Phương Tây tung 1 tỉ liều vắc xin ‘kết liễu’ COVID-19 ra sao?
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 10-6 tiết lộ nhóm G7 sẽ chia sẻ 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 với thế giới, trong đó có “hàng triệu liều đến từ kho dự trữ của Anh”. Các nước Mỹ, Nhật, Canada và Liên minh châu Âu (EU) đã hưởng ứng.
Máy bay vận tải Mỹ chở 750.000 liều vắc xin viện trợ cho vùng lãnh thổ Đài Loan, một động thái bị Trung Quốc chỉ trích – Ảnh: REUTERS
Theo Thủ tướng Johnson, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) dự kiến sẽ cung cấp 1 tỉ liều vắc xin cho thế giới thông qua các cơ chế chia sẻ vắc xin và tài trợ để chấm dứt đại dịch vào năm 2022.
Con số 1 tỉ liều ông Johnson nêu ra dường như bao gồm 500 triệu liều Pfizer mà Tổng thống Mỹ Joe Biden ngỏ ý sẽ tặng.
Theo Hãng tin Reuters, nhà lãnh đạo Mỹ đã kêu gọi các nền dân chủ thể hiện trách nhiệm chia sẻ khó khăn với thế giới.
Hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech (Đức) dự kiến sẽ cung cấp 200 triệu liều vào năm 2021 theo yêu cầu của Mỹ.
Video đang HOT
300 triệu liều tiếp theo sẽ được giao vào năm 2022 để hoàn tất việc chia sẻ cho 92 quốc gia thu nhập thấp và Liên minh châu Phi.
Tại châu Âu, chính quyền London cam kết tài trợ ít nhất 100 triệu liều, trong đó có 5 triệu liều sẽ được phân phối trong vài tuần tới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu – bà Ursula von der Leyen – trước đó thông báo EU tài trợ 100 triệu liều cho các nước có thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm 2021. Con số này bao gồm 60 triệu liều từ Đức và Pháp, 15 triệu liều từ Ý.
Chính quyền Paris cũng cho biết đã tặng 184.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca cho Senegal thông qua chương trình chia sẻ vắc xin COVAX.
Nhật Bản, một nước thuộc G7, cũng cam kết sẽ tài trợ 30 triệu liều vắc xin sản xuất trong nước nhưng chưa tiết lộ tên vắc xin.
Hồi tuần trước, Tokyo đã chuyển 1,24 triệu liều AstraZeneca cho vùng lãnh thổ Đài Loan và đang cân nhắc viện trợ vắc xin cho một số nước Đông Nam Á.
COVAX, sáng kiến của WHO và Liên minh toàn cầu về vắc xin – tiêm chủng (GAVI), đã đặt mục tiêu đảm bảo được ít nhất 2 tỉ liều cho các nước thu nhập thấp trong năm 2021.
Theo thống kê của Reuters, đã có 2,2 tỉ liều vắc xin COVID-19 được tiêm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 560 triệu liều ở các nước G7.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...