Phương pháp mới để kiểm soát đường huyết: Hạn chế thời gian ăn trong ngày!
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng việc hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày trong phạm vị 9 – 10 tiếng có thể giúp tăng cường việc kiểm soát đường huyết, theo The Health Site.
ShutterStock
Theo những phát hiện của một nghiên cứu gần đây, hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày có thể có lợi cho đường huyết.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày ở 15 nam giới trong một tuần.
Những người đàn ông này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao, đã hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày của họ xuống còn 9 – 10 tiếng một ngày.
Phản ứng đường huyết với bữa ăn tiêu chuẩn được đánh giá mỗi ngày của nghiên cứu.
Các nhà điều tra thấy rằng việc hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày cải thiện việc kiểm soát đường huyết, ngay khi họ ngừng ăn, theo The Health Site.
Kết quả cho thấy rằng không phải là loại thực phẩm ăn vào, mà chính việc hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày xuống còn 9 – 10 tiếng, lại có thể cải thiện việc kiểm soát đường huyết.
Kết quả cũng cho thấy một lượng giảm cân nhỏ trong nghiên cứu này.
Video đang HOT
Fred Rochler, người đã tham gia vào một nghiên cứu tiếp theo, đã thực hiện hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày, trong đó ông ăn uống bình thường, không kiêng cữ, trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 sáng đến 7 giờ 30 tối trong một thử nghiệm kéo dài 8 tuần.
Mới đầu còn hơi khó, nhưng sau cũng dễ quen dần.
Có nhiều chọn lựa, có thể ăn từ 7 giờ 30 sáng đến 5 giờ 30 chiều, hoặc 8 giờ 30 sáng đến 6 giờ 30 chiều hoặc thậm chí 10 giờ sáng đến 8 giờ tối.
Tuy nhiên, ông chỉ ăn đến 7 giờ 30 tối vì thấy giờ giấc này phù hợp với lối sống của mình.
Qua thử nghiệm, khả năng dung nạp đường huyết lúc đói của ông đã cải thiện đáng kể. Nó đã thay đổi từ mức độ “rủi ro tăng cao” xuống còn “bình thường”, mặc dù ăn uống không kiêng cữ gì, ông Roch Rochler khẳng định, theo The Health Site.
Chế độ ăn hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày chứng minh rằng có thể ăn tùy thích, ngay cả những thực phẩm bị coi là “không tốt”, miễn là hạn chế khoảng thời gian ăn trong ngày trong khoảng thời gian mà cơ thể có khả năng đốt cháy chất dinh dưỡng tốt hơn. Và điều quan trọng của phương pháp này chính là kéo dài thời gian nhịn ăn trong mỗi đêm lâu hơn.
Những kết quả ban đầu này hứa hẹn một phương pháp có nhiều triển vọng – dễ thực hiện trong việc kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, cần có một nghiên cứu lớn hơn trong thời gian dài hơn, để điều tra đầy đủ về hiệu quả của mô hình ăn uống trong khoảng thời gian nhất định này để áp dụng, theo The Health Site.
Theo Thanh niên
Lợi và hại của quả dứa như thế nào?
Dứa là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe - và có một điều chắc chắn là bạn có thể ăn dứa mỗi ngày.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tác dụng quả dứa
Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm... có nhiều loại khác nhau. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn trái thật là các "mắt thơm". Trong 100g quả dứa, phần ăn được cho 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Các chất khoáng là 16mg Ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.
Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân giải protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như: thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với dứa hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn thơm hàng ngày để lợi tiểu.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép quả dứa hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin...) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ dẫn đến xuất huyết (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).
Quả dứa làm liền sẹo, một số enzyme của quả dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng như chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ quả dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.
Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng quả dứa làm nước giải khát, bởi dứa giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp.
Ăn nhiều cũng không tốt
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dứa mỗi ngày thì cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
Thứ nhất: Đường huyết
Thông thường, chúng ta không cần phải lo lắng về chất đường có trong các loại trái cây. Tuy nhiên, lượng đường trong dứa khá cao và nếu bạn ăn nhiều thơm mỗi ngày có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Đường huyết cao mãn tính là nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường. Một trái dứa chứa hơn 122g carbohydrate, vượt hơn 40% mức carbohydrate mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày.
Thứ hai: Dị ứng
Trong quả dứa có chứa chất gây dị ứng khá phổ biến. Các triệu chứng nói chung nhẹ, nhưng có thể nghiêm trọng đối với những người cơ địa nhạy cảm. Thường những người này sẽ bị những triệu chứng như môi bị sưng, mềm và ngứa hoặc bị ngứa ran trong cổ họng. Một phản ứng nghiêm trọng hơn có thể khiến người đó nổi mề đay và nôn mửa.
Ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất, các triệu chứng sẽ tự giảm trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, việc ăn thơm mỗi ngày đối với những người bị dị ứng sẽ gây ra tình trạng căng thẳng cho cơ thể. Hoặc tình trạng viêm có thể dẫn đến một loạt các bệnh khác, chưa kể đến việc khiến cho bạn cảm thấy khó chịu một cách không cần thiết.
Thứ ba: Sâu răng
Dứa có tính axit cao. Nếu mỗi ngày ăn một quả dứa thì men răng của bạn sẽ bị mòn rất nhanh. Vấn đề sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn đánh răng sau khi ăn, vì men răng của bạn sẽ bị axit làm mềm và dễ bị mòn hơn bởi chính chiếc bàn chải đánh răng.
Khi men răng không còn nữa, răng của bạn sẽ trở nên yếu hơn nhiều. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ nhạy cảm với nóng và lạnh, cũng như thực phẩm có tính axit và cay. Tuy nhiên ăn ít dứa thì sẽ giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng và mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ hơn. Tốt nhất là nên uống một ít nước sau khi ăn dứa để làm sạch răng miệng.
Theo infonet
Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị đường huyết cao trong thai kỳ và những lưu ý các mẹ rất nên nhớ Tình trạng đường huyết tăng cao cũng khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do đâu và biện pháp nào giúp mẹ kiểm soát sức khỏe tốt hơn? Đường huyết tăng cao trong thai kỳ có ảnh hưởng đến bà bầu và em bé không? Các bác sĩ chuyên khoa luôn đề nghị mẹ bầu làm...