Phương pháp xác định giá cho các giao dịch để quản lý thuế như thế nào?
Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) đã quy định cụ thể việc xác định các bên có quan hệ liên kết và phương pháp xác định giá cho các giao dịch này.
Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã quy định cụ thể việc xác định các bên có quan hệ liên kết. Ảnh TL.
Về xác định các bên có quan hệ liên kết, theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ được kế thừa khái niệm các bên liên kết đã được nêu trong Nghị định 20/2017/NĐ-CP và trong các Hiệp định thuế, căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp về người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu; chuẩn mực Kế toán số 26 quy định về các bên liên quan cũng như thực tế quản lý và tham khảo thông lệ quốc tế, dự thảo Nghị định đưa ra quy định về các bên liên kết gồm 2 khoản: quy định chung và quy định cụ thể về các trường hợp được xác định liên kết.
Dự thảo Nghị định quy định về các bên liên kết theo nguyên tắc chung gồm: một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia. các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Đồng thời, để người nộp thuế đối chiếu, kiểm tra xem doanh nghiệp có thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định hay không và cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được các doanh nghiệp liên kết, ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá, tránh thuế thu nhập doanh nghiệp gây thất thu cho ngân sách nhà nước, dự thảo Nghị định quy định cụ thể các trường hợp được xác định là các bên liên kết gồm 10 trường hợp, trong đó có 4 trường hợp liên kết về vốn; 5 trường hợp liên kết thông qua sự điều hành, kiểm soát; 1 trường hợp liên kết khác (doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia).
Video đang HOT
Cũng tại dự thảo này, Bộ Tài chính cũng quy định bổ sung thêm các tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty liên kết gồm các bên liên kết nhằm làm rõ khái niệm, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan thuế và thực tiễn thực hiện của người nộp thuế.
Với quy định phân tích so sánh và lựa chọn các phương pháp xác định giá của giao dịch liên kết, Bộ Tài chính cho rằng, để đảm bảo cho người nộp thuế và cơ quan Thuế thực hiện việc xác định tính phù hợp, hợp lý của giá giao dịch liên kết theo một nguyên tắc, quy trình phân tích so sánh chung, dự thảo Nghị định quy định nguyên tắc phân tích so sánh, nội dung phân tích và quy trình phân tích so sánh để lựa chọn đối tượng so sánh độc lập làm căn cứ so sánh, điều chỉnh đối với giá giao dịch liên kết.
Dự thảo cũng quy định việc phân tích so sánh và lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tại dự thảo Nghị định mang tính nguyên tắc chung và trình Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn cách phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng độc lập so sánh, sử dụng phương pháp toán xác xuất thống kê để tính toán khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn theo thông lệ.
Về phương pháp xác định giá giao dịch liên kết, dự thảo Nghị định quy định các nhóm phương pháp xác định giá giao dịch liên kết (thông lệ quốc tế cơ quan thuế các nước và hướng dẫn chung của OECD về giá chuyển nhượng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia cũng áp dụng các phương pháp này).
Theo Bộ Tài chính, trong thực tế, các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới và các doanh nghiệp có quan hệ liên kết tại Việt Nam hiểu và áp dụng kê khai với cơ quan Thuế. Các phương pháp này cũng đảm bảo hài hòa về công tác kê khai cho người nộp thuế và các bên liên kết (sử dụng cùng phương pháp kê khai cho giao dịch liên kết của người nộp thuế tại Việt Nam và bên liên kết tại nước sở tại).
Quy định về chống chuyển giá sẽ được sửa đổi toàn diện
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế với giao dịch liên kết, theo đó sẽ sửa đổi toàn diện Nghị định 20 với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và "gia cố" thêm các quy định nhằm chống chuyển giá.
Tính đến hết tháng 5, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện được 15.195 cuộc thanh tra, kiểm tra. Ảnh Thùy Linh.
Thanh tra 48 doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 5, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện được 15.195 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra được 163.726 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Từ đó, tổng số tiền xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 20.737,73 tỷ đồng; tăng thu ngân sách nhà nước 8.686,14 tỷ đồng.
Đáng chú ý, với hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp có giao dịch liên kết, 5 tháng đầu năm, ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 48 doanh nghiệp. Từ đó truy thu, truy hoàn và phạt 173 tỷ đồng; giảm lỗ 891 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế hơn 1.000 tỷ đồng.
Về đối tượng doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế thông tin, trong tổng số gần 4.000 doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết phát sinh khoản chi phí lãi vay, có hơn 700 doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí lãi vay/EBITDA vượt ngưỡng 20% (hơn 450 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 250 doanh nghiệp nội địa). Khoản chi phí lãi vay bị loại khỏi chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp của số doanh nghiệp này khoảng 18.000 tỷ đồng/năm. Trong số đó, khoản chi phí lãi vay của các doanh nghiệp trong nước được loại trừ ở mức trên 10.000 tỷ đồng/năm. Các doanh nghiệp này có tỷ lệ chi phí lãi vay vượt 20% đều có quy mô khoản vay lớn, thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng, sản xuất và phân phối điện,... có hoạt động liên doanh liên kết khá cao.
Tuy nhiên, theo Nghị định 20/2017NĐ-CP, cách xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù thì tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA). Chính vì vậy, nó đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong 2 năm qua.
Sửa đổi toàn diện Nghị định 20
Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính phải sửa đổi Nghị định 20 theo hướng nâng trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30%. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tài chính đã quyết định sửa đổi toàn diện Nghị định 20 với mục tiêu vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa củng cố thêm các quy định nhằm chống chuyển giá.
Theo Dự tháo Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giáo dịch liên kết đang được Bộ Tài chính xây dựng, tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Cũng theo Dự thảo, phần chi phí lãi vay không được trừ kể trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định kể trên (30% EBITDA). Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng giao dịch liên kết để trốn thuế, né thuế, Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể các giao dịch liên kết phát sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ giao dịch liên kết bao gồm mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài chính, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
"Xây" lại Nghị định 20/2017/NĐ-CP, tháo gỡ toàn diện cho công tác chống chuyển giá Việc xây dựng Nghị định thay thế Nghi định 20/2017/NĐ-CP một mặt sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mặt khác sẽ giúp các quy định về chống chuyển giá phù hợp với những quy định liên quan theo Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 sẽ được thực thi tới đây. Việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP là...