Phương pháp chữa ngộ độc thực phẩm bằng thực phẩm sẵn có
Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia… Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người.
Phương pháp chữa ngộ độc thực phẩm bằng thực phẩm sẵn có
Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ biểu hiện như sau: Đau bụng quằn quại, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu. Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng như: Tiêu chảy ra máu; ấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh; trụy tim mạch; và sốc nhiễm khuẩn.
Gừng
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và cảm giác khó chịu. Một cốc trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bạn tránh bị vi khuẩn tấn công. Bạn có thể ngậm vài lát gừng trong miệng, cách này sẽ giúp chữa triệu chứng buồn nôn.
Phương pháp chữa ngộ độc thực phẩm bằng thực phẩm sẵn có
Chanh
Để tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chanh là một bài thuốc tốt. Các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống vi-rút của chanh giúp bạn giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể pha nước chanh ấm và uống dần. Nó sẽ làm sạch cơ thể bạn.
Video đang HOT
Để nhanh chóng giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, hãy sử dụng giấm táo. Nhờ tác dụng kiềm hóa, giấm táo có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày. Pha hai thìa giấm táo vào cốc nước nóng và uống trước khi ăn.
Chuối
Vì chuối là nguồn kali phong phú, nó có tác dụng chữa buồn nôn và nôn. Bên cạnh đó, thời điểm này bạn cũng cần những thực phẩm dễ tiêu hóa như vậy. Hãy ăn chuối để phục hồi năng lượng.
Tỏi
Nhờ tính chống vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, tỏi là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm. Bằng cách ăn một nhánh tỏi mỗi ngày khi đang đói, bạn sẽ giảm các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.
Sữa lạnh không chỉ giúp làm dịu dạ dày đang bị rối loạn mà còn giảm nôn và cảm giác buồn nôn.
Táo
Táo có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng. Hãy gọt vỏ táo trước khi ăn.
Mật ong có nhiều lợi ích với dạ dày. Nó có tính chống vi khuẩn và chống nấm, có thể chống khó tiêu, cải thiện khả năng tiêu hóa. Bạn có thể uống một thìa cà phê mật ong mỗi ngày khi đói hoặc uống trà mật ong.
Trà bạc hà
Trà bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng co thắt trong ngộ độc thực phẩm. Uống từng ngụm nhỏ và nó sẽ có tác dụng thư giãn các dây thần kinh và cơ thể.
Nước hầm gà
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần những thực phẩm như vậy để phục hồi năng lượng, duy trì nước trong cơ thể.
Minh Anh
Theo thoidai.com.vn
Rửa thực phẩm bằng nước muối, có đảm bảo an toàn tuyệt đối?
Rửa rau xanh hoặc quả tươi bằng nước muối chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn... còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch.
Rau quả tươi có nhiều nước, có men, có các chất dinh dưỡng, là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển và men dễ hoạt động, vì thế chúng rất dễ bị hư hỏng. Đồng thời, hiện nay rau củ quả còn có nguy cơ rất cao tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), chất bảo quản. Vì thế đối với người tiêu dùng, ngoài việc lựa chọn thực phẩm, bước sơ chế cực kỳ quan trọng để tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Nước muối có giúp rau, củ, quả sạch vi khuẩn hoàn toàn
Rửa rau là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và tiêu thụ. Nhiều bà nội trợ tin rằng để loại bỏ hết vi khuẩn cũng như thuốc bảo vệ thực phẩm chỉ cần ngâm nước muối, pha thuốc tím để làm sạch...
Nhiều người tin rằng, ngâm nước muối sẽ diệt hết vi khuẩn trong thực phẩm. Ảnh: Internet
Song VFA khẳng định nếu sử dụng phương pháp này, rau xanh hoặc quả tươi chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn...còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất để tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi.
Vì vậy cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch chảy mạnh, cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội. Các loại rau có lá nhỏ thì phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Quả tươi thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn nên gọt vỏ.
Rửa rau đúng cách như thế nào?
Thông tin từ VFA cho hay, rửa rau củ quả đúng cách trước hết phải đảm bảo nước dùng để rửa phải sạch, rửa dưới vòi nước chảy từ 3 nước trở lên. Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra lưu ý tùy vào từng loại rau ta áp dụng khác nhau. Nếu là cọng rau lá to như cải xanh, xà lách... thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề mặt kia rửa tương tự như vậy. Sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước. Nếu là rau cọng nhỏ: như cải xoong, rau muống...thì để vào thau rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất cũng phải thay năm, sáu nước như vậy. Cần thiết cuối cùng mới ngâm nước muối hoặc sục trong nước ozon.
Rửa rau dưới vòi nước sạch vẫn là cách hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Ảnh: Internet
Ngoài ra khi mua rau, củ quả tươi về, dù là thực phẩm sạch bán ở các siêu thị, bà nội trợ vẫn phải rửa thật sạch, tốt nhất là rửa từng lá rau dưới vòi nước chảy nhiều lần để vi khuẩn, trứng ký sinh trùng và hoá chất còn bám trên rau trôi đi trước khi sử dụng. Muốn tránh nhiễm ký sinh trùng, các bà nội trợ nên rửa rau sạch trước khi chế biến. Dù đã xử lý cẩn thận như trên nhưng muốn thật an toàn, theo VFA người tiêu dùng vẫn nên đun nấu chín thức ăn kỹ càng, hạn chế ăn sống nếu nguồn rau không đảm bảo.
Cục cũng khuyến khích, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay, các nhà hàng, quán ăn lớn có điều kiện nên rửa rau ăn sống bằng nước ozôn với nồng độ cao.
NGUYÊN HÀ
Theo Pháp Luật
Những chàng trai cảm tử Mỹ thử thức ăn bẩn suốt 5 năm Nhóm "The Poison Squad" có nhiệm vụ ăn thực phẩm chứa chất phụ gia như hàn the, formol... hàng ngày để xem tác động đến sức khỏe thế nào. Theo Atlasobscura, tại Mỹ vào những năm cuối thế kỷ 19, thực phẩm được sản xuất hàng loạt để xuất khẩu, vì vậy các quy định về an toàn thực phẩm bị thả lỏng,...