Phương pháp giảm huyết áp không cần dùng thuốc
Giảm huyết áp mà không cần dùng thuốc dễ hơn bạn nghĩ, theo Prevention. Bằng cách áp dụng một số biện pháp tự nhiên sau, bệnh cao huyết áp có thể được kiểm soát ở mức tối đa.
Đi bộ và hít thở sâu giúp điều hòa huyết áp của bạn – Ảnh; Shutterstock
Đi dạo. Những bệnh nhân thường bị tăng huyết áp có thói quen tập thể dục hoặc đi bộ với tốc độ nhanh có thể giảm áp lực gần 8 mmHg trên 6 mmHg. Tập thể dục giúp oxy đến tim hiệu quả hơn, từ đó giúp việc bơm máu diễn ra thuận lợi hơn. Hãy thực hiện các bài tập vận động ít nhất 30 phút vào các ngày trong tuần để ngăn ngừa huyết áp tăng.
Hít thở sâu. Thở chậm và thực hành các bài tập như: khí công, yoga, thiền định… có tác dụng làm giảm các hormone gây stress – tác nhân làm tăng renin, một loại enzyme thận làm tăng huyết áp. Hãy dành 5 phút vào mỗi buổi sáng và 5 phút vào mỗi tối để hít vào và thở ra để đẩy hết những căng thẳng ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm giàu kali. Các loại trái cây và rau quả giàu kali phát huy công dụng tuyệt vời trong việc giúp làm hạ huyết áp, tiến sĩ Linda Van Horn, giáo sư về y tế dự phòng tại Đại học Y Northwestern Feinberg (Mỹ) cho biết. Lượng kali cần thiết trong ngày đối với người cao huyết áp là 2.000 đến 4.000 mg. Nguồn thực phẩm chứa kali phong phú gồm: khoai lang, cà chua, nước cam, khoai tây, chuối, đậu, dưa đỏ, và hoa quả khô như mận khô, nho khô.
Hạn chế muối. Những người có tiền sử gia đình cao huyết áp thường rất nhạy cảm với muối. Eva Obarzanek, tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu về tim, phổi và máu tại Mỹ khuyến cáo tất cả mọi người nên giảm lượng natri hấp thu vào cơ thể vì nó chính là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
Ăn sô cô la đen. Sô cô la đen chứa thành phần flavanol có tác dụng làm cho các mạch máu đàn hồi tốt hơn, và đó là lý do bệnh nhân cao huyết áp được khuyên dùng loại thức ăn ngọt này. Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, 18% những người cao huyết áp có thói quen ăn sô cô la mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp giảm xuống đáng kể.
Bổ sung coenzyme Q10. Qua việc xem xét 12 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng coenzyme Q10 (có trong nhiều thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, như: thịt bò, gà, lợn, thủy hải sản, dầu cá, đặc biệt là cá mòi và cá thu. Các món ăn làm từ bột mì, các loại rau như bông cải xanh và rau chân vịt) có tác dụng làm giảm huyết áp rất hữu hiệu. Chất chống oxy hóa coenzyme Q10 rất cần thiết cho việc sản xuất năng lượng, làm giãn nở mạch máu.
Uống (một chút) rượu. Theo đánh giá của 15 nghiên cứu, những người uống rượu với một lượng ít có thể giúp giảm huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện tại Boston cho thấy phụ nữ uống đến ly rượu mỗi ngày có thể giúp huyết áp hạ so với những người không uống. Một số nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng uống rượu vừa phải (phụ nữ 1 ly/ngày, đàn ông 2 ly/ngày) còn có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Video đang HOT
Cà phê được cho là có thể làm tăng huyết áp – Ảnh: Shutterstock
Loại bỏ cà phê. Từ lâu, các nhà khoa học đã tranh luận về tác động của caffein lên huyết áp. Một số nghiên cứu đã cho thấy caffein không có hiệu lực với huyết áp, nhưng một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Duke (Mỹ) đã chỉ ra tiêu thụ 500 mg caffeine sẽ làm tăng huyết áp tới 4 mmHg, và hiệu lực này còn kéo dài cho đến khi đi ngủ. Caffeine làm tăng huyết áp bằng cách thắt chặt các mạch máu và thúc đẩy stress, Jim Lane, tiến sĩ, giáo sư và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Khi bạn đang bị căng thẳng, trái tim bắt đầu bơm máu nhiều hơn, từ đó thúc đẩy huyết áp tăng lên”, ông giải thích.
Uống trà. Hạ huyết áp được coi là không khó với người có thói quen uống trà. Nhấm nháp 3 tách trà dâm bụt hằng ngày làm giảm huyết áp ngang với việc dùng thuốc, kết luận của các nhà khoa học tại Trường đại học Tufts (Mỹ). Các chất phytochemical trong dâm bụt chịu trách nhiệm lớn trong việc giảm huyết áp.
Giảm bớt công việc. Làm hơn 41 tiếng đồng hồ mỗi tuần có nguy cơ khiến huyết áp tăng đến 15%, công bố của Trường đại học California (Mỹ) sau khi tiến hành khảo sát trên 24.205 người. Làm thêm giờ có thể gây cản trở giờ giấc cho việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh, Haiou Yang, tiến sĩ, tác giả chính của nghiên cứu phát biểu.
Thư giãn với âm nhạc. Nghe nhạc cũng là cách làm giảm huyết áp tốt hơn rất nhiều so với việc dùng thuốc. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Florence ở Ý, những giai điệu du dương có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái, giảm thiểu căng thẳng và sản sinh ra hormone hạ huyết áp.
Chữa chứng ngáy ngủ. Ngáy không ngừng trong khi ngủ là một trong những triệu chứng chính của hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Alabama (Mỹ) phát hiện ra rằng nhiều người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường có nồng độ cao của aldosterone, một loại hormone có thể gây tăng huyết áp. Trong thực tế, một nửa những người có hội chứng ngưng thở khi ngủ đều có huyết áp cao. Nếu bạn ngưng thở khi ngủ, tính mạng có thể gặp nhiều rủi ro. Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy hỏi bác sĩ để điều trị chứng ngáy ngủ nhằm làm giảm nồng độ aldosterone.
Bổ sung đậu nành. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ phát hiện ra rằng việc thay thế một số các carbohydrate trong chế độ ăn uống của bạn với các thực phẩm giàu protein trong đậu nành hoặc sữa, chẳng hạn như sữa ít chất béo, có thể làm giảm huyết áp.
Theo Suckhoevadoisong
Giảm huyết áp không cần dùng thuốc
Giảm huyết áp mà không cần dùng thuốc dễ hơn bạn nghĩ, theo Prevention. Bằng cách áp dụng một số biện pháp tự nhiên sau, bệnh cao huyết áp có thể được kiểm soát ở mức tối đa.
Đi bộ và hít thở sâu giúp điều hòa huyết áp của bạn - Ảnh; Shutterstock
Đi dạo. Những bệnh nhân thường bị tăng huyết áp có thói quen tập thể dục hoặc đi bộ với tốc độ nhanh có thể giảm áp lực gần 8 mmHg trên 6 mmHg. Tập thể dục giúp oxy đến tim hiệu quả hơn, từ đó giúp việc bơm máu diễn ra thuận lợi hơn. Hãy thực hiện các bài tập vận động ít nhất 30 phút vào các ngày trong tuần để ngăn ngừa huyết áp tăng.
Hít thở sâu. Thở chậm và thực hành các bài tập như: khí công, yoga, thiền định... có tác dụng làm giảm các hormone gây stress - tác nhân làm tăng renin, một loại enzyme thận làm tăng huyết áp. Hãy dành 5 phút vào mỗi buổi sáng và 5 phút vào mỗi tối để hít vào và thở ra để đẩy hết những căng thẳng ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm giàu kali. Các loại trái cây và rau quả giàu kali phát huy công dụng tuyệt vời trong việc giúp làm hạ huyết áp, tiến sĩ Linda Van Horn, giáo sư về y tế dự phòng tại Đại học Y Northwestern Feinberg (Mỹ) cho biết. Lượng kali cần thiết trong ngày đối với người cao huyết áp là 2.000 đến 4.000 mg. Nguồn thực phẩm chứa kali phong phú gồm: khoai lang, cà chua, nước cam, khoai tây, chuối, đậu, dưa đỏ, và hoa quả khô như mận khô, nho khô.
Hạn chế muối. Những người có tiền sử gia đình cao huyết áp thường rất nhạy cảm với muối. Eva Obarzanek, tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu về tim, phổi và máu tại Mỹ khuyến cáo tất cả mọi người nên giảm lượng natri hấp thu vào cơ thể vì nó chính là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
Ăn sô cô la đen. Sô cô la đen chứa thành phần flavanol có tác dụng làm cho các mạch máu đàn hồi tốt hơn, và đó là lý do bệnh nhân cao huyết áp được khuyên dùng loại thức ăn ngọt này. Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, 18% những người cao huyết áp có thói quen ăn sô cô la mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp giảm xuống đáng kể.
Bổ sung coenzyme Q10. Qua việc xem xét 12 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng coenzyme Q10 (có trong nhiều thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, như: thịt bò, gà, lợn, thủy hải sản, dầu cá, đặc biệt là cá mòi và cá thu. Các món ăn làm từ bột mì, các loại rau như bông cải xanh và rau chân vịt) có tác dụng làm giảm huyết áp rất hữu hiệu. Chất chống oxy hóa coenzyme Q10 rất cần thiết cho việc sản xuất năng lượng, làm giãn nở mạch máu.
Uống (một chút) rượu. Theo đánh giá của 15 nghiên cứu, những người uống rượu với một lượng ít có thể giúp giảm huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện tại Boston cho thấy phụ nữ uống đến ly rượu mỗi ngày có thể giúp huyết áp hạ so với những người không uống. Một số nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng uống rượu vừa phải (phụ nữ 1 ly/ngày, đàn ông 2 ly/ngày) còn có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Cà phê được cho là có thể làm tăng huyết áp - Ảnh: Shutterstock
Loại bỏ cà phê. Từ lâu, các nhà khoa học đã tranh luận về tác động của caffein lên huyết áp. Một số nghiên cứu đã cho thấy caffein không có hiệu lực với huyết áp, nhưng một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Duke (Mỹ) đã chỉ ra tiêu thụ 500 mg caffeine sẽ làm tăng huyết áp tới 4 mmHg, và hiệu lực này còn kéo dài cho đến khi đi ngủ. Caffeine làm tăng huyết áp bằng cách thắt chặt các mạch máu và thúc đẩy stress, Jim Lane, tiến sĩ, giáo sư và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết. "Khi bạn đang bị căng thẳng, trái tim bắt đầu bơm máu nhiều hơn, từ đó thúc đẩy huyết áp tăng lên", ông giải thích.
Uống trà. Hạ huyết áp được coi là không khó với người có thói quen uống trà. Nhấm nháp 3 tách trà dâm bụt hằng ngày làm giảm huyết áp ngang với việc dùng thuốc, kết luận của các nhà khoa học tại Trường đại học Tufts (Mỹ). Các chất phytochemical trong dâm bụt chịu trách nhiệm lớn trong việc giảm huyết áp.
Giảm bớt công việc. Làm hơn 41 tiếng đồng hồ mỗi tuần có nguy cơ khiến huyết áp tăng đến 15%, công bố của Trường đại học California (Mỹ) sau khi tiến hành khảo sát trên 24.205 người. Làm thêm giờ có thể gây cản trở giờ giấc cho việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh, Haiou Yang, tiến sĩ, tác giả chính của nghiên cứu phát biểu.
Thư giãn với âm nhạc. Nghe nhạc cũng là cách làm giảm huyết áp tốt hơn rất nhiều so với việc dùng thuốc. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Florence ở Ý, những giai điệu du dương có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái, giảm thiểu căng thẳng và sản sinh ra hormone hạ huyết áp.
Chữa chứng ngáy ngủ. Ngáy không ngừng trong khi ngủ là một trong những triệu chứng chính của hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Alabama (Mỹ) phát hiện ra rằng nhiều người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường có nồng độ cao của aldosterone, một loại hormone có thể gây tăng huyết áp. Trong thực tế, một nửa những người có hội chứng ngưng thở khi ngủ đều có huyết áp cao. Nếu bạn ngưng thở khi ngủ, tính mạng có thể gặp nhiều rủi ro. Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy hỏi bác sĩ để điều trị chứng ngáy ngủ nhằm làm giảm nồng độ aldosterone.
Bổ sung đậu nành. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ phát hiện ra rằng việc thay thế một số các carbohydrate trong chế độ ăn uống của bạn với các thực phẩm giàu protein trong đậu nành hoặc sữa, chẳng hạn như sữa ít chất béo, có thể làm giảm huyết áp.
Diễm Trinh
Theo TNO
Ăn dâu tây để giảm huyết áp Ăn dâu tây có thể làm giảm huyết áp bởi loại quả này giàu chất chống ô-xy hóa, đặc biệt tốt với các bà bầu. Trong một thử nghiệm của trường Đại học Bang Florida theo dõi 60 phụ nữ mãn kinh bị cao huyết áp ở mức nhẹ đến vừa phải, họ sẽ ăn một nắm dâu tây khô đông lạnh hoặc...