Phương Tây bớt lo ngại về Iran
Iran không có vũ khí hạt nhân, chưa chế tạo được bom và phải mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển được một đầu đạn hạt nhân có thể phóng được, Reuters dẫn một báo cáo đánh giá tình báo của Mỹ, châu Âu và Israel cho biết.
Cơ sở làm giàu uranium Natanz của Iran
Kết luận nói trên dựa trên cơ sở các cuộc phỏng vấn các quan chức giấu tên đương nhiệm và nghỉ hưu được tiếp cận với thông tin tình báo về Iran.
Video đang HOT
Theo Reuters, các kết luận này khác hẳn với những ý kiến đang được tranh luận công khai về khả năng Israel mở cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Tel Aviv và phương Tây đều lo ngại rằng những nỗ lực hạt nhân của Iran có thể cho thể cho phép nước cộng hòa hồi giáo này có đủ năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân; tuy nhiên Tehran một mực khẳng định rằng các tham vọng hạt nhân của họ hoàn toàn mang ý nghĩa hòa bình.
Theo báo cáo mới công bố, các quan chức Mỹ tin rằng, Iran không có cơ sở làm giàu hạt nhân bí mật nào nằm ngoài phạm vi giám sát của các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc.
Các quan chức Mỹ cũng khẳng định bất cứ hành động nào của Iran nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ bị phát hiện từ trong trứng nước.
Theo Người lao động
Mỹ dọa ngưng viện trợ Triều Tiên
Mỹ cảnh báo sẽ không viện trợ lương thực cho CHDCND Triều Tiên nếu nước này tiến hành phóng tên lửa đẩy mang vệ tinh.
Lãnh đạo Kim Jong-un được gia đình các binh sĩ chào mừng khi thăm một tiền đồn ở bờ biển phía tây - Ảnh: AFP
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố "khó có thể tưởng tượng" thỏa thuận viện trợ 240.000 tấn lương thực cho CHDCND Triều Tiên sẽ được thực hiện nếu nước này phóng vệ tinh vào tháng 4. Hai bên đạt được thỏa thuận cuối tháng 2 sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ tuyên bố hoãn thử hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa và làm giàu uranium.
Ngày 16.3, Ủy ban Công nghệ không gian CHDCND Triều Tiên lại thông báo sẽ phóng tên lửa Unha-3 từ ngày 12-16.4 để đưa vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào không gian nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành (15.4). Ngược lại,
Yonhap dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói: "Trong quá trình đàm phán, chúng tôi đã cảnh báo rằng bất kỳ vụ phóng vệ tinh nào cũng bị xem là phá vỡ thỏa thuận", bà nói. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cáo buộc cuộc phóng vệ tinh sắp tới vi phạm nghị quyết LHQ. Tân Hoa xã hôm qua dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Thứ trưởng Trương Chí Quân đã gặp Đại sứ Triều Tiên tại Bắc Kinh Ji Jae-ryong để bày tỏ quan ngại và kêu gọi tất cả các bên cần kiềm chế để duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng vẫn khẳng định việc phóng vệ tinh chỉ nhằm mục đích dân sự và sẽ không ảnh hưởng các nước láng giềng. Giới chức nước này ngày 17.3 còn thông báo sẽ mời chuyên gia và phóng viên nước ngoài đến quan sát cuộc phóng vệ tinh, theo KCNA. Giới quan sát nhận định động thái mới có thể nhằm tăng uy tín cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đối với quân đội và củng cố vị trí của ông.
"Kim Jong-un chỉ huy cuộc nã pháo năm 2010"
Đài KBS của Hàn Quốc dẫn lại một bài xã luận trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, xác nhận nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp ra lệnh và chỉ huy pháo kích đảo Yeonpyeong hồi cuối năm 2010. Trong cuộc đọ pháo giữa 2 miền Triều Tiên ngày 23.11.2010, nhiều quả pháo nhắm vào hòn đảo nói trên của Hàn Quốc khiến 4 người thiệt mạng. Bài xã luận viết Kim jong-un, khi đó là Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, "giáng trả sự khiêu khích của kẻ thù bằng những mệnh lệnh kiên quyết". Theo bài báo, quân đội Triều Tiên cũng chịu tổn thất, thương vong do pháo của Hàn Quốc.
Theo Thanh Niên
Triều Tiên có cơ sở hạt nhân bí mật? Hàn Quốc và Mỹ nghi ngờ CHDCND Triều Tiên có ít nhất một cơ sở làm giàu uranium bí mật, theo một tờ báo ở Seoul hôm 2.3. Tên lửa của CHDCND Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh - Ảnh: AFP Tờ Chosun Ilbo dẫn lời một quan chức Hàn Quốc nhận xét: "Rõ ràng CHDCND Triều Tiên có các cơ sở...