Phút tỉnh táo cay đắng của những bệnh nhân trong trại tâm thần
Gần 11 giờ trưa. Bệnh viện tâm thần nóng như chảo lửa. Đúng giờ bệnh nhân ăn cơm, uống thuốc, không có tiếng ồn ào như tưởng tượng, không khí yên lặng đến kỳ lạ.
Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng
Người điên cũng có những lúc tỉnh táo hiếm hoi. Thế nhưng trong cuộc tiếp xúc với những bệnh nhân trong Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu), người ta thấy dường như họ thích… điên hơn tỉnh, để cố quên đi những sai lầm họ đã mắc trong quá khứ.
1. Gần 11 giờ trưa. Bệnh viện tâm thần nóng như chảo lửa. Đúng giờ bệnh nhân ăn cơm, uống thuốc, không có tiếng ồn ào như tưởng tượng, không khí yên lặng đến kỳ lạ. Tất cả tập trung trong phòng ăn riêng biệt của mỗi khoa. Lướt nhìn các khuôn mặt, cứ ngờ ngợ một điểm giống nhau, sự ngơ ngác đến hiền lành. Thấy có người lạ đến, các bệnh nhân bỏ ăn, tranh nhau lại gần hỏi những câu bâng quơ, chắp nối rồi cười nói một mình.
Thế nhưng, trong nhiều câu chuyện kể của các Bác sĩ, y tá, điều dưỡng… đang công tác tại BVTT Đà Nẵng, nhiều người sẽ thật sự “choáng” khi biết được, đằng khuôn mặt ấy đang ẩn chứa rất nhiều “tội ác” mỗi lúc lên cơn điên dại. Không ít trường hợp bệnh nhân tâm thần lên cơn xung động, đã gây ra rất nhiều vụ án đau lòng như: giật, lấy đồ, đốt nhà, hiếp dâm, hành hung người khác hoặc có trường hợp giết chính những người thân thiết nhất của mình. Nhưng vì mọi hành động đều diễn ra trong vô thức nên không thể kết án họ.
Một vụ án do người tâm thần gây ra cách đây nhiều năm ở Miếu Bông (Hoà Vang, Đà Nẵng) nhưng đến nay vẫn còn ám ảnh cho rất nhiều người. Chị Hồ Thị Mai (SN 1978, ngụ Miếu Mông, huyện Hòa Vang) bị bệnh hoang tưởng, cho rằng mình được tổ tiên, ông bà, thần thánh nhập vào nên suốt ngày luyên thuyên đủ thứ chuyện. Do lúc đó, một số người dân vì ý thức kém đã tin điều chị Mai nói và người phụ nữ này nghiễm nhiên trở thành… thầy bói. Trong một lần lên cơn hoang tưởng nặng, chị Mai đã giết chết đứa con 5 tuổi, đâm chồng bị thương. Khi giám định, xác định chị bị bệnh tâm thần nên được miễn trách nhiệm hình sự. Sau một thời gian điều trị bệnh tại BVTT, bệnh thuyên giảm, chị được về nhà nhưng khi nhớ lại những cảnh tượng mà mình đã gây ra, chị đã bị trầm cảm nặng. Cuối cùng, không chịu nổi sự dày vò, chị Mai chọn cách tự sát tại nhà.
Hay như trường hợp của anh Định Hồ Phúc (SN 1980, ngụ xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng), bệnh nhân điều trị có gần 20 năm trong bệnh viện. Do bị loạn thần, ảo tưởng cha mẹ là quái vật sẽ hại mình, anh Phúc liền cầm dao giết chết cha mẹ. Còn anh Hồ Công Vinh (SN 1981, ngụ xã Hòa Liên, Hòa Vang) sát hại mẹ vì lên cơn kích động do không được thỏa mãn yêu cầu khi đòi tiền mẹ mua thuốc lá. Anh Vinh vào bệnh viện vào năm 2009.
Hai bệnh nhân Phúc và Vinh được các bác sĩ cho ra ngoài chuyện trò, thế nhưng các anh chỉ biết cười hềnh hệch trong trong ánh nhìn đờ đẫn. Khi được gợi hỏi về những kỷ niệm, về gia đình… bất ngờ cả hai cúi gằm xuống như họ muốn lảng tránh Theo BS Đỗ Văn Thanh Lân (trưởng khoa nữ), người có hơn 20 năm gắn bó bệnh viện, các bệnh nhân tâm thần tuy ý thức cuộc sống còn rất ít nhưng trong tâm trí họ vẫn không bao giờ quên những gì họ đã gây ra cho người thân của mình. Ai may mắn thì điều trị ổn định, trở về hòa nhập với cuộc sống. Ai không may mắn sẽ phải mang “bản án” suốt cuộc đời. Bác sĩ Lân cho biết thêm, lúc bình thường, người tâm thần thường rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc la hét, đập phá, đi lang thang, nói cười ngơ ngác. Nhưng khi bị kích động, xung động mạnh… do ý thức hệ không còn, hoang tưởng, ảo giác, luôn luôn nghĩ mình sắp bị người khác hại, họ sẽ tìm cách bảo vệ mình trước nên dễ gây án đối với xã hội. Riêng trường hợp này, BS Lân dẫn chứng khá nhiều, chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số gần 200 bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại bệnh viện.
2. Trong số bệnh nhân tâm thần, có người bệnh nặng, người mới chớm, người lâu năm, người mới đưa vào…. Bao nhiêu gia đình có người thân mắc phải căn bệnh quái ác này, là bấy nhiêu nỗi niềm chồng chất.
Video đang HOT
Bác sĩ Trương Văn Trình (khoa phục hồi chức năng) chia sẻ thêm, hầu như người bệnh tâm thần không ý thức hết nỗi đau do chính mình gây nên họ vẫn… vô tư sống. Nhưng cũng có một số bệnh nhân sau một thời gian điều trị dần ổn định đã phải xót xa vì chịu sự ghẻ lạnh của chính người thân. Có bệnh nhân ngồi khóc lặng lẽ trong phòng tận mấy ngày khiến bệnh phát lại trầm trọng hơn.
Trong giây phút tỉnh táo hiếm hoi, bệnh nhân Lê Vũ Công (SN 1977, ngụ Quảng Nam) rưng rưng nước mắt kể, anh vào bệnh viện đã 3 năm nhưng chưa bao giờ được người nhà tới thăm. Nhiều khi nhớ nhà mà vì bệnh anh chưa khỏi hẳn, lại không biết chính xác nhà mình ở đâu nên không thể về. Bác sĩ Trình cho biết, anh Công là một trong số mấy chục bệnh nhân tâm thần bị gia đình bỏ rơi, đi lang thang ngoài đường, được công an đưa vào bệnh viện. Bệnh nhân thuộc diện này chiếm khoảng 30% trong tổng số các bệnh nhân đang điều trị tại đây. “Mà cũng vì điều này mà bệnh nhân đang vướng phải một khó khăn trong vấn đề tìm “đầu ra” cho các bệnh nhân sau khi đã điều trị xong. Trong khi đó, Trung tâm điều dưỡng người tâm thần, hay Trung tâm Bảo trợ xã hội… lại đang quá tải”, một bác sĩ bộc bạch.
Một ví dụ khác, bệnh nhân Huỳnh Văn Trung (SN 1986, Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị bệnh hoang tưởng, trong thời gian điều trị bệnh đã thuyên giảm phần nào, thấy có khách đến cũng tiến lại làm quen và kể: “Thỉnh thoảng mẹ mới vào thăm Trung, nhưng không hiểu vì sợ cái chi mà trốn không gặp Trung, chỉ đưa quà qua cửa sổ cho Trung rồi đi về”. Nghe lời nói của Trung, nhiều người cảm thấy cay sống mũi nhưng vẫn phải thừa nhận, Trung còn may mắn so với nhiều bệnh nhân khác khi nhận ra được mẹ mình và vẫn có gia đình đến thăm. Cũng có những trường hợp, khi gia đình đưa con vào viện, đi thăm không được con nhận ra, đã tuyệt vọng và đau đớn, không dám quay lại thăm lần 2. Và vì nhiều lý do khác nữa mà con số bệnh nhân tâm thần bị bỏ rơi cứ ngày một tăng…
Sắp chia tay, gặp một câu chuyện làm khách chợt ấm lòng đôi chút. Bên hành lang, hai bà lão Lê Thị Lan (SN 1940, ngụ quận Thanh Khê, Đà Nẵng) và bà Nguyễn Thị Tất (SN 1945, quê huyện Núi Thành, Quảng Nam, hiện sống nhờ cùng nhà bà Lan, đều có con trai bị chứng bệnh động kinh đang được điều trị tại BVTT từ đầu năm 2011) đang ngồi chờ đến giờ thăm con. “Ở nhà, mỗi khi lên cơn, con tui cứ la hét, phá phách đồ đạc. Nhiều khi không vừa ý, nó còn đánh cả tui. Thương lắm nhưng để ở nhà, sợ con quậy hàng xóm nên đành đưa vào bệnh viện. Hằng ngày, tui đi bán vé số, hễ rảnh lại vào thăm con”, bà Tất đưa tay quệt nước mắt nói. Hiểu, cảm thông bà bạn cùng cảnh ngộ, bà Lan rủ bà Tất về ở cùng. Hai người đàn bà mỗi lần chờ con lại héo hon ngồi thu mình trên ghế đá, tay vân vê chiếc nón cũ kỹ, ước muốn được gánh chịu thay con căn bệnh quái ác.
Theo bác sĩ Trương Văn Trình, bệnh tâm thần là bệnh mãn tính, điều trị hết sức phức tạp và nhiều loại, trong đó có 2 loại nặng nhất: bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Nếu bệnh phát hiện sớm, điều trị tốt, uống thuốc đều đặn, kiên trì…có thể khỏi bệnh và tái hòa nhập cộng đồng. Điều quan trọng để trị loại bệnh này cần có người nhà, xã hội hết sức quan tâm. Họ cần chăm sóc, yêu thương, dỗ dành nhẹ nhàng, khích lệ động viên.
Theo Xahoi
Thủ tướng yêu cầu có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho Đà Nẵng
Chiều 14/4, tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của thành phố. Thủ tướng đồng thời mong muốn Đà Nẵng thực hiện thắng lợi kinh tế xã hội 2014 và phát triển hơn nữa.
Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Văn Hữu Chiến - cho biết, năm 2013, trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước và TP Đà Nẵng đối mặt với những khó khăn ngoài dự kiến, đồng thời phải gánh chịu hậu quả cơn bão số 11 nhưng nhờ sự đoàn kết, thống nhất cao, đề cao trách nhiệm, đổi với phương thức lãnh đạo, sự hỗ trợ của Trung ương... nên tình hình các mặt tiếp tục ổn định và phát triển. Các lĩnh vực thương mại, nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp dịch vụ... duy trì tăng trưởng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ ngành làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng
Hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc, thu hút trên 3 triệu lượt khách đến (tăng 17,2%), kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên đạt trên 1 tỉ USD, thu ngân sách đạt trên 105%... Các lĩnh vực văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế... tiếp tục phát triển.
Trong quý 1/2014, kinh tế TP Đà Nẵng tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn ước đạt trên 9.400 tỉ đồng (tăng 7,8% so với cùng kỳ 2013); trong đó lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng trưởng khá. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt trên 235 triệu USD (tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2013...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nhiều vấn đề cấp bách để Đà Nẵng phát triển hơn nữa, xứng đáng với vị thế là thành phố động lực của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Theo đó, Đà Nẵng đề nghị được cho phép huy động vốn đầu tư bằng 150% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán HĐND TP Đà Nẵng quyết định hàng năm. Đà Nẵng cũng mong được hưởng 70% của số tăng thu các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương với ngân sách địa phương và thưởng 70% của số tăng thu ngân sách Trung ương, được phân cấp thêm khoảng thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc các đơn vị hạch toán toàn ngành như điện lực, ngân hàng, bảo hiểm...
Lãnh đạo Đà Nẵng cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho thành phố được ổn định tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương tối thiểu 85% cho ngân sách địa phương hiện nay đến năm 2020 để đảm bảo các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Về cơ chế ưu đãi đầu tư, Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng cho phép mở thêm một số khu vui chơi có thưởng tổng hợp dành riêng cho người nước ngoài tại một số khu du lịch cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế như Bà Nà, bán đảo Sơn Trà; cho phép tăng số lượng bàn chơi bài có người chia ở khu du lịch quốc tế đã được Thủ tướng Chính phủ cấp phép và đang hoạt động khá hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng tăng của du khách nước ngoài.
Đối với các hình thức đầu tư BT, BOT, BTO, lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị cho phép địa phương được xem xét, quyết định đầu tư đối với các dự án triển khai theo hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO.
Đà Nẵng cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ đầu tư các dự án quan trọng như nhà thi đấu thể thao theo tiêu chuẩn hiện đại, dự án di dời nhà ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, dự án xây dựng làng ĐH Đà Nẵng trở thành một trong 3 trung tâm đại học của cả nước, dự án xây dựng cảng Liên Chiểu...
Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng cũng đề nghị Chính phủ bố trí vốn đối với các dự án đã có chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ các năm trước như Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, cầu Trần Thị Lý...
Chỉ đạo sớm triển khai các công trình, dự án có ý nghĩa động lực, phát triển vai trò lan tỏa của Đà Nẵng đối với khu vực như nâng cấp Bệnh viện Sản - Nhi theo chương trình chống quá tải bệnh viện của Chính phủ, nâng cấp sân bay Đà Nẵng đạt 6 triệu khách/năm, mở rộng QL14B giai đoạn 2, nâng cấp QL14G, Trung tâm hội nghị quốc tế Đà Nẵng, xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Sau khi nghe lãnh đạo các Bộ ngành đóng góp ý kiến về các kiến nghị của TP Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phát triển của Đà Nẵng trong thời gian qua, trong đó có xuất khẩu tăng trên 1 tỉ USD trong năm 2013, thu ngân sách vượt kế hoạch. Thủ tướng cho rằng kinh tế Đà Nẵng có nhiều lĩnh vực chuyển biến tích cực về đầu tư, hạ tầng. Thủ tướng cũng ghi nhận những nỗ lực của lãnh đạo TP Đà Nẵng và mong muốn Đà Nẵng tiếp tục phát triển hơn nữa và thực hiện thắng lợi các mặt kinh tế xã hội trong năm 2014.
Về những kiến nghị của TP Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cơ bản đồng ý các kiến nghị và yêu cầu lãnh đạo TP Đà Nẵng làm việc cụ thể với các Bộ ngành và trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng một số kiến nghị của Đà Nẵng hiện nay cũng phải theo luật. Dù vậy, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ngành cần ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Đà Nẵng phát triển hơn nữa.
Đối với các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, Thủ tướng đề nghị các Bộ ngành liên quan xem xét, bố trí vốn cho Đà Nẵng. Về mở rộng QL14B, nâng cấp QL14G... Thủ tướng đề nghị Đà Nẵng quy hoạch để tìm nguồn vốn triển khai. Về quy hoạch tàu điện ngầm, Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT và Đà Nẵng tiến hành quy hoạch. Về việc tăng thêm bàn chơi bài và mở thêm một số khu vui chơi có thưởng khác, Thủ tướng đề nghị các Bộ ngành liên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới...
Cũng trong chiều 14/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và làm việc tại Tổng công ty Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng), doanh nghiệp chuyên đóng mới, sửa chữa tàu quân sự, đảm bảo kỹ thuật cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển, ứng phó sự cố tràn dầu, sản xuất cơ khí...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và làm việc tại Tổng Công ty Sông Thu
Từ một tổ hợp cơ khí, sau 38 năm xây dựng và phát triển; đến nay Sông Thu đã trở thành một doanh nghiệp cơ khí đóng tàu hàng đầu với doanh thu năm 2013 đạt hơn 1.500 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng. Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui mừng vì sự nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được của Tổng Công ty Sông Thu. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, ngành đóng tàu gặp nhiều thử thách do lạm phát, lãi suất ngân hàng cao, công ty lại phải di dời đến vị trí mới... song nhờ có những bước đi, cách làm phù hợp, Sông Thu vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển lên quy mô mới. Thủ tướng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng của Tổng Công ty Sông Thu trong những năm qua đã chủ động khắc phục khó khăn, sản xuất kinh doanh hiệu quả. Sản phẩm tàu xuất khẩu có giá thành cạnh tranh, công nghệ tiên tiến nên được bạn bè quốc tế ký kết, hợp tác. Thủ tướng mong muốn, Tổng Công ty Sông Thu cần tiếp tục phát huy những kết quả thời gian qua, chủ động chuyển giao công nghệ, hợp tác hiệu quả với các đối tác trong và ngoài nước, tìm ra sản phẩm chuyên doanh, tạo chỗ đứng vững chắc trong chuỗi sản xuất cơ khí đóng tàu và tăng trưởng bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành lực lượng nòng cốt trong đóng mới và sửa chữa của ngành đóng tàu Việt Nam.
Công Bính
Theo dantri
Ông Nguyễn Xuân Anh nhậm chức Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Nguyễn Xuân Anh - đã chính thức được bầu giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 - 2015. Chiều ngày 2/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã tổ chức bầu chức danh Phó Bí thư Thành ủy...