Phức tạp phiếu bầu tại Mỹ
Cuối cùng, tôi đã nhận được lá phiếu bầu cử của mình. Có nghĩa, tôi có thể bỏ phiếu qua bưu điện. Tôi quyết định chọn hình thức này thay vì chờ đến đúng ngày tổng tuyển cử 6.11. Với một cốc càphê trên bàn ăn sáng, tôi đã sẵn sàng lựa chọn tổng thống mới của nước Mỹ.
Nghị sĩ, ủy viên giáo dục và “sáng kiến công dân”…
Hãy khoan! Tôi quên, chưa nói với các bạn rằng tại Colorado, cũng như nhiều bang khác, cử tri sẽ bỏ phiếu không chỉ để lựa chọn tổng thống, mà còn các gương mặt đại diện vào quốc hội, nghị viện và các ủy ban tại địa phương cũng như các dự thảo luật. Điều này khiến một phiếu bầu cử, nếu cần thiết, có thể dài đến 10 trang, với rất nhiều mục.
Trong lá phiếu của tôi, trang đầu tiên là phần lựa chọn các đại diện của bang Colorado vào Hạ viện Mỹ. Hạ nghị sĩ đương nhiệm là một nữ chính trị gia Đảng Dân chủ – người nhậm chức suốt từ năm 1996. Điều này khiến tôi có cảm giác bà không còn liên hệ chặt chẽ với người dân. Tuy nhiên, đối thủ Cộng hòa lại yếu về nhiều vấn đề. Vì vậy, tôi vẫn dành phiếu cho nghị sĩ Dân chủ.
Tiếp theo tôi bầu đại diện Ủy ban điều hành Đại học Colorado. Ủy ban này sẽ quyết định các vấn đề như mức học phí và tiêu chuẩn tốt nghiệp.
Giờ tôi sẽ đánh giá về 21 thẩm phán. Các thẩm phán bang thường do thống đốc bổ nhiệm trọn đời. Nhưng cứ mỗi 4 năm, các cử tri sẽ được thỉnh đạt xem liệu những thẩm phán đó có xứng đáng ở lại. Đây là cách mà một thẩm phán tồi có thể bị thay thế. Nhưng tôi thậm chí còn chẳng biết đến họ. Tôi không phải là một luật sư, và may mắn, chưa từng bị bắt. Vì vậy, tôi ủng hộ cả 21 người.
Video đang HOT
Chưa hết! Trang phiếu tiếp theo là về các dự luật. Được mô tả dưới cái tên “sáng kiến công dân”, đây là những ý kiến được khởi nguồn từ các doanh nghiệp, các nghiệp đoàn hay từ người dân thường. Nhưng để sáng kiến được đưa vào lá phiếu bầu cử, những người ủng hộ nó phải thu được đủ chữ ký hợp lệ của số lượng cử tri cần thiết trong bản kiến nghị. Tiểu bang Colorado sẽ không đánh giá đó là ý kiến tốt hay không. Quyền quyết định thuộc về cử tri!
Một lá phiếu bầu cử Mỹ 2012 qua đường bưu điện.
Hợp pháp hóa marijuana
Hai trong số sáng kiến công dân đề cập đến việc tăng thu nhập cho các trường tiểu học và trung học công. Khoản tiền này nhằm cải thiện chương trình giảng dạy, chi trả cho các trợ giảng và cải thiện phòng học. Các trường công tại Colorado nhận ngân sách từ nguồn thuế bất động sản. Có nghĩa, nếu đồng ý, tôi sẽ trả thêm 150USD tiền thuế này mỗi năm. Nhiều người – đặc biệt là những đối tượng không có con ở tuổi đến trường – kiến nghị các trường học phải chi tiêu tốt hơn với khoản ngân sách đã được nhận. Tôi không đồng tình. Giáo dục là một dạng đầu tư, càng nhiều tiền càng sinh lợi. Tôi ủng hộ trường học.
Một sáng kiến khác là hủy bỏ luật hiện hành về ngưỡng thu thuế tại Denver. Theo bộ luật hiện nay, bất cứ số tiền nào được thu quá ngưỡng nhất định sẽ được trả lại cho người đóng thuế. Liệu tôi có muốn nhận lại 140USD/năm, hay cứ để thành phố sử dụng khoản tiền 6 triệu USD/năm từ người đóng thuế (trong đó có tôi)? Denver cần tiền của tôi để giúp nó trở thành thành phố đáng sống. Tôi chọn “Đồng ý”.
Sáng kiến lạ kỳ nhất liên quan đến chất gây nghiện marijuana. Luật Liên bang Mỹ quy định marijuana là chất cấm. Nhưng Colorado lại có luật và các quy định cho phép kinh doanh đánh thuế marijuana như một dược phẩm trong hai năm qua. Colorado đã thu về 5 triệu USD và Denver có 3,4 triệu USD thu nhập thuế từ marijuana năm 2011. Giờ đây, những người ủng hộ muốn hợp pháp hóa marijuana cho mọi người, căn cứ vào độ tuổi và một số giới hạn khác. Và đây là lúc cử tri lên tiếng!
… rồi mới chọn tổng thống
Giờ mới là lúc tôi chọn lựa tổng thống mới. Trước hết, lá phiếu của tôi không chỉ có 2 ứng viên là Obama (Dân chủ) và Romney (Cộng hòa), mà tổng cộng có 16 gương mặt. Nhưng tôi chẳng biết tí gì về những ứng viên kia, ngoại trừ một người là diễn viên hài. Tôi nhận diện thêm 3 người từ các Đảng Xã hội, một thuộc Đảng Xanh và một là ứng viên Đảng Cộng sản.
Vì vậy, lựa chọn chính của tôi, cũng như nhiều cử tri Mỹ khác, vẫn xoay quanh 2 cái tên Obama hay Romney? Obama là thuyền trưởng điều hành “con tàu” nước Mỹ bị xoay trong cơn bão kinh tế. Có thể thấy, các “động cơ” chính sách tiền tệ, tài chính và kinh tế mà ông sử dụng để cứu con tàu cũng tương tự như cam kết của ứng viên đối lập Romney. Vấn đề chỉ là mức độ.
Với tôi, ông Romney đến từ, đại diện cho và có hiểu biết tốt hơn về một bộ phận cư dân xã hội Mỹ. Ông Obama cũng vậy, chỉ có điều là về bộ phận cư dân khác. Tôi nhìn lại những người ủng hộ ông Romney. Sau đó, tôi xem xét bộ phận ủng hộ nhiều sắc tộc, nhiều màu da hơn của Đảng Dân chủ. Cả hai bên đều đáng giá. Nhưng từ góc nhìn của một cử tri Mỹ trung lưu, tôi cho rằng phe ủng hộ ông Obama đại diện và hiểu biết tốt hơn về nước Mỹ. Và tôi khoanh vào phần lựa chọn tổng thống cái tên Barack Obama!
Liệu tôi sẽ vui mừng hay buồn bã khi kết quả của cuộc bầu cử được công bố ngày 7.11 (mùng 8.11 giờ Việt Nam). Thời gian sẽ trả lời!
Theo laodong
Chính sách của Mỹ với Việt Nam sẽ không đột biến
Ngày 6.11 (giờ Mỹ), cử tri Mỹ sẽ đi bầu tổng thống mới. Kết quả bầu cử sẽ rất sít sao. Các cuộc thăm dò dư luận cuối cùng đều đưa lại hình ảnh cân bằng giữa đương kim tổng thống Barack Obama thuộc Đảng Dân chủ và ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hoà Mitt Romney.
Cử tri Mỹ sẽ có sự lựa chọn rất khó khăn vì quan điểm và cương lĩnh tranh cử của hai ứng cử viên khác biệt nhau rất cơ bản, như thân thế và con đường công danh sự nghiệp cho tới nay của họ. Dù ai thắng cử thì cũng vẫn sẽ phải đối phó với sự phân cực cả trên chính trường và trong xã hội Mỹ.
Nếu tái cử, ông Obama sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại và an ninh đã triển khai thực hiện, bởi không thấy có lý do gì từ kết quả bầu cử khiến phải điều chỉnh chính sách ấy. Nhưng nếu ông Romney thắng cử thì khả năng thay đổi cơ bản cả chính sách đối ngoại và an ninh không thể bị loại trừ. Ông Romney vốn không phải người có kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết sâu sắc về đối ngoại, lại không ở vị trí của người phải triển khai thực hiện và xử lý tình huống cụ thể.
Cho nên quan điểm chính sách của ông Romney về đối ngoại và an ninh được thể hiện vẫn rất chung chung và mơ hồ, duy ý chí nhiều hơn là thực tế và khả thi. Đối ngoại và an ninh lại không phải là ưu tiên quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ.
Vì vậy, nếu thắng cử thì trong thời kỳ đầu không phải ngắn, ông Romney chưa thể có được điều chỉnh cơ bản chính sách đối ngoại và an ninh. Từ đó có thể thấy, dù ai thắng cử ở Mỹ thì chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới sẽ ít thay đổi và đột biến
Theo laodong
Cử tri gốc Việt tại Houston đi bầu cử sớm Tại tiểu bang Texas, các cuộc bầu cử sớm diễn ra từ 22.10 đến 2.11. Báo cáo chính thức của tiểu bang Texas cho biết, chỉ trong 4 ngày đầu tiên, số người đi bầu sớm hoặc bầu cử qua thư, bưu điện, đã lên tới 1.187.790 người tại 15 quận, hạt lớn nhất tại Texas. Cử tri đi bỏ phiếu sớm. Ảnh:...