Phương pháp điều trị Rubella ở phụ nữ mang thai
Việc điều trị Rubella ở phụ nữ mang thai là việc làm cần thiết, dứt điểm. Do mang thai bị rubella vô cùng nguy hiểm, vì tỷ lệ trẻ sơ sinh khi chào đời bị nhiễm virus từ người mẹ lên tới 90%.
Virus Rubella có thể vượt qua được hàng rào nhau thai, xâm nhập vào bào thai và tác động tới quá trình phát triển của thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chính vì thế, bà bầu mắc bệnh Rubella là vô cùng nguy hiểm, cần sớm phát hiện và chữa trị căn bệnh này kịp thời.
1. Bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai
Khi mắc bệnh Rubella, phụ nữ mang thai ban đầu cũng sẽ có những biểu hiện giống như bệnh nhân Rubella thông thường. Những dấu hiệu trên cơ thể họ sẽ tương tự với bệnh cảm cúm.
Cụ thể như sau:
- Bệnh nhân cảm thấy đau họng, rát họng, đôi khi kèm theo ho nhẹ.
- Hay bị chảy nước mắt. Mắt đỏ và sưng do viêm nhẹ.
- Chảy nước mũi trong, lỏng như nước. Dần dần nước mũi sẽ sánh lại gây tắc mũi, nghẹt mũi, khó thở.
- Nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng dần lên, ban đầu chỉ có thể hơi tăng nhiệt độ một chút (nhất là ở vùng trán, tay chân,…) sau đó khắp cơ thể sẽ nóng dần lên và bốc sốt, thậm chí sốt rất cao. Khi đo nhiệt độ, có những bệnh nhân sốt đến 38.5 độ. Quá trình sốt này sẽ diễn ra trong vài ngày.
- Đau nhức đầu và đau cơ, đau khớp. Với phụ nữ mang thai, những cơn đau đầu sẽ diễn ra liên tục và dai dẳng hơn người bệnh thường.
Biểu hiện ban đầu của Bệnh Rubella khá giống với cảm cúm khiến nhiều thai phụ chủ quan – Ảnh: Internet
- Trên da lúc này sẽ nổi lên những vết mẩn nhỏ li ti màu hồng hoặc đỏ. Ban có dang hình bầu dục hoặc hình tròn với đường kính dao động từ 1-2 mm. Tuy nhiên, ban Rubella sẽ mọc riêng rẽ hoặc theo từng mảng chứ không tuần tự như ban sởi.
Video đang HOT
- Lúc đầu, những nốt ban này chỉ xuất hiện trên đầu và mặt, rồi từ từ lan rộng ra toàn thân. Ban sẽ phát ra trong ba ngày rồi biến mất dần. Đây cũng chính là lý do mà bệnh Rubella còn có tên gọi khác là Sởi 3 ngày.
- Sau khi phát ban, người bệnh sẽ bắt đầu bị đau và sưng ở các hạch bạch huyết. Hiện tượng này có thể kéo dài trên một tuần, sau khi những nốt ban trên cơ thể biến mất thì sưng và đau bạch huyết vẫn còn.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thai phụ sẽ không có triệu chứng của bệnh Rubella rõ ràng. Chính vì vậy, ngay khi nghi ngờ mình đã nhiễm virus Rubella, người mẹ nên đến các các cơ sở y tế ngay lập tức, để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến em bé.
2. Phương pháp điều trị bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai
Y học ngày nay chưa có thuốc điều trị triệt để bệnh Rubella. Vì thế, các y bác sĩ vẫn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, giảm những triệu chứng nguy hiểm cho thai phụ mắc bệnh rubella.
2.1. Điều trị rubella ở phụ nữ mang thai qua từng giai đoạn cụ thể
Trước hết, bác sĩ cần xem xét về thời gian mang thai của bệnh nhân và đưa ra cách điều trị tốt nhất.
- Trường hợp bệnh nhân đang có thai 3 tháng đầu:
Khi đã chẩn đoán chắc chắn thai phụ đã bị mắc bệnh Rubella, bác sĩ cần tư vấn đình chỉ thai nghén.
- Trường hợp bệnh nhân đang có thai từ 13 đến 18 tuần:
Lúc này, thai nhi đã lớn hơn, cần tư vấn chọc ối để xét nghiệm chẩn đoán xác định.
Khi có kết quả, nếu như dướng tính (virus Rubella được tìm thấy trong nước ối), cần tư vấn với người mẹ về việc đình chỉ thai để tránh ảnh hưởng đến con, vì nguy cơ con bị rubella bẩm sinh là rất cao. Nếu kết quả âm tinh cần tiếp tục theo dõi và xét nghiệm thêm vào lần tiếp theo.
- Trường hợp bệnh nhân đang có thai trên 18 tuần:
Đây là thời điểm thai nhi đã gần như đã hình thành hoàn toàn, nguy cơ em bé khi sinh ra bị Rubella bẩm sinh là rất thấp. Mẹ mang thai bị rueblle lúc này chỉ cần tập trung điều trị cho sớm khỏe lại và theo dõi thai kỳ bình thường.
Lưu ý: Khi mẹ bầu mắc Rubella mà không muốn chấm dứt thai kỳ, sẽ được các bác sĩ sẽ tiêm kháng thể globulin. Đây tuy là một loại siêu miễn dịch nhưng chỉ có thể hạn chế nguy cơ mắc các dị tật ở một mức độ nào đấy. Tuy nhiên, kháng thể globulin không hoàn toàn bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng.
2.2. Các bước điều trị bệnh Rubella cho bà bầu
Vì các biến chứng của bệnh Rubella ban đầu gần giống như cảm cúm nên bác sĩ cần thực hiện các biện pháp như giảm đau, hạ nhiệt cho bệnh nhân bằng thuốc để đề phòng bội nhiễm do viêm đường hô hấp.
Các bác sĩ cần kê thuốc để bệnh nhân giảm đau nhức, ngứa ngáy khi mắc Rubella -Ảnh: Internet
- Phòng bệnh của thai phụ mắc bệnh lúc này nên ở nơi có nhiều ánh sáng, tránh gió, tránh ẩm thấp.
- Mẹ bầu cần chú ý ăn uống đủ chất để nâng cao đề kháng, sớm hồi phục. Chú ý ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, món canh, món hầm,… để dễ hấp thụ và bớt đau.
- Tăng cường ăn nhiều, uống nước hoa quả giàu vitamin, nhất là vitamin C như bưởi, cam, chanh.
Rubella ở phụ nữ mang thai hay người mắc bệnh rubella trong giai đoạn phát ban tuy kiêng nước, kiêng tắm nhưng vẫn phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ như lau nước ấm, thay quần áo (nhất là đồ lót), khăn tay, khăn mặt,…. hằng ngày. Tránh để những vi khuẩn khác có cơ hội xâm nhập vào vùng da đang bị tổn thương, gây lở loét, viêm nhiễm thêm.
Nếu người bệnh cảm thấy ngứa rát hay khó chịu, bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc kem bôi để làm dịu da.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh Rubella khi mang thai là tiêm vaccine phòng ngừa rubella trước khi có ý định mang thai ít nhất 4 tuần. Nếu chưa kịp tiêm mà đã có bầu và mắc bệnh, thai phụ cần hết sức thận trọng, tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của các y, bác sĩ để bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé tốt nhất trong suốt thai kỳ.
Thói quen ngồi vắt chéo chân có thể gây tê liệt thần kinh
Tư thế ngồi phổ biến và được nhiều người ưa chuộng này thực chất ẩn chứa nhiều tác hại không ngờ đến vóc dáng và sức khỏe.
Tư thế ngồi thường được hình thành từ thói quen và sự thoải mái. Tuy vậy, một kiểu ngồi phổ biến như vắt chéo chân tưởng chừng vô hại cũng ẩn chứa nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Trong mọi trường hợp, ngồi thẳng lưng và xếp chân ngay ngắn luôn là lựa chọn đúng đắn.
Dưới đây là một số tác hại khôn lường của việc ngồi bắt chéo chân, giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao chọn tư thế ngồi chính xác lại là điều cực kỳ quan trọng.
1. Có thể gây tê liệt thần kinh
Duy trì kiểu ngồi này trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh. Người ngồi sẽ gặp khó khăn trong việc nhấc hay di chuyển chân, gặp phải các cơn tê cơ. Trong trường hợp nặng, người ngồi còn có thể bị tổn thương dây thần kinh xương chậu.
2. Nguy cơ dẫn đến huyết áp cao
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, ngồi vắt chéo chân với đầu gối làm tăng huyết áp đáng kể. Đáng chú ý là, nếu bắt chéo chân ở vùng cổ chân thì hiện tượng tương tự với huyết áp không xảy ra. của bạn. Bên cạnh đó, những đợt tăng huyết áp đột biến này nếu có thì cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, nếu là người có vấn đề về huyết áp thì đây là thói quen nên tránh xa hoàn toàn.
3. Hình thành tư thế xấu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngồi khoanh chân lâu hơn 3 giờ mỗi ngày có thể khiến vai và xương chậu bị nghiêng sang một bên, cũng như khiến đầu hướng về phía trước nhiều hơn. Thói quen này còn có thể làm lệch cột sống, hình thành tư thế xấu, kéo theo đó là hiện tượng đau và cứng các cơ.
4. Gây đau khớp
Bắt chéo chân không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tư thế chung của cơ thể mà còn có thể gây đau khớp. Hành động này có thể gây nên những cơn đau ở vùng cổ, xương chậu, lưng dưới và đầu gối. Những người bị đau đầu gối càng nên đặc biệt hạn chế kiểu ngồi này.
5. Dễ dẫn đến sưng mắt cá chân ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai cần tránh bắt chéo chân nhiều nhất có thể. Tư thế này không ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên lại có thể gây sưng mắt cá chân và chuột rút ở chân người mẹ. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng tương tự nào, hãy khắc phục bằng cách thử ngồi với cả hai chân trên sàn hoặc nâng chân lên.
Một số tác dụng phụ sau tiêm vắc xin có thể do từng mắc COVID-19 Theo một nghiên cứu mới tại Vương quốc Anh, những người gặp phải các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 (như sưng hạch bạch huyết) trước đó có thể đã bị nhiễm COVID-19. Các tác dụng phụ thường gặp như sốt, mệt mỏi, đau cơ và đau khớp cũng phổ biến hơn ở những người đã từng bị nhiễm COVID-19 trước...