Phúc thẩm vụ tham nhũng tại Vifon, Bộ Công Thương tiếp tục xin vắng mặt
Sáng nay (12.5), Tòa phúc thẩm – TAND Tối cao tại TPHCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ tiêu cực tại Cty CP kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon). Trong phiên phúc thẩm này, đại diện nguyên đơn dân sự là Bộ Công Thương tiếp tục có đơn xin vắng mặt.
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm.
Trước đó, ngày 24.3, phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng đã phải hoãn lại vì sự vắng mặt của bị cáo Nguyễn Bi – nguyên chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc công ty Vifon.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền bị HĐXX tuyên phạt 20 năm tù về tội “tham ô tài sản”; 15 năm tù về tội “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù. Ngoài ra, bị cáo này còn phải bồi thường cho Bộ Công Thương số tiền 9,8 tỷ đồng; công ty Vifon số tiền 1,379 tỉ đồng.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Bi bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; 7 năm tù về tội “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, tổng hợp hình phạt là 22 năm tù. Ngoài án tù, bị cáo Bi còn buộc phải bồi thường cho Vifon số tiền 2,2 tỉ đồng.
Nguyên Kế toán trưởng Vifon – bị cáo Đàm Tú Liên bị phạt 8 năm tù; nguyên Kế toán thanh toán bị cáo Dương Thị Mẫn bị phạt 7 năm tù; Ka Thị Thu Hồng bị phạt 7 năm tù đều với tội “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, các bị cáo trên đã làm đơn kháng cáo. Trong đó, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền kháng cáo kêu oan, đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm về cả hai tội danh mà mình bị buộc tội.
Do đại diện Bộ Công Thương là nguyên đơn dân sự trong vụ án này có đơn xin vắng mặt tại nên các luật sư đề nghị HĐXX xem xét hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, sau khi hội ý, HĐXX vẫn cho tiếp tục phiên tòa với lý do sự vắng mặt của nguyên đơn dân sự không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử trong phiên phúc thẩm này.
Theo theo hồ sơ vụ án, Công ty Vifon được thành lập năm 1993, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập. Từ 2002 – 2006, là giai đoạn cổ phần hóa nên các bị cáo Thanh Huyền và Nguyễn Bi đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc chỉ đạo, thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn vốn, lấy tiền của Nhà nước và cổ đông để đưa vào huy động vốn cá nhân rồi sau đó rút ra chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Nhà nước và các cổ đông số tiền 18,2 tỷ đồng.
Theo lịch, phiên phúc thẩm vụ án này sẽ kéo dài trong khoản thời gian 5 ngày (12 đến 16.5).
Theo Laodong
Nguyên Tổng giám đốc Vifon lãnh 22 năm tù
Ngày 27.11, Hội đồng xét xử sơ thẩm của TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Vifon) 22 năm tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo tại tòa hôm qua - Ảnh: Lê Nga
Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó tổng giám đốc Vifon) 30 năm tù về tội "tham ô tài sản" và "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo: Đàm Tú Liên (nguyên kế toán trưởng) 8 năm tù; bị cáo Dương Thị Mẫn (nguyên kế toán thanh toán) 7 năm tù và bị cáo Ka Thị Thu Hồng (nguyên thủ quỹ Vifon) 7 năm tù, cùng về tội "cố ý làm trái...". Ngoài ra, HĐXX tuyên buộc Huyền phải bồi thường cho Bộ Công thương 9,8 tỉ đồng và bồi thường cho Công ty Vifon 1,37 tỉ đồng. Bị cáo Bi bồi thường cho Vifon 2,3 tỉ đồng.
Theo HĐXX, Công ty Vifon tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, sau đó bán 49% cổ phần cho tư nhân và tiến hành cổ phần hóa. Hành vi "tham ô" của Huyền và "cố ý làm trái..." của các bị cáo trong vụ án bị cáo trạng cáo buộc là đúng người đúng tội vì xảy ra vào thời điểm Vifon có 100% và 51% vốn nhà nước. Trong phần bào chữa, các luật sư băn khoăn về nguyên đơn dân sự trong vụ án từ chối yêu cầu bồi thường và vấn đề giám định thiệt hại, nhưng theo HĐXX, Bộ Công thương là cơ quan chủ quản của Vifon và là chủ sở hữu tài sản trong Công ty Vifon thời kỳ còn vốn nhà nước. Vì vậy, theo quy định của pháp luật Bộ Công thương là nguyên đơn dân sự. Đồng thời, Bộ Tài chính không phải là nguyên đơn dân sự nên việc bộ này cử người làm giám định vụ án không vi phạm tố tụng.
HĐXX nhận định, Huyền có vai trò là người chủ mưu, bị cáo đã lợi dụng chức vụ quyền hạn nhiều lần chỉ đạo cho cấp dưới lập các chứng từ giả thu, giả chi, tráo tài khoản, hạch toán sai tài khoản, sai nguồn vốn, mạo danh người nhận tiền ở 4 khoản tiền khác nhau từ năm 2003 đến 2004, để chiếm đoạt 9,893 tỉ đồng khi công ty này còn vốn nhà nước. Với thủ đoạn tương tự, khi Vifon được cổ phần hóa, Huyền đã nhiều lần chỉ đạo phòng kế toán lập thủ tục chiếm đoạt 3,5 tỉ đồng, trong đó chuyển cho Bi gần 2,3 tỉ đồng vào tài khoản của con rể Bi.
Đối với bị cáo Nguyễn Bi, HĐXX kết luận, bị cáo chỉ đạo Huyền chia thưởng trái phép 290.000 USD (hơn 4,7 tỉ đồng) là số tiền từ quỹ khen thưởng của công ty cho bản thân và 6 cán bộ lãnh đạo trong khi số tiền này là của tập thể cán bộ nhân viên toàn công ty. Bi cũng ký quyết định chi thưởng khống hơn 3,5 tỉ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước tổng cộng hơn 8,2 tỉ đồng.
Riêng ông Nguyễn Văn Bên (nguyên Phó tổng giám đốc công ty, sau này là Tổng giám đốc) đã có hành vi ký các chứng từ chi tiền mua cổ phần cho Bi, ký các chứng từ giả thu tiền huy động vốn, ký phiếu thu khống 200.000 USD, được chia thưởng trái nguyên tắc 50.000 USD... đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Mặc dù ông Bên là người làm đơn tố giác, tích cực cung cấp tài liệu cho cơ quan điều tra nhưng HĐXX nhận định đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ, không phải là tình tiết để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nên kiến nghị Viện KSND tối cao tiếp tục xem xét xử lý.
Theo TNO
Cựu quan chức Vifon bị đề nghị đến 30 năm tù Sau hơn 2 ngày xét hỏi, sáng 25.11, đại diện Viện KSND TP.HCM được ủy quyền giữ quyền công tố tại tòa đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án tham nhũng tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Công ty Vifon). Các bị cáo nghe đọc cáo...