Nhà trọ cho người tâm thần
Vét những đồng bạc lẻ cuối cùng xin được để trả tiền xe, bà lão hành khất 84 tuổi dắt tay đứa con ngây dại lê từng bước hỏi đường đến “Nhà trọ cho người tâm thần”, hay còn gọi là “ Nhà hạnh phúc” ( Happy house).
Linh mục Trần Đăng Tuấn (thứ hai từ trái sang) nói cần cho những người bệnh tâm thần biết rằng họ vẫn còn sống có ích, dù từ những việc làm đơn giản nhất – Ảnh: Xuân Khánh
Khi đưa con tới đây, bà cụ như không còn sức lực để bước tiếp. Nhưng đôi chân tưởng như không còn bám được đất ấy phải tiếp tục rong ruổi khắp nơi để khất thực nuôi con, những đứa con lớn người nhưng ngây dại của bà. “Vậy là thằng Bảy (Trần Văn Bảy, 45 tuổi, quê TP.Vị Thanh, Hậu Giang) nó sướng cái thân nó, tui có bề gì thì cũng yên tâm”, bà nói.
“ Thế giới khác người”
Anh Bảy là con út trong gia đình có 3 anh em ruột đều lạc lõng với thế giới bình thường. Tâm trí không được như người, Bảy còn có chứng nghiện rượu nặng. Những ngày đầu về đây, anh thường lên cơn vật vã la hét. Thế rồi anh cũng có bạn, những người lớn tuổi ngây thơ giúp nhau tìm lại thực tế sau một thời gian dài sống với ký ức hỗn độn và tưởng tượng viển vông. Trong căn nhà này, đang có 27 “thế giới” khác nhau như thế.
Video đang HOT
“Có đối tượng tâm thần thì chỉ cho ổng” Từ ý tưởng tạo mái ấm cho các bệnh nhân tâm thần có hoàn cảnh đáng thương, cơ nhỡ, hoặc gia đình không có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, linh mục Trần Đăng Tuấn đã đứng ra thành lập “Nhà trọ cho người tâm thần”, hay còn gọi là “Nhà hạnh phúc” (Happy house), tọa lạc trên diện tích 7.000 m2, thuộc P.Tân Phú, Q.Cái Răng, Cần Thơ. Ông Nguyễn Văn Út, Trưởng khu vực Phú Thuận, P.Tân Phú, cho biết: “Tôi thấy mô hình này (Happy house – pv) nếu làm được thì tốt, tạo điều kiện cho bệnh nhân tâm thần có điều kiện để sống tập trung, không còn đi lang thang. Khi mới về đây, ông (linh mục Trần Đăng Tuấn – PV) có kêu gọi địa phương nếu có đối tượng tâm thần thì chỉ cho ổng để ổng giúp đỡ. Chúng tôi cũng đã giới thiệu 2 trường hợp, lúc còn bên ngoài bệnh tật hay lang thang, quậy phá, giờ thì hai bệnh nhân này đã đỡ lắm rồi”
Hôm chúng tôi đến, linh mục Trần Đăng Tuấn, một người đàn ông gương mặt hiền lành nhẹ mở cánh cổng lớn, lịch sự mời khách. Từ xa, những tràng cười vọng ra từ nhóm người đang túm tụm trong khuôn viên rộng trước cửa khu nhà đang xây. Bình “ game thủ” đang “đứng hình” trong thế ra bộ mà theo gã là mô tả nhân vật trong game “võ lâm truyền kỳ”. Gương mặt khôi ngô, dáng người mảnh khảnh, nói năng từ tốn, thoạt nhìn chẳng mấy người nghĩ anh lại… bất thường. Và giữa đám đông hân hoan trong khuôn viên, sẽ khó phân biệt họ với những phu hồ đến đây xây nhà. “Em vào đây lâu chưa?”. “Hôm nay vừa đúng một năm ngày em yêu cô gái đó”… Gã trai mới lớn tỉnh rụi chỉ về cô gái nhỏ người đang quét dọn khoảng tường mới để mừng Giáng sinh. Vị linh mục khỏa tay cười: “Nãy giờ anh gặp đều là thành viên trong nhà không đấy”. Từ anh gác cổng, người tưới cây, đến các thanh niên pha trò phía khuôn viên… họ đều vào đây để “tìm lại bình thường của cuộc sống”.
Thời gian dài tiếp xúc với bệnh nhân ở các cơ sở nuôi dưỡng người tâm thần, linh mục Trần Đăng Tuấn nói ông thấy có nhiều bệnh nhân có thể tìm lại được trạng thái bình thường hơn nếu họ được sống trong môi trường thích hợp. “Happy house” đầu tiên là căn nhà lá mọc lên trong khuôn viên 7.000 m2giữa vùng quê thanh mát để đón những người không còn nhận biết rõ cuộc đời. Người đầu tiên, cũng là thành viên nữ duy nhất tại đây là chị Trần Thị Ngọc Bích (57 tuổi, ở Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Chị Bích trở nên khác thường khi trải qua cú sốc khủng khiếp, trong vòng 8 tháng lần lượt mất 5 người thân trong gia đình. Quá sức chịu đựng, chị trở nên hoảng loạn, bỏ nhà đi bộ từ Cần Thơ lên tận Sài Gòn. Khi được đưa vào bệnh viện vì bị xe tông, người ta phát hiện chị có thần kinh không bình thường. Lành vết thương, nơi chị được đưa đến là một trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần. Được linh mục Tuấn phát hiện đưa về “Nhà hạnh phúc”, được đối xử như chị em trong nhà, chẳng lâu sau chị Bích bắt đầu xắn tay vào bếp. 3 tháng sau, chị trở lại là người bình thường. Khi nhà đón thêm các thành viên khác, chị Bích được xem như là “chị nuôi”.
Tìm lại cuộc đời
“Mỗi thành viên trong gia đình này là một câu chuyện. Có những người sinh ra tâm trí vốn đã khác thường. Nhưng cũng có nhiều người vốn dĩ bình thường như bao người khác, nhưng vì nhiều lý do đã trở nên nông nổi. Nếu được sống trong môi trường thích hợp thì họ sẽ mau bình phục”, linh mục Tuấn tâm sự. Như trường hợp anh gác cổng tên Trần Văn Út Em (56 tuổi, quê ở H.Phụng Hiệp, Hậu Giang). Sau khi ly dị vợ, anh trở nên buồn rầu, nghiện rượu và xa lánh mọi người. Một thời gian khi bệnh tình thêm nặng, thì chính anh lại bị mọi người xa lánh. Trong những lần tỉnh táo hiếm hoi, anh đã viết thư gửi cho linh mục Tuấn. Trong thư, anh bảo rằng “Người rơi vào trạng thái tâm thần thì coi như cuộc đời đã bỏ đi rồi… Xin hãy cứu giúp đời con!”.
Rồi như chuyện của “game thủ” Võ Chí Bình. Nghiện game, Bình đã vùi vào máy vi tính hết ngày này qua tháng nọ, cho đến lúc sức khỏe suy kiệt, mất ngủ triền miên, tâm trí trở nên lạc lõng so với một người bình thường. Lúc này, người mẹ đành gạt nước mắt đưa đứa con duy nhất của mình vào đây. Hôm gặp chúng tôi, Bình khoe anh đã bắt đầu ngủ được, đã thấy nhớ mẹ, nhớ người yêu cũ và biết đợi một ngày mình sẽ trở lại bình thường để trở về nuôi dưỡng mẹ già.
“Ở đây, mình không chỉ nuôi dưỡng mà còn cố gắng đánh thức tình cảm, khả năng của từng thành viên trong nhà. Để mỗi người thấy rằng mình đang sống, có thể làm được điều gì đó có ích. Bắt đầu là tự chăm sóc cho bản thân mình. Khi tinh thần đã tốt hơn, có thể chăm sóc cho người khác theo phương châm bệnh nhân chăm sóc cho bệnh nhân”, linh mục Tuấn bộc bạch. Nhờ vậy mà anh Lê Hồng Ngoan đã biết gọi điện thoại về xin lỗi người cha tội nghiệp vì trong cơn điên loạn khi còn ở nhà, anh đã không ít lần đuổi đánh. Và cũng nhờ vậy mà đã có nhiều thành viên trở về với gia đình.
Lúc chúng tôi tới, cũng được nghe linh mục Tuấn khoe: “Vừa có 5 bạn được hồi cư để mừng Giáng sinh. Vừa tới nhà, tất cả đều gọi điện bảo nhớ mọi người ở đây”.
Theo TNO
Sui gia hỗn chiến vì cây bưởi khô giá 20.000 đồng
Thấy sui gia gần nhà ẩu đả vì chuyện bán cây bưởi làm củi giá 20.000 đồng, người hàng xóm chạy qua can ngăn đã bị chém chết. 3 người khác cũng bị thương nặng đang được cấp cứu.
ảnh minh họa
Ngày 27/11, Công an tỉnh Sóc Trăng tạm giữ vợ chồng ông Nguyễn Văn Cọp, Nguyễn Thị Tuyết và 2 con Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Út (cùng ngụ xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách) để điều tra hành vi Giết người.
Theo điều tra, tuần trước, bà Tuyết được thông gia là ông Nguyễn Văn Lục (56 tuổi, ngụ xã Trinh Phú) hứa bán cây bưởi để làm củi với giá 20.000 đồng. Ngày 25/11, bà này phát hiện cây bưởi bị ông Lục cưa bán cho người khác khiến hai bên bất hòa.
Mâu thuẫn căng thẳng hơn khi con dâu ông Lục lấy 20.000 đồng trả lại cho bác sui thì bà Tuyết xé tờ giấy bạc. Bà này còn được cho là đã gọi điện cho chồng với 2 con trai mang hung khí sang nhà sui gia để ăn thua đủ.
Thấy hai gia đình sui gia ẩu đả, ông Phan Văn Dẹp (49 tuổi, hàng xóm ông Lục) chạy qua can ngăn đã bị ông Cọp với con trai đánh, chém và đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu. Hỗn chiến còn làm ông Lục và 2 con ông này là Nguyễn Văn Công và Nguyễn Văn Triều bị thương nặng, đang điều trị tại Cần Thơ.
Cơ quan điều tra đang thu thập chứng cứ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo VNE
Thông gia hỗn chiến, 4 người thương vong vì... 1 cây bưởi Ngày 27.11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã tạm giữ hình sự 4 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. 4 đối tượng gồm: Nguyễn Văn Cọp, Phạm Thị Tuyết (vợ Cọp) và 2 con là Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Út, cùng ngụ ấp Cứ Mạnh, xã Xuân Hòa, huyện Kế...