhận những biến cố khác khủng khiếp hơn.
Mất phương hướng của cuộc đời, Hòa lao chân vào thân phận gái bán hoa. Để rồi trong vũng bùn nhơ nhớp của cuộc đời, cô bất ngờ nảy sinh tình yêu với một người đàn ông đã có gia đình. Lần đầu được yêu, lần đầu cảm nhận sự rung động của trái tim với Hòa đã diễn ra một cách đầy ngang trái như vậy. Bất chấp hạnh phúc gia đình người khác, Hòa tự công khai cho mình cái quyền được làm người thứ 3.
Khi chiếm giữ hoàn toàn trái tim của bạn tình cũng là lúc Hòa gây ra tội ác của mình. Trong một lần cãi vã, Hòa đã thắt cổ “mối tình đầu” đến chết bằng chiếc áo nịt ngực.
Không trực tiếp ra tay giết người, không tước đoạt mạng sống của người khác nhưng nữ phạm nhân Hà Thị Phương cũng đang phải chấp nhận bản án chung thân với tội danh buôn bán trái phép chất ma túy.
Khác với Lê Thị Hòa, cô giáo trẻ Hà Thị Phương đã từng có một thời gian được say đắm trong tình yêu với gia đình nhỏ của mình. Sinh ra tại một huyện miền núi nghèo của tỉnh Tuyên Quang, ngay từ bé, tâm hồn của Hà Thị Phương đã được chìm đắm trong tiếng chim rừng, tiếng suối chảy róc rách và những ruộng nương rộ màu lúa chín. Khi tiếng sét ái tình bất ngờ tìm đến, Phương đã bất chấp tất cả lời khuyên ngăn của gia đình để chạy theo người đàn ông của cuộc đời. Tất cả trong suy nghĩ của Phương lúc đó chỉ còn biết có thế.
Kết quả của tình yêu được “đơm hoa kết trái” bằng một cậu con trai kháu khỉnh, lúc đó, Hà Thị Phương hạnh phúc biết bao. Nhưng rồi giông bão cũng ập đến, người chồng năm xưa đã thay lòng đổi dạ chạy theo người đàn bà khác. Oái oăm thay, người đàn bà khác của chồng Phương lại được chính mẹ chồng đứng ra mai mối!
Cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Chỉ khi đến ngày giỗ bố chồng, Phương mới dám gặng hỏi: “Đứng trước bàn thờ của bố, anh nói đi, anh có người đàn bà khác phải không?”. Đáp lại niềm tin vớt vát mỏng manh của người vợ chỉ là một tiếng trả lời khô khốc: “Anh, không làm được”. Giờ phút đó, Phương biết mình đã mất tất cả.
Giấu chuyện ly di chồng, Hà Thị Phương phải lén lút trốn đi cùng con về nhà mẹ đẻ. Sự việc chỉ vỡ lở khi đứa con trai của Phương ngây ngô kể hết mọi chuyện cho cô em gái. Cất một căn nhà, Phương hàng ngày làm đồng cùng gia đình với hy vọng có tiền lo cho cậu con trai ăn học đầy đủ. Những đau khổ của cuộc đời đã làm chai sạn tâm hồn và mờ mắt ô giáo trẻ ngày nào. Lúc nào, Phương cũng chỉ muốn có thật nhiều tiền, nhiều tiền để mau chóng thay đổi cuộc sống. Con đường buôn bán ma túy và bản án chung thân đã trói buộc người đàn bà này như vậy.
Video đang HOT
Họ đã từng ước mơ…
Những gì mà Lê Thị Hòa và Hà Thị Phương luyến tiếc nhất, đó chính là không còn cơ hội để sửa sai tội lỗi. Họ tiếc cho chính bản thân mình và cho gia đình, vì họ đã từng có một thời ước mơ cháy bỏng được làm người lương thiện, được sống vì yêu thương và ban tặng…
Cô giáo Hà Thị Phương có một cuộc đời đầy sóng gió, không trọn vẹn với những ước mơ của đời mình
Hà Thị Phương được tận mắt chứng kiến sự khó khăn vất vả của học sinh miền núi. Phương đã cố gắng học tập và trở thành giáo viên quay về phục vụ quê hương. Trong câu chuyện của Phương kể vẫn còn đó những buổi ra chơi cô, trò cùng chơi cõng ngựa, bịt mắt… Khi những giọt nước mắt muộn màng rớt xuống cũng là lúc Phương nhớ về củ khoai, rổ sắn mà học trò mang tặng vào những ngày lễ.
Lê Thị Hòa cũng từng có những ước mơ, tuy định mệnh đã vùi dập cuộc đời của nữ phạm nhân này quá sớm. Những ngày trong trại giam, nữ phạm nhân này chỉ có mong muốn duy nhất, là được người vợ mà cô đã phá nát hạnh phúc gia đình tha thứ cho mình. Một ước muốn thực tế, nhỏ nhoi nhưng vô cùng khó trở thành hiện thực.
Kết thúc buổi nói chuyện, những nữ phạm nhân lại lủi thủi một mình bước về khu trại giam. Họ có thể còn băn khoăn câu chuyện của mình rồi sẽ đi về đâu? Hoặc họ cũng chẳng băn khoăn điều gì, vì vốn dĩ họ đã tự mang cho mình một khuôn mặt luôn được nhìn từ phía sau lưng!./.
Lê Huy
Theo_VOV
Những quái chiêu trốn thi hành án của nữ phạm nhân
Bơm tinh trùng của nam phạm nhân để có bầu, liên tục mang thai trong lúc được tại ngoại là cách nhiều nữ quái áp dụng để không bị ra pháp trường hay thi hành án tù.
Nữ tử tù mua tinh trùng với giá 50 triệu đồng để mang thai trong trại giam
Ngày 16/2, nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (42 tuổi) chờ thi hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh được xác nhận đang mang thai hơn 25 tuần, dự kiến sinh vào tháng 4 tới. Ngày 6/1, thấy Huệ có biểu hiện khác thường, cán bộ trại giam đưa đi kiểm tra y tế thì việc có thai mới lộ ra.
Tháng 4/2012, Huệ bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy. Tại hai cấp xét xử mở năm 2014, cô ta đều bị tuyên án tử hình. Công an Quảng Ninh vào cuộc điều tra xác định, trong quá trình bị giam giữ, muốn không bị thi hành án, Huệ "đặt hợp đồng" nhờ một nam phạm nhân 27 tuổi "giúp có thai" với giá 50 triệu đồng.
Trong tháng 8/2015, người này đã 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilon, kèm theo bơm tiêm và để vào nơi Huệ sắp đặt trước. Lợi dụng lúc được đi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng, Huệ đã lấy và bơm vào tử cung của mình.
Đánh giá về việc nữ tử tù tự thụ tinh tinh trùng mua của phạm nhân, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền (Phó giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội) cho rằng để làm được việc này Huệ phải là người am hiểu về việc sinh sản. Bởi cô ta phải dự đoán chính xác được ngày rụng trứng, biết về phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
Theo bác sĩ, tinh trùng được bơm vào tử cung người phụ nữ khoảng 6 tiếng đồng hồ thì số lượng tinh binh vẫn khỏe mạnh. Sau khoảng 12 giờ, số lượng tinh binh còn khoảng 5/6 và qua khoảng 36 tiếng còn lại 1/4, sau 3 ngày thì thường số lượng tinh binh yếu và giảm dần theo thời gian. Một số trường hợp ngoại lệ tinh trùng khỏe mạnh vẫn sống sót kỳ diệu, cuối cùng chỉ có một tinh binh khỏe mạnh nhất kết hợp được với trứng và thụ thai. Khả năng sống của tinh trùng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng tinh trùng và môi trường bảo quản...
Nữ tử tù 5 lần được mở cửa buồng biệt giam cho quan hệ tình dục
Phạm nhân Nguyễn Thị Oanh
10 năm trước, Nguyễn Thị Oanh lúc đó 39 tuổi bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án tử hình về hành vi vận chuyển 20 bánh ma túy... Trong thời gian biệt giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình chờ ra pháp trường, ngày 19/9/2006, Oanh bị phát hiện "bỗng dưng" mang thai hơn 11 tuần.
Nhà chức trách vào cuộc xác định, Oanh được cán bộ quản giáo Nguyễn Thuyên và chiến sĩ Bùi Văn Quyết 5 lần mở cửa buồng biệt giam tạo điều kiện để quan hệ tình dục với phạm nhân Nguyễn Trường Thiên. Điều này dẫn đến việc Oanh có thai.
Do giúp sức cho nữ tử tù mang bầu, hai quản giáo Nguyễn Thuyên và Bùi Văn Quyết bị tuyên án lần lượt 60 và 42 tháng tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đứa trẻ do Oanh sinh ra được nhà chức trách lấy mẫu giám định ADN để xác định cha. Oanh thoát án tử hình.
Nữ phạm nhân có thai nhờ chai tinh trùng đặt ở lỗ thông gió
Tháng 2/2005, Trần Thị Hương bị bắt do mua bán hơn 2 bánh heroin. Do hành vi phạm tội nghiêm trọng nên ngay sau đó, Hương bị biệt giam tại trại tạm giam Chí Hòa. Thế nhưng 7 tháng sau đó, Hương "đột nhiên" có bầu và ngày 6/6/2006 hạ sinh một bé trai kháu khỉnh.
Tác giả của cháu bé vẫn chưa được làm rõ nhưng không phải là của chồng Hương vì lúc này anh ta còn đang phải thi hành án ở tại trại giam Xuân Lộc cũng về hành vi buôn bán ma túy.
Hương khai đã xin tinh trùng của một bị án khác đang thi hành án ở buồng giam kế bên. Bị án này đã đựng tinh trùng vào một lọ thuốc và đưa qua lỗ thông gió cho Hương. Hương đã tự "thụ tinh nhân tạo" và kết quả là đứa trẻ 3,3kg được sinh ra tại Bệnh viện Trưng Vương.
Kiều nữ liên tục mang bầu để trốn thi hành án
Phạm Thị Vân (38 tuổi ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) sớm ăn chơi đua đòi, sinh con từ khi mới 19 tuổi. Tháng 3/2005, Vân và người tình bị Công an Quảng Nam bắt khi đang bán lẻ ma túy. Lĩnh 9 năm tù nhưng do đang mang thai, Vân được cho về nhà để sinh con.
Lợi dụng chính sách nhân đạo này, Vân lên kế hoạch "sống chung với mang thai và ma túy". Trong thời gian tại ngoại, Vân vẫn mua bán ma túy, kiếm người tình mới và lại có bầu mỗi khi con gần 36 tháng tuổi - thời điểm người mẹ không còn được miễn thi hành án. Tổng cộng, cô ta có 4 người con.
Tháng 7/2011, chưa hết thời gian ở cữ, sau chuyến giao dịch với một ông trùm ma túy, cô ta bị bắt quả tang, phải lĩnh án 27 năm tù.
Đẻ liên tục 4 con để trốn thi hành án
Đặng Thị Mỹ (sinh năm 1976, trú huyện Nam Đàn, Nghệ An) sớm lao vào con đường ma túy vì lười lao động.
Năm 2000, khi đứa con đầu lòng tròn 36 tháng tuổi, Mỹ nhận bản án 5 năm 6 tháng tù. Do cải tạo tốt, được tha tù trước thời hạn về nhà chăm con song Mỹ vẫn "ngựa quen đường cũ", sau lần đó liên tục mang bầu để trốn thi hành án. Cứ con chuẩn bị tròn 3 tuổi thì Mỹ lại mang bầu.
Ba năm trước, khi bị bắt quả tang, Mỹ không hoảng sợ khi đối mặt điều tra viên vì biết rằng lại thoát thi hành án vì đang nuôi con nhỏ 9 tháng tuổi...
Điều 40 Bộ luật hình sự quy định:
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Điều 67 Bộ luật Hình sự quy định:
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.
Theo Hải Bình
Theo_VOV
Luật sư từng bào chữa cho tử tù Lê Văn Mạnh: Kêu oan là có cơ sở Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ tử tù Lê Văn Mạnh và gia đình kêu oan khi tử tù này sắp đến thời điểm thi hành án. Hôm qua, phóng viên NTNN đã tìm gặp bà Lê Thị Hoa (Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa) - người từng tham gia bào chữa miễn phí cho bị cáo Lê...