Phương pháp thở không cần… tim, phổi
Thuật ngữ màng trao đổi ôxy ngoài cơ thể (extracorporeal membrane oxygenation – ECMO) là một hệ thống được sử dụng nhằm cung cấp ôxy cho cơ thể…
Ảnh minh họa: Internet
Thuật ngữ màng trao đổi ôxy ngoài cơ thể (extracorporeal membrane oxygenation – ECMO) là một hệ thống được sử dụng nhằm cung cấp ôxy cho cơ thể khi hai cơ quan chính làm nhiệm vụ lấy ôxy từ ngoài không khí và đưa đến các tế bào là phổi và tim bị trục trặc.
Cho tới nay, phương pháp ECMO hầu như đã được triển khai tại tất cả các trung tâm tim mạch và hồi sức tích cực trên toàn thế giới, là một phần không thể thiếu trong công tác phẫu thuật tim phổi và hồi sức bệnh nhân nặng. Ở nước ta, phương pháp này lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Trung ương Huế (tháng 3/2009) và từ đó đến nay đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn trong cả nước.
Bệnh nhân nào cần ECMO?
Phương pháp ECMO sẽ được áp dụng trong hai tình huống: thứ nhất là trong các bệnh lý của phổi mà khi đã được tiến hành các biện pháp hồi sức hô hấp tích cực như thở ôxy, thở máy mà lượng ôxy máu vẫn thiếu (ví dụ như trong hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển – ARDS, suy hô hấp nặng do viêm phổi…) và chỉ định thứ hai là trong các bệnh lý của tim khiến tim bị suy giảm sức co bóp, huyết áp tụt không nâng lên được bằng truyền dịch và dùng thuốc co mạch cũng như thuốc làm tăng co bóp cơ tim (như trong viêm cơ tim cấp, sau cấp cứu ngừng tim, suy tim sau phẫu thuật tim…).
Nhưng cho dù tổn thương phổi hay tổn thương tim, chỉ định sử dụng phương pháp ECMO chỉ được đặt ra nếu tiên lượng sau khi ECMO một thời gian, phổi hoặc tim bệnh nhân có thể hồi phục được hoặc chí ít, đây cũng là một biện pháp giúp bệnh nhân “cầm cự” trong khi chờ… ghép tim hoặc đặt các thiết bị hỗ trợ tâm thất nếu có thể!
Nguyên lý của phương pháp ECMO
Hiểu một cách đơn giản nhất, nguyên lý của phương pháp này là: máu được lấy ra khỏi bệnh nhân (từ tĩnh mạch hoặc động mạch) sau đó được qua máy ECMO, tại đây, máu sẽ được cung cấp ôxy qua một màng đặc biệt.
Video đang HOT
Sau đó, máu giàu ôxy sẽ được đưa trở lại bệnh nhân, có sử dụng áp lực bơm hỗ trợ để tạo huyết áp hoặc không tùy vào tổn thương phổi hay tim và đường vào bệnh nhân có thể là động mạch hoặc tĩnh mạch tùy từng trường hợp.
Có một vài hình thức ECMO nhưng thông dụng nhất là kiểu tĩnh – động mạch (Veno-arterial hay VA) nghĩa là máu được rút ra khỏi bệnh nhân từ một tĩnh mạch lớn (thông thường là tĩnh mạch đùi), qua máy ECMO sau đó được đưa trở lại cơ thể qua con đường động mạch (như động mạch đùi).
Hình thức ECMO này được sử dụng trong những bệnh lý suy tim nặng hoặc suy hô hấp mà nguyên nhân do tổn thương phổi. Hình thức thứ hai là ECMO kiểu tĩnh – tĩnh mạch (Veno-venous hay VV), nghĩa là máu được rút ra khỏi bệnh nhân từ một tĩnh mạch lớn, qua máy ECMO sau đó được đưa trở lại cơ thể qua con đường tĩnh mạch. Hình thức ECMO chỉ được sử dụng trong những bệnh lý suy hô hấp nặng có nguyên nhân do tổn thương phổi do không có hỗ trợ áp lực nâng huyết áp.
ECMO có phải là biện pháp hoàn hảo?
Như trên đã nói, phương pháp ECMO chỉ được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do tổn thương phổi và/hoặc suy tim nặng mà những tình trạng này đáp ứng kém hoặc không còn đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường.
Đây chính là biện pháp cuối cùng, là tia hy vọng cho những bệnh nhân đang cận kề cái chết. Tuy vậy, cũng như các biện pháp điều trị khác, ECMO không phải là chiếc đũa thần để có thể cứu được tất cả bệnh nhân.
Theo một số báo cáo, tỷ lệ thành công của ECMO ở những bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển vào khoảng 65% và ở những bệnh nhân suy tim (do viêm cơ tim cấp, sau cấp cứu ngừng tim…) có cao hơn chút ít.
Nhưng dù sao, kể cả tỷ lệ thành công có thấp hơn thì việc chọn lựa ECMO cũng là việc nên làm vì nếu không thì bệnh nhân gần như cầm chắc cái chết. Trong hồi sức tích cực, đối với những căn bệnh “thập tử nhất sinh” thì tất cả các biện pháp điều trị chỉ có biện pháp tốt hơn chứ không có biện pháp điều trị nào là hoàn hảo.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Mỡ thừa gây hại cho cơ thể như thế nào?
Mô mỡ thừa trong cơ thể cũng cần có ô xi để sống. Điều này có nghĩa là tim sẽ phải huy động thêm các mạch máu để đưa máu giàu ô xi tới những mô này.
1. Tim
Mô mỡ thừa trong cơ thể cũng cần có ô xi để sống. Điều này có nghĩa là tim sẽ phải huy động thêm các mạch máu để đưa máu giàu ô xi tới những mô này.
Ngoài ra, càng nhiều mỡ tích tụ bên trong động mạch thì động mạch sẽ càng cứng. Thành mạch máu dày hơn khiến cho khoảng lưu thông của máu càng trở nên hẹp lại, vì thế để duy trì cùng một áp lực tim sẽ phải làm việc vất vả hơn.
Xơ vữa động mạch - tình trạng cứng của thành động mạch - hay gặp ở người béo phì hơn gấp 10 lần so với người khỏe mạnh.
Không còn nghi ngờ gì nữa: tim sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất từ bệnh béo phì. Bản thân cơ tim phải làm việc vất vả hơn; nguy cơ huyết khối tăng cao; và nhìn chung tuần hoàn máu trong khắp cơ thể đều bị ảnh hưởng.
2. Đại tràng
Các nhà nghiên cứu chưa thấy mối liên quan mạnh mẽ giữa béo phì và đa số các bệnh ung thư - ngoại trừ ung thư đại tràng. Ở cả nam và nữ bị béo phì, ung thư đại trực tràng đều hay gặp một cách đáng ngạc nhiên. Có thể có 2 lý do giải thích cho tình trạng này.
Lý do thứ nhất bao gồm chế độ ăn nhiều thịt chế biến sẵn và thịt đỏ, một yếu tố hay gặp ở bệnh nhân bị polyp đại tràng - dấu hiệu sớm tiềm tàng của ung thư đại tràng.
Yếu tố thứ hai là tăng nồng độ insulin hoặc các yếu tố tăng trưởng liên quan với insulin. Vẫn chưa rõ chính xác tại sao những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh ung thư. Nhưng căn cứ vào mối liên quan phức tạp giữa hệ tiêu hóa và các rối loạn miễn dịch - 70% vi khuẩn của cơ thể sống trong ruột - nên những tác dụng phụ của béo phì có thể giải thích cho mối liên quan này, ít nhất là phần nào.
3. Não
Mối liên quan giữa cơ thể và trí óc không phải là mới, nhưng khoa học vẫn đang tiếp tục bổ sung. Nghiên cứu năm 2010 thấy rằng chức năng nhận thức có mối liên quan nghịch với béo phì trên các thông số.
Một giả thiết được đưa ra là sự thoái hóa của chất trắng xung quanh các sợi thần kinh trong não, nơi gửi tín hiệu tới các cơ quan.Lớp vỏ chất trắng này được thấy là bị tổn thường nhiều hơn ở não của người bệnh béo phì.
4. Da
Rất dễ quên mất là béo phì có thể gây tổn thương da đến mức nào, và trái với quan niệm thông thường, những tác hại về thẩm mỹ như vết rạn da không phải là hậu quả duy nhất.
Sự thay đổi về hoóc môn có thể gây bệnh gai đen - một bệnh khiến da dày và sạm đen; da bị sưng và giãn có thể gây đỏ và kích ứng - gọi là viêm da ứ máu; và chức năng tĩnh mạch kém có thể dẫn tới loét, hay gặp nhất ở cổ chân là hậu quả của thiếu máu.
Việc duy trì làn da khỏe mạnh không chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Lớp ngoài của da là rào chắn cơ bản nhất ngăn cách với dòng máu, có nghĩa đây cũng là "người canh cửa" đối với các mầm bệnh. Lớp da che phủ bị kéo giãn có thể đưa tới những bệnh rất nghiêm trọng mà nguyên nhân là do khối cơ thể đã vượt quá khả năng đàn hồi của da.
5. Phổi
Giống như các động mạch xung quanh tim, phổi phải đối mặt với nguy cơ lớn khi có mỡ thừa. Nghiên cứu năm 2010 cho thấy lượng mô mỡ lớn sẽ làm giảm dung tích của phổi. Bản thân tình trạng này gây nguy cơ thông khí phổi kém đáng kể, đồng thời làm nặng thêm các bệnh hô hấp đang có hoặc gây ra những tác dụng phụ ngay cả ở người không bị bệnh.
Chức năng phổi kém có nghĩa là các mạch máu không nhận được đủ ô xi. Tương tự, người béo phì có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao hơn nhiều do với người không béo phì, càng hạn chế lượng ô xi mà cơ thể nhận được. Thở ban ngày đã khó, ban đêm tình trạng suy hô hấp có thể khiến người bệnh đột tử. Các nhà khoa học đang nghiên cứu một thiết bị phát những xung điện nhỏ vào lưỡi để giải phòng chỗ tắc nghẽn mà không làm cho người bệnh thức giấc.
Theo Dân Trí
Các thuốc trị mụn trứng cá có thể gây dị ứng chết người Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Mỹ cảnh báo các thuốc trị mụn trứng cá thông dụng hiện nay có thể gây những phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm hoặc gây kích ứng mạnh dẫn đến khó thở và sưng phù mặt. Cơ quan này chưa thể chỉ ra chính xác những thành phần nào gây dị...