Phút sám hối muộn màng của “hoa khôi” vùng biên ải
Chồng nghiện ngập rồi chết, Nga trở thành góa phụ khi mới ngoài 20 tuổi. Tưởng mất mát ấy sẽ làm Nga tỉnh ngộ, nào ngờ cô tiếp tục lao vào ma túy.
Nguyễn Thị Nga lúc mới bị bắt
Hôn nhân lạc lối
Ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, nhắc đến Nguyễn Thị Nga (SN 1983) thì hầu như ai cũng biết. Cô đẹp, vẻ đẹp thanh thoát, rạng ngời hiếm có ở người miền núi. Gương mặt Nga, nhìn kỹ, giống như một tiểu thư con nhà quyền quý trong các lâu đài cổ phương Tây. Êm đềm, sáng trong và hứa hẹn. Cũng nhờ cái nhan sắc trời ban ấy mà Nga luôn được vây quanh bởi những lời tán tụng, săn đón của đám thanh niên. Trong số đó, không ít kẻ con nhà bề thế.
Thế nhưng, nhân duyên trời định. Chả hiểu số phận run rủi thế nào, Nga lại đồng ý về làm vợ của Hoàng Tuấn Anh, một con nghiện có thâm niên ở đất Đồng Đăng. Bất chấp gia đình cấm cản, cô vẫn nhất quyết với lựa chọn của mình. Bởi lúc đó, cô mới ngoài 20 tuổi, lứa tuổi nhiều mộng mơ, thích khóc cười cùng nhân vật trong các bộ phim Hàn Quốc. Thế cho nên, cô nghĩ rằng, mình sẽ cảm hóa được chồng bằng tình yêu chân thật.
Phận đời bầm dập, trớ trêu, sau khi về sống dưới một mái nhà, Nga đã nhiều lần khuyên bảo, động viên rồi đưa chồng đi cai nghiện nhưng rồi đâu lại vào đấy, Tuấn Anh vẫn không thoát khỏi “ả phù dung”. Bao nhiêu tiền bạc, của nả trong nhà đều bị hắn ném vào làn khói trắng. Chẳng mấy chốc, hai vợ chồng lâm vào khánh kiệt, nhiều lúc cơm không có mà ăn phải dựa dẫm vào hai bên gia đình nội ngoại. Bất lực và chán nản, Nga đã buông xuôi. Không những thế, cô còn tự đánh mất mình khi dần trở thành cánh tay đắc lực của chồng trong việc vận chuyển và buôn hàng trắng. Một vài phi vụ đầu trót lọt, lóa mắt bởi số tiền lợi nhuận khổng lồ, Nga ngày càng dấn sâu vào con đường tội lỗi.
Nhờ cái vẻ ngoài ưa nhìn, dễ gây thiện cảm với người đối diện, Nga nhanh chóng được các bạn hàng quý mến và tin tưởng. Có nhiều thời điểm, khi chồng còn mải vùi thân trong các cơn ảo giác thì Nga là người trực tiếp thâu tóm mọi giao dịch với khách hàng. Tiền nong trong nhà dư dả, Nga bắt đầu ăn diện và lao vào các cuộc chơi. Cô bảo, lúc đó cô chỉ muốn bù lại cho mình những năm tháng phải sống trong cảnh đói khổ, thiếu thốn triền miên. Cô muốn thoát ra khỏi những ám ảnh đau buồn của quá khứ.
Cuộc sống vương giả đó cũng chỉ kéo dài được một thời gian rất ngắn, bởi cuối năm 2011, chồng Nga chết. Thời điểm đó, Nga như người bước hụt. Vợ chồng đương lửa mặn hương nồng, cô trở thành góa phụ khi mới vừa tròn 28 tuổi. Suốt một thời gian dài, cô sống dật dờ như người trầm cảm.
Video đang HOT
Lẽ ra, sau những vấp ngã, mất mát của số phận, ở vào cái tuổi 28 của đời người, Nga phải biết nhận ra giá trị thực của cuộc sống, để không phạm phải sai lầm thêm lần nào nữa. Nhưng phần vì mưu sinh, phần vì mất đi kỹ năng tự vệ trước cuộc sống xa hoa đầy cám dỗ, cô đã lại tiếp tục lún sâu vào tội lỗi. Vài tháng sau khi chồng mất, Nga móc nối lại với các mối quan hệ cũ để tiếp tục buôn hàng trắng.
Trong số những bạn hàng thân tín, Nga thường xuyên giao dịch với Nguyễn Hiếu Trung (SN 1988, trú tại thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, là sinh viên trường Đại học Công nghiệp I Hà Nội). Sau vài lần hợp tác nhỏ lẻ thành công, đầu năm 2012, Nga quyết định “đánh quả” lớn. Cô đặt mua của Trung 20 bánh heroin để vận chuyển sang Trung Quốc bán kiếm lời. Sau đó, Trung bay lên Điện Biên rồi ngược vào Na Ư để lấy hàng. Nhưng do phía “đối tác” ở đó chưa gom đủ số lượng nên Trung đang định quay về Hà Nội thì bị lực lượng phòng chống ma túy Công an tỉnh Điện Biên bắt giữ.
Sau đó, 5 đối tượng trong đường dây này (trong đó có Nguyễn Thị Nga) cũng lần lượt sa lưới. Khám xét nơi ở của các đối tượng trên, cơ quan chức năng đã thu giữ số lượng ngoại tệ và tiền Việt Nam, một xe ôtô BMW, một súng ngắn quân dụng cùng 110 viên đạn và một số tài sản khác có liên quan trực tiếp đến vụ án.
Nga (bên trái, áo trắng) và Trung trước vành móng ngựa
Đường về thăm thẳm
Vừa qua, TAND tỉnh Điện Biên đã đưa toàn bộ các đối tượng trong đường dây buôn bán ma túyxuyên quốc gia Lào – Việt Nam – Trung Quốc này ra xét xử. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu đường dây lại là một nam sinh viên có tuổi đời còn rất trẻ: Nguyễn Hiếu Trung. Khi bị bắt, Trung mới 24 tuổi mà đã có thâm niên gần 3 năm ngồi ghế “ông trùm”. Tại tòa, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Theo đó, chỉ tính trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến khi bị bắt, đường dây này đã buôn bán, vận chuyển thành công trên 200 bánh heroin.
Trước vành móng ngựa, Trung khai rằng, ngày 26/4/2012, sau khi nhận được “đơn đặt hàng” của Nguyễn Thị Nga, hắn đã mang theo 100.000 USD đi máy bay từ Hà Nội lên Điện Biên để định mua heroin, nhưng chưa kịp giao dịch thành công thì hắn bị bắt. Toàn bộ số tiền đó là do hắn kiếm được từ hoạt động mua bán trái phép “cái chết trắng”.
Đứng bên cạnh Trung, Nguyễn Thị Nga cũng lộ rõ vẻ hoảng sợ, thất thần. Chốc chốc, cô lại quay về phía cuối hội trường ngóng người thân như muốn tìm nơi nương tựa. Mỗi khi bắt gặp một gương mặt thân quen, mắt cô dừng lại khá lâu, rồi khóc. Tuy đã phải trải qua gần 400 ngày sống trong cảnh “cơm tù áo số”, nhưng ở cô vẫn còn toát lên vẻ đẹp khiến nhiều người nuối tiếc. Từ một thiếu nữ xinh đẹp “người đưa kẻ rước”, chỉ vì không làm chủ được mình, Nga đã tự trôi dần vào bóng tối. Thế mới thấy được ma túy nó có sức quyến rũ ma mị đến nhường nào. Không chỉ hủy hoại tương lai, tiền đồ của một hay vài con người, mà nó còn làm cho bao gia đình tan nát, xã hội đảo điên.
Khi được nói lời sau cùng, Nga đã không thể ngăn dòng nước mắt, cô sụt sùi: “Từ nhỏ, do bị cáo ít được ăn học nên hiểu biết còn nông cạn. Hơn nữa, khi lấy chồng thì chồng lại nghiện, cuộc sống khó khăn vất vả quá nên bị cáo mới nghe theo lời rủ rê, lôi kéo để bước vào con đường phạm tội. Đến khi chồng mất, bị cáo cũng định bỏ nghề nhưng vì không biết làm gì để sống, không biết nương tựa vào ai nên mới tiếp tục đi buôn ma túy để kiếm tiền. Nay chỉ xin tòa cho bị cáo một con đường sống…”. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Nga mức án 20 năm tù.
Tất cả các đối tượng trong đường dây buôn bán “cái chết trắng” đã phải trả giá cho hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, điều khiến những người tham gia phiên tòa không khỏi xót xa đó là bởi các đối tượng trong vụ án này còn quá trẻ. Họ phần đa mới ngoài 20 tuổi, tương lai còn đang ở phía trước, vậy mà chỉ vì lòng tham mù quáng nên mới đánh mất tự do, thậm chí đánh mất cả cơ hội được sống của mình.
Riêng Nguyễn Thị Nga, khi đón nhận bản án từ HĐXX thì cũng là lúc bản năng sống trong người cô trỗi dậy. Cô cuống cuồng ngoái về tứ phía để cầu mong sự cứu giúp, ánh mắt lộ rõ vẻ sự sợ hãi tột cùng. Cô òa khóc, tiếng khóc như muốn làm nứt toác hội trường. Có lẽ, cô đã mường tượng ra cánh cửa trại giam vừa mở mà ở đó, cô sẽ phải bắt đầu hành trình phục thiện của mình trong diệu vợi, cô liêu.
Theo xahoi
Đắng lòng nghe kẻ giết người kể chuyện
Lý do mà Sơn, phạm nhân đang cải tạo ở trại giam Suôi Hai, cho rằng sau này sẽ lại đi tù vì "người thân của nạn nhân chưa chắc đê cho sông yên ôn".
Vũ Tiến Sơn tại Cơ quan điều tra
Giết chủ quán vì thiếu tiền chơi game
Là con thứ 2 trong môt gia đình có 3 anh em, Vũ Tiên Sơn, sinh năm 1996, ở Hoài Đức, Hà Nôi cho rằng mình là người thẳng thắn nhât không như anh trai cũng chơi điên tử nhưng lén lút, còn em trai cũng mê điên tử không kém nhưng lại được bô mẹ chiêu.
Mê điên tử từ lớp 6, chỉ khi Sơn không thi được vào lớp 10, bô mẹ câu ta mới biêt. Xâu hô, Sơn nghỉ học với lý do thích làm vườn, chăn nuôi nhưng không được bô mẹ đông ý. Với lý lẽ "con còn trẻ, suy nghĩ chưa thâu đáo, cứ lây cái bằng phô thông vê, sau này muôn đi học nghê cũng không phải hôi hân", Sơn bị bô mẹ ép vào trung tâm giáo dục thường xuyên huyên Hoài Đức học. Rút kinh nghiêm mây năm lơ là, bô mẹ Sơn cắt cử nhau, ngày 2 buôi đưa đón Sơn đên trường nhưng họ không thê "trói" được con trai khi viêc chơi điên tử với Sơn đã trở thành nghiên. Câu ta bỏ học giữa giờ, trôm tiên bô mẹ đi chơi. Sơn bảo mê đánh điên tử như nghiên ma túy rôi, không bỏ được thành ra môi khi bị bô bắt được, đánh cho bò lê bò càng, Sơn vân không sợ.
"Đánh có đau đên mây cũng chẳng chêt được nhưng chửi thì nhục lắm cô ạ", Sơn kê. Câu cho biêt rât hân bô mẹ vì bô đã đánh rôi mà mẹ không can còn cứ đứng ngoài chửi thêm vào. Chính vì cho rằng bị đôi xử không công bằng nên Sơn luôn hằn học với cha mẹ. Thâm chí khi anh và em trai mừng ra mặt vì bô mẹ mua máy tính vê nhà thì Sơn ôm tât cả ném ra sân với lý do: "Mua máy không nôi mạng thì khác gì trêu ngươi".
Khoảng 14h ngày 6/3/2012, Sơn trôn học lẻn ra ngoài đi đánh điên tử nhưng chỉ được môt lúc thì hêt tiên. Không kìm được cơn nghiên điên tử đang sôi sục trong người, đâu óc Sơn chỉ quay cuông ý nghĩ phải làm gì đê có tiên chơi tiêp. Câu ta đi như thôi miên vê quán nước của bà Trân Thị Nôi, gọi môt lon nước ngọt rôi thừa lúc bà Nôi quay đi dọn dẹp, nhặt con dao trong quây hàng, đâm môt nhát vào cô bà chủ quán. Bị đâm bât ngờ, bà Nôi vân cô van lơn: "Đừng giêt bà, bà có cái nhân đây, đê bà tháo cho" nhưng Sơn không ngó ngàng tới lời khân câu ây. Câu ta lạnh lùng đưa lưỡi dao ngang cô người đàn bà tôi nghiêp rôi bình tĩnh tháo chiêc nhân vàng, móc túi nạn nhân lây 77 ngàn đông rôi bỏ đi. Có sô tiên bán chiêc nhân được 650 ngàn đông, Sơn lao vào quán điên tử chơi thâu đêm cho đên khi bị bắt.
"Trót cầm dao thì giết thôi"
Vừa mới nhâp trại nên Sơn đang trong thời gian học nôi quy trại giam, tranh thủ cơ hôi làm dáng với mái tóc kiêu dáng Hàn Quôc của mình trước khi phải xuông tóc phạm nhân. Dáng vẻ hớn hở, Sơn tung tăng bước vào phòng thăm gặp với gương mặt vô tư lự. Môt thoáng bât ngờ khiên Sơn khựng lại nơi bâu cửa, rồi câu ta lây lại vẻ mặt tự nhiên, kéo ghê ngôi xuông bàn, không chào hỏi ai khiên anh quản giáo trẻ phải nhắc nhở.
Ngày ở trại tạm giam, người thân của Sơn thường xuyên lên thăm con, đem theo rât nhiêu quà bánh và những lời đông viên, song với câu ta đó là chuyên bình thường, là trách nhiêm nên tât yêu phải xảy ra. Thái đô tưng tửng, không môt chút hôi hân của kẻ phạm tôi khi chưa thành niên khiên chúng tôi cứ thắc mắc rằng tại sao Sơn lại có thái đô tiêu cực đên như vây. Bình thường khi gây ra lâm lôi, nhât là phạm tôi nghiêm trọng như Sơn, người ta sẽ day dứt, hôi hân và ám ảnh, thê mà Sơn thì lại không. Câu ta thâm chí còn cười, vừa trả lời vừa làm dáng như thê đang kê vê tôi lôi của ai đó chứ không phải là mình. Sơn không hiêu hay cô tình không muôn hiêu đê thách thức người khác như cái cách mà trước kia câu ta từng sông khi ở nhà đê trêu ngươi bô mẹ. Hỏi Sơn có điêu gì bât bình với cha mẹ, câu ta chỉ nhêch mép cười, không nói.Sơn bảo chẳng hân ai cũng chẳng mong ai vào thăm cả.
"Án cháu còn dài, cháu chẳng nghĩ trước làm gì cho mêt người, học gì, làm gì, lây vợ hay không, sau này vê rôi tính tiêp", Sơn tâm sự. Dường như đã có vẻ xuôi xuôi sau khi nghe tôi phân tích rằng cho cháu làm cha mà còn chẳng nghĩ ra cách đê dạy con thì trách gì bô mẹ, Sơn bảo tại xin nghỉ học ở nhà làm ruông mà bô mẹ không đông ý, cứ ép đi học nên mới phá phách.
"Cháu chỉ lo em cháu ở nhà thôi, mới lớp 3 mà đã thạo đánh điên tử rôi, sau này còn nghiên chơi hơn cháu đây, thê nhưng nó lại được bô mẹ chiêu", đôi mắt hơi lôi của Sơn thoáng buôn.
Dâu phạm tôi nghiêm trọng thì Sơn vân là người chưa thành niên và ở cái tuôi này, người ta cũng mau buôn, mau vui và cả mau quên lắm. Mong sao những ngày thụ án trong trại giam, Sơn sẽ có được những suy nghĩ chín chắn hơn, chứ không phải những câu nói vô cảm, hời hợt như bây giờ nữa.
Theo xahoi
Bàng hoàng án mạng từ bạo lực học đường Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhoi mà một nữ sinh lớp 9 cầm dao lao vào "ăn thua" với bạn. Một người chết, một đi tù, tất cả chỉ vừa mới bước qua tuổi 15. Bị cáo Lê Thị Hà Trang trước tòa Từ "oán thù" con trẻ... Đến giờ, nhiều người dân ở Mỹ Đức, Hà Nội vẫn còn chưa hết...